YOMEDIA

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017 Sở GD&ĐT Nam Định

Tải về
 
NONE

Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017 của Sở GD&ĐT Nam Định đã được Học247 tổng hợp. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo cho kì thi tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt và đạt được kết quả cao.

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH                                           KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018 

                                                                                                    Môn: Ngữ Văn – LỚP 9

                                                                                             Thời gian 90 phút (không kể giao đề)

 

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài.

Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?

A. Một        B. Hai          C. Ba         D. Bốn

Câu 2: Trong các từ “Xuân” sau đây (trích “Truyện kiều” – Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?

A. Trước lầu ngưng bích khóa xuân

B. Làn thu thủy nét xuân sơn

C. Ngày xuân con én đưa thoi

D. Chị em sắm sửa bộ hàng chơi xuân

Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

A. Tiếng Pháp.                        B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Hán.                           D. Tiếng Nga.

Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là…:

A. nói móc.              B. nói leo.               C. nói mát.                  D. nói hớt.

Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”?

A. Phong lưu.                         B. Phong kiến.

C. Cuồng phong.                   D. Tiền phong.

Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá?

A. Chưa ăn đã hết.                  B. Đứt từng khúc ruột.

C. Một tấc đến trời.                D. Sợ vã mồ hôi.

Câu 7: Câu “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn.         B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán.        D. Câu trần thuật.

Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất.        B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm lịch sự.         D. Phương châm quan hệ.

II. Đọc hiểu văn bản (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Qua doạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?

“Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”

Câu 4:

Từ đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa dân tộc?

III. Tập làm văn (5.5 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 2: (3.5 điểm)

Hãy kể một kỉ niệm sâu săc nhất của em với thầy (cô) giáo cũ mà em nhớ mãi.

 

--------HẾT--------

 

GỢI Ý LÀM BÀI

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô giáo, về bạn bè của mình, những kỉ niệm đó được xen lẫn với những cảm xúc buồn vui được khắc sâu trong tâm trí mỗi người.Riêng em cũng vậy, em cũng có một kỉ niệm không thể nào quên, kỉ niệm sâu sắc với cô giáo đáng kính của em.

Năm ấy, khi em học lớp 9 đó là năm cuối cấp và cũng là năm học rất quan trọng khi phải đứng trước ngưỡng cửa sắp sửa bước vào trường THPT. Hằng năm, trường thường tổ chức cho học sinh lớp 9 thi học sinh giỏi các môn văn hóa. Em cũng thấy mình có khả năng, muốn thử sức mình vì vậy đã mạnh dạn đăng kí tham gia thi môn lịch sử. Đây là môn học mà 5 năm học em thường rất lười học. Khi đó em đã được gặp cô, đây là một người cô mà em đã thầm ngưỡng mộ và kính yêu từ rất lâu. Cô tên là Mai Anh, hiện tại cô được nhận trách nhiệm từ phía nhà trường là làm giáo viên bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi môn  Lịch Sử khối lớp 9. Cô có dáng người nhỏ nhắn, làn da trắng, mặt cô hình trái xoan, đặc biệt là đôi môi của cô được tô điểm với màu cam tươi phù hợp với khuôn mặt và lúc nào cũng tươi cười thân thiện với học sinh và đồng nghiệp, cả khuôn mặt cô toát lên đầy vẻ hiền dịu, rạng rỡ.

Cô luôn luôn chủ động giúp đỡ, ân cần với chúng em rất nhiều trong việc học tập và ôn luyện để đi thi học sinh giỏi. Cô luôn lên lớp với một tinh thần thoải mái điều đó đã góp phần tạo cho chúng em những tiết học sôi nổi, kích thích tính tò mò muốn được khám phá nhiều hơn về kho tàng lịch sử phong phú của Việt Nam và nhân loại, dễ dàng giúp chúng em tiếp thu kiến thức.

Em khi đó còn là một cô bé rất hay chủ quan về học tập, luôn cho mình là học được, rồi tỏ ra bất cần những lời khuyên ,tự cho mình đã biết, thành thạo mọi thứ. Nên em đã phạm một sai lầm to lớn đó là thay vì ngồi ở nhà làm đề và bài tập cô giáo để ôn thi thì em lại đi chơi nên khi đến hạn chót em làm bài tập qua loa. Kết quả là kì thi học sinh giỏi cấp thành phố em đã đạt được điểm thấp so với mục tiêu của bản thân mình, một số điểm em không bao giờ tưởng tượng được nó gây xấu hổ với bạn bè cùng thi, báo tin về gia đình,  em chán nản, tràn thất vọng. Nhưng một tin rất may mắn đến với em lúc đó là em vẫn lọt được tham gia vòng thi cấp tỉnh, điều đó đúng nghĩa  như là một lời cảnh tỉnh cho em, em khôi phục quyết tâm cao độ của mình,cộng với sự chỉ bảo vô cùng tận tụy, đầy tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ sau, em đã cải thiện lên, chịu khó thu thập kiến thức, ôn bài hàng ngày, hạ bớt áp lực sau mỗi buổi học bằng cách đi ăn kem, đi chơi cùng cô sau giờ học,  chỉ trong mấy ngày trước kì thì một thời gian không quá dài em đã bớt được áp lực của sự mất tự tin lần thi trước, nhanh chóng trở lại đầy mạnh mẽ, với kiến thức vững hơn rất nhiều so với trước. Và kết quả đã tiến triển tốt, kì thi ấy đã đến, em đã vượt qua nó một cách dễ dàng, nhận tin đạt được giải, chưa cần biết là giải gì em đã vui mừng khôn tả, mừng vì bài học của cô em đã hấp thụ, mừng vì thời gian chăm chỉ, tập trung cao đúng như các cụ ta có nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,em cảm thấy môn sử khá là dễ,  dần yêu thích nó từ khi nào mà không biết, mừng vì em đã cải thiện được tính tự  cao, tìm được ra cách học đúng đắn cho bản thân.

Sau khoảng thời gian đó,Cô Mai Anh thấy được khả năng của em nên đã động viên em nên đi thi vào trường chuyên của thành phố với môn Lịch Sử, cô nói với em rằng bước chân vào ngôi trường này em sẽ có thể thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận, các quan điểm của em một cách tích cực, tiến bộ, là động lực để em nuôi dưỡng niềm yêu thích gắn bó đến mãi sau này, và được tiếp xúc với môi trường rèn luyện tích cực. sẽ giúp em phát triển tích cực được lực học của em.Nó sẽ là nơi thầy cô, để hướng dẫn em trên con đường nghiên cứu môn lịch sử tiếp những chặng còn lại. Nhưng đứng trước lời khuyên đó, em lại một lần nữa cảm thấy mình nhỏ bé, tự ti không biết làm cách nào mới có thể bước qua được cánh cổng trường chuyên cao quý, xa tầm với với em như vậy, em thổ lộ với cô điều em lo sợ rằng mình không học giỏi đều các môn đặc biệt là Toán, lí, Hóa, chỉ thấy năng lực cho phép học tốt được các môn còn lại. Trong đầu luôn băn khoăn với một câu hỏi “LIệu em có học được,  rồi thì đỗ được không?”.

Cô nghe hết một cách chăm chú, cẩn thận chỉ ra giúp em em cần gì, hỏi em có cần giúp ôn các môn khác cùng cô vào những tháng sắp sửa bước sang cánh cửa THPT giống như bao bạn bè lớp 9 giống em phải trải qua, cô cùng trò đã quyết tâm, khôi phục cho em chỗ hổng  căn bản, tìm người giúp em chỗ quá khó, em cảm ơn cô rất nhiều, em đã tự tin hơn qua từng ngày, nhất là những ngày cuối cấp trung học cơ sở này.

Và cuối cùng, sau nhiều ngày tháng học tập hết sức mình, cuối cùng em đã đỗ vào trường chuyên Thái Nguyên, đây là sự hạnh phúc tột cùng, người đầu tiên em báo tin là mẹ, sau đó không ai khác là cô yêu quý. Cô chúc mừng em, khẳng định lại rằng em có thể làm tốt hơn nhiều nữa,… Đây có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất dành cho em vào khoảng thời gian đi học, đặc biệt là quãng đường  kết thúc cấp 2.

Sau này dù có như thế nào, bất cứ khi chán nản em nhớ về cô như là khôi phục lại niềm tin trong em, dù không biết có được một lần nữa học lại , hay gặp lại cô hay không, nhưng em vẫn luôn muốn giữ liên lạc với cô, em ghi tạc những hình ảnh cô giảng bài trên bục, đến bên cạnh giúp em, giọng nói thanh khiết của cô luôn tồn tại trong tâm trí em. Em thầm cảm ơn cô rất nhiều, vì cô đã mở cho em biết được còn có một con đường tươi sáng hơn mà em chưa bao giờ nghĩ được tới. Mong cô luôn có nhiều tâm huyết, sức khỏe để đưa đến những bài học về chuyên môn, cả về kiến thức cuộc sống, đến với với nhiều thế hệ học sinh như em sau này.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017, Sở GD&ĐT Nam Định. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017, Sở GD&ĐT Nam Định, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF