YOMEDIA

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017

Tải về
 
NONE

Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017 đã được Học247 tổng hợp. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo cho kì thi tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt và đạt được kết quả cao.

ADSENSE
YOMEDIA

KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ Văn – LỚP 7

Thời gian 90 phút (không kể giao đề)

 

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm

Câu 1. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong thời kì

A. trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.                B. đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.    D. kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Câu 2. Ở nước ta, bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là

A. hồi kèn xung trận.                          B. khúc ca khải hoàn.

C. áng thiên cổ hùng văn.                  D. bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên.

Câu 3. Trong các từ sau, từ láy là từ

A. đông đủ.       B. đông đặc.        C. đông đúc.         D. đông vui.

Câu 4. Từ ghép chính phụ là từ

A. Anh em.        B. Bác mẹ.          C. Tay chân.          D. Thân mẫu.

Câu 5. Từ có yếu tố tử đồng nghĩa tử trong bất tử là từ

A. hoàng tử.     B. lãng tử.            C. tử trận.              D. thiên tử.

Câu 6. Thành ngữ “một nắng hai sương” trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò ngữ pháp gì?

A. Chủ ngữ.     B. Vị ngữ.             C. Bổ ngữ.             D. Trạng ngữ.

Câu 7. Câu văn: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn mà tôi đã phấn đấu vươn lên giành được rất nhiều điểm cao, trong học tập đúng hay sai?

A. Đúng.                     B. Sai.

Câu 8. Phần thân bài của một văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học có nội dung chính là

A. kể lại nội dung của tác phẩm văn học đó.      

B. giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

C. trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. 

D. trình bày những ấn tượng chung về tác phẩm văn học đó.

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kĩ bài thơ và thực hiện yêu cầu

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Tập 1, trang 94 – NXB giáo dục năm 2015)

a. Hãy cho biết bài thơ trên có tên là gì? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Nêu tên một văn bản đã học cùng thể thơ đó.

b. Xác định một thành ngữ có trong bài thơ trên? Đặt câu với thành ngữ đó.

c. Cụm từ tấm lòng son ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

 

---------HẾT--------

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

– Yêu cầu:

Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.

– Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

D

C

D

C

B

B

C

 

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3.0 điểm)

* Học sinh trả lời được:

a. Hãy cho biết bài thơ trên có tên là gì? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Nêu tên một văn bản đã học cùng thể thơ đó.

– Bài thơ: Bánh trôi nước.

– Tác giả: Hồ Xuân Hương.

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

– Nêu đúng một văn bản cùng thể thơ.

b. Xác định một thành ngữ có trong bài thơ trên? Đặt câu với thành ngữ đó.

Học sinh xác định được:

– Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm.

– Đặt đúng câu có sử dụng thành ngữ.

c. Cụm từ tấm lòng son ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

– Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến có long đong, lận đận, trôi nổi, bế tắc, tuyệt vọng… nhưng họ vẫn giữ phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung.

– Đây là lời khẳng định dõng dạc, dứt khoát về nét đẹp tươi sáng, thuần hậu của phụ nữ Việt Nam xưa mà ngày nay vẫn còn giá trị.

1,0 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

1,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

1,0 đ

0,5 đ

 

 

 

 

 

0,5 đ

 

Câu 2

 

(5,0 điểm)

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

* Yêu cầu chung:

– Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học.

– Nội dung: Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

– Hình thức:  Bố cục đầy đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.

* Yêu cầu cụ thể:  Bài làm cần đảm bảo các ý chính sau:

a) Mở bài:

* Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Bộc lộ cảm nghĩ của mình về bài thơ Tiếng gà trưa.

* Cách cho điểm:

+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu

+ Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa tốt

+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn

b) Thân bài:

     * Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật qua từng khổ thơ.

– Khổ 1: Tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân xa.

+ Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê từ bao đời nay. Nhưng với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm xao động nắng trưa và cả hồn người. Tiếng gà trưa giúp người lính trẻ xua tan bao mệt mỏi và gợi nhớ về tuổi thơ.

+ Điệp từ nghe làm cho giọng thơ thêm bồi hồi, tha thiết.

– Khổ 2, 3, 4, 5, 6: Những kỷ niệm tuổi thơ của người lính trẻ được gợi lên từ tiếng gà trưa.

+ Khổ 2: Hình ảnh đàn gà và những ổ trứng hồng đẹp như tranh vẽ.

+ Khổ 3: Kỉ niệm về bà- một lần xem gà đẻ bị bà mắng. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu thương và sự lo lắng cho cháu.

+ Khổ 4, 5: Hình ảnh người bà chắt chiu, dành từng quả trứng hồng lo cho cháu. Nhớ tới bà là nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la.

+ Khổ 6: Niềm vui của tuổi thơ khi được quần áo mới từ tiền bán gà của bà.

– Điệp ngữ tiếng gà trưa được nhắc lại nhiều lần, một âm thanh hiện hữu, đồng vọng gợi nhớ bao kỷ niệm một thơ bé. Tiếng gà trưa là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương thiết tha sâu nặng của người lính trong kháng chiến chống Mỹ.

– Khổ cuối: Những suy tư được gợi lên từ tiếng gà trưa

+ Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ.

+ Điệp từ vì nhấn mạnh nguyên nhân lên đường của người cháu. Tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương đất nước

– Khái quát về nghệ thuật và nội dung của bài thơ (Thể thơ năm chữ, hình ảnh bình dị, điệp ngữ; vẻ đẹp tươi sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước. Điều đó khiến cho người đọc xúc động…)

* Cách cho điểm:

+ Điểm 4,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.

+ Điểm 2,5 – 3,5: Cơ bản cảm nhận được theo yêu cầu.

+ Điểm 1 – 2: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn yếu.

+ Điểm 0: không làm hoặc làm sai hoàn toàn.

c) Kết bài: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về bài thơ… Sức sống của bài thơ.

* Cách cho điểm:

+ Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu.

+ Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa tốt.

+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.

5,0 đ

 

 

 

 

 

 

 

0,5 đ

 

 

 

 

 

4,0 đ

 

 

0,75 đ

 

 

 

 

1,25 đ

 

0,5 đ

 

 

 

 

 

 

 

1,0 đ

 

 

 

0,5

 

 

0,5 đ

 

 

 

 

 

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017 các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF