Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2016 bao gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, trong đó có 4 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận. Mong rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh, giúp các em ôn tập và chuẩn bị kiến thức thật tốt cho kì thi sắp đến.
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC - LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu
Câu 1. Trùng roi xanh là một tế bào có kích thước nhỏ nhất, khoảng:
A. 0,01 mm B. 0,02 mm C. 0,04 mm D. 0,05 mm
Câu 2. Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:
A. Trùng roi B. Trùng kiết lị C. Trùng Giày D. Trùng Biến hình
Câu 3. Số lớp tế bào trên cơ thể thủy tức là:
A. 1 lớp B. 2 lớp C.3 lớp D.4 lớp
Câu 4. Ruột của thủy tức thuộc dạng.
A. Ruột thẳng B. Ruột túi C. Ruột ống D. Ruột xoắn
II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Khi gặp điều kiện bất lợi, Trùng roi và một số động vật đơn bào thường có những hiện tượng gì để tồn tại?
Câu 2:(1,0 điểm)
Sự khác nhau giữa san hô và thủy túc trong sinh sản vô tính mọc chồi là gì?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày các bước mổ giun đất.
Câu 4: (3,0 điểm)
Giun tròn khác giun dẹp ở đặt điểm cơ bản nào?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Trả lời |
D |
B |
B |
B |
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
– Khi gặp điều kiện bất lợi, Trùng roi và một số động vật đơn bào thường có những hiện tượng “Kết bào xác" xảy ra như sau: Thoát bớt nước thừa, cơ thể thu nhỏ lại, hình thành vỏ bọc ngoài.
Câu 2: (1 điểm)
- Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn san hô.
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Cách xử lí: Rửa sạch đất ở cơ thể giun, làm giun chết trong hơi ête hay cồn loãng
b) Cách mổ:
Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc, chính giữa lưng và phía đuôi
Bước 3: Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
Câu 4 (3 điểm)
- Giun tròn khác với giun dẹp ở chỗ: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong đất ẩm và ki sinh ở cơ thể động vật, thực vật và người.
- Giun dẹp: cơ thể dẹp chúng kí sinh ở gan trâu, bò, chưa có khoang cơ thể và ống tiêu hóa chưa phân hóa.
Trên đây là Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh 7 - THCS Huỳnh Thúc Kháng năm 2016 có kèm đáp án. Hy vọng đề này giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập tốt hơn và chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao !
-- Mod Sinh học 247--