YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 10 chuyên năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt lần 2

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm nhiều kênh tài liệu để ôn tập hiệu quả Hoc247 xin giới thiệu Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 10 chuyên năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt lần 2 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

---------------

KIỂM TRA SINH 10 CHUYÊN LẦN 2

BÀI THI: SINH 10 CHUYÊN

(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ 1:

Câu 1: Ở động vật có vú, ôxi được vận chuyển theo máu đến cung cấp cho các mô, cơ quan dưới hai dạng: dạng hòa tan và dạng kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu. Khi đến mô, ôxi sẽ được chuyển vào trong tế bào bằng cách

A. khuếch tán qua lớp photpholipit kép.                

B. vận chuyển chủ động nhờ hoạt động bơm Na-K.

C. qua kênh prôtêin đặc hiệu.                                   

D. vận chuyển chủ động qua kênh aquaporin.

Câu 2: Tại ống thận, tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu (1,2g/l) nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Hiện tượng này được giải thích là do nhu cầu đường glucôzơ của cơ thể nên tế bào đã hấp thụ phân tử glucôzơ ngược chiều gradien nồng độ qua ……..(1)…….. và ……..(2)…….

Nội dung đúng với (1) và (2) là:

A. (1) - kênh protein xuyên màng; (2) - tiêu dùng năng lượng.

B. (1) - kênh protein xuyên màng; (2) - không tiêu dùng năng lượng.

C. (1) - lớp photpholipit kép; (2) - tiêu dùng năng lượng.

D. (1) - lớp photpholipit kép; (2) - không tiêu dùng năng lượng.

Câu 3: Bạch cầu bắt vi khuẩn bằng phương thức:

A. ẩm bào.                         B. xuất bào.                       C. thực bào.                       D. khuếch tán.

Câu 4: Căn cứ vào sự biến đổi của tế bào thực vật trong các loại môi trường, cho biết tế bào thực vật được đưa vào loại môi trường nào trong các trường hợp I, II và III? 

Câu trả lời đúng là:

A. I - môi trường ưu trương; II - môi trường đẳng trương; III - môi trường nhược trương.

B. I - môi trường nhược trương; II - môi trường đẳng trương; III - môi trường ưu trương.

C. I - môi trường ưu trương; II - môi trường nhược trương; III - môi trường đẳng trương.

D. I - môi trường đẳng trương; II - môi trường nhược trương; III - môi trường ưu trương.

Câu 5: Trong một thí nghiệm, một học sinh sử dụng một màng bán thấm nhân tạo ngăn cách hai dung dịch là dung dịch saccarôzơ 0,2M và dung dịch glucôzơ 0,2M. Màng chỉ cho phép nước thấm qua còn saccarôzơ và glucôzơ không thể thấm qua. Theo thời gian, các dung dịch sẽ bị biến đổi như thế nào? 

A. Không bị biến đổi vì cả 2 dung dịch đều là đẳng trương so với nhau.

B. Nước sẽ thấm vào dung dịch saccarôzơ vì phân tử saccarôzơ lớn hơn phân tử glucôzơ.

C. Nước sẽ đi ra khỏi dung dịch saccarôzơ vì phân tử saccarôzơ lớn hơn phân tử glucôzơ.

D. Dung dịch saccarôzơ là ưu trương nên sẽ thu nước vì tổng khối lượng của saccarôzơ là lơn hơn tổng khối lượng của glucôzơ.

Câu 6: Dạng năng lượng nào là chủ yếu nhất trong tế bào của cơ thể sống?

A. Hóa năng.                     B. Điện năng.                    C. Cơ năng.                        D. Nhiệt năng.

Câu 7: Cá đuối điện thuộc Bộ cá sụn (Toperdiniformes) được biết tới vì khả năng phát điện, với hiệu điện thế từ 8 đến 220 vôn, có thể dùng để làm bất tỉnh con mồi hay để tự vệ. Dòng điện của cá đuối điện đã được một thầy thuốc La Mã là Scribonius Largus ghi nhận có tác dụng chữa bệnh đau nhức đầu và gout. Ví dụ về cá đuối điện là ví dụ về khả năng chuyển hóa năng lượng nào sau đây của sinh vật?

A. Hóa năng trong các hợp chất hữu cơ được chuyển thành điện năng.

B. Năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong các hợp chất hữu cơ.

C. Hóa năng trong các hợp chất hữu cơ phức tạp thành nhiệt năng và động năng.

D. Hóa năng trong các hợp chất hữu cơ được chuyển thành quang năng.

Câu 8: Trong số các câu dưới đây, có bao nhiêu câu có nội dung đúng khi nói về enzim?

(1) Enzim có tính đặc thù đối với cơ chất mà chúng xúc tác;

(2) Trung tâm hoạt động của enzim là nơi mà cơ chất không liên kết;

(3) Tác động của enzim thể hiện bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng;

(4) Enzim hoạt động theo cơ chế tạo rào cản năng lượng giữa các chất;

(5) Khi xúc tác phản ứng enzim bị sử dụng hoàn toàn.

A. 1                                     B. 2                                     C. 3                                     D. 4

Câu 9: Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim như thế nào?

A. Hoạt tính của enzim không thay đổi.

B. Hoạt tính của enzim giảm dần và có thể mất hẳn hoạt tính.

C. Hoạt tính của enzim giảm.

D. Hoạt tính của enzim tăng lên có giới hạn.

Câu 10: Điều gì xảy ra khi cơ thể không có enzim hoặc enzim bị bất hoạt?

A. Cơ thể sử dụng các enzim khác thay thế để phân giải các chất tạo sản phẩm tương ứng.

B. Cơ chất không được phân giải và cơ thể thiếu các chất cần thiết nên dễ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng.

C. Cơ chất tích lũy gây độc cơ thể hoặc cơ chất được chuyển đổi theo con đường phụ tạo chất độc gây rối loạn chuyển hóa.

D. Cơ chất được phân giải bằng cách tổng hợp các chất khác mà không cần xúc tác của enzim.

Câu 11: Quá trình hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng:

A. phân giải chất vô cơ.                                              B. tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.

C. thuỷ phân các chất.                                                 D. ôxi hoá khử.

Câu 12: Trong một thí nghiệm chứng minh về nguồn gốc các sản phẩm được tạo ra trong hô hấp hiếu khí, một học sinh sử dụng glucôzơ có ôxi phóng xạ làm nguyên liệu của hô hấp. Sau thời gian thí nghiệm các nguyên tử ôxi phóng xạ được tìm thấy trong chất nào sau đây?

A. NADH.                          B. H2O.                               C. ATP.                              D. CO2.

Câu 13: Khi các phân tử prôtêin được sử dụng là nhiên liệu cho hô hấp tế bào thì các phân tử nào sau đây là sản phẩm thải?

A. Nhóm amin.                 B. Axit béo.                       C. Phân tử đường.             D. Phân tử lactat.

Câu 14: Nước có tính phân cực là do:

A. 1 phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi liên kết với 2 nguyên tử hidrô

B. liên kết giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị

C. đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi

D. liên kết giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết ion

Câu 15: Vai trò của nước đối với tế bào:

1. là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

2. đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong cơ thể.

3. dự trữ năng lượng cho tế bào.

4. là môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

5. giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

Chọn câu trả lời đúng:

A. 1; 2; 3; 4                       B. 1; 3; 4; 5                        C. 2; 3; 4; 5.                      D. 1; 2; 4; 5.

Câu 16: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các loại đường từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp:

A. glicôgen, galactôzơ, saccarôzơ.                            B. glicôgen, saccarôzơ, galactôzơ.

C. galactôzơ, saccarôzơ, glicôgen.                            D. galactôzơ, glicôgen, saccarôzơ.

Câu 17: Chức năng nào sau đây không phải của cacbohidrat ?

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể

C. Tham gia vào thành phần của axit nuclêic

D. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 18: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo.                          B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.

C. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.                           D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

Câu 19: Chức năng chính của mỡ là:

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.

C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.

D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.

Câu 20: Cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ

A. liên kết peptit.             B. liên kết hidrô.              

C. liên kết đisunphua.     D. liên kết cộng hóa trị.

Câu 21: Các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng có chức năng:

A. bảo vệ.                          B. thụ thể.                          C. vận động.                      D. vận chuyển.

Câu 22: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần

A. đường và nhóm phôtphat.                                      B. đường và bazơ nitơ.

C. nhóm phôtphat và bazơ nitơ.                                 D. đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ

Câu 23: Loại đường tham gia cấu tạo đơn phân của ARN là (I) và công thức của nó là (II). (I) và số (II) lần lượt là :

A. Đêôxiribôzơ; C5H10O4                                           

B. Glucôzơ; C6H12O6      

C. Fructôzơ; C6H12O6     

D. Ribôzơ; C5H10O5

Câu 24: Chức năng cơ bản của ADN là

A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.        B. trực tiếp tổng hợp prôtêin.

C. là thành phần cấu tạo của màng tế bào.               D. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 25: Một chuỗi pôlipeptit gồm 248 axitamin. Biết khối lượng trung bình của một axit amin tự do (khi chưa liên kết với nhau) là 110đvC và trong chuỗi pôlipeptit trên có 8 cầu nối đisunfua. Khối lượng của chuỗi pôlipeptit trên là:

A. 22818.                           B. 27280.                           C. 22826.                           D. 22800.

Câu 26: Cho một đoạn mạch có thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit như sau : 5’ TTGXXTAGGTT 3’. Đoạn mạch đơn nào sau đây sẽ là mạch bổ sung với mạch đã cho?

A. 3’ AAXGGTAXXAA 5’.                                        B. 3’AAXXTAGGXAA 5’.         

C. 5’ AAXGGATXXAA 3’.                                        D. 5’AAXXTAGGXAA 3’.

Câu 27: Một gen có chiều dài là 2142 A0, trên mạch thứ nhất có 165 timin và trên mỗi mạch đơn của gen đều có  số ađênin và số guanin bằng nhau. Số lượng A, T, G, X trên mạch thứ hai của gen lần lượt là :

A. 165, 165, 150, 150.     B. 150, 150, 165, 165.    

C. 150, 165, 150, 165.     D. 165, 150, 165, 150.

Câu 28: Hai gen có cùng chiều dài là 0,51µm. gen 1 có tích giữa T và loại bổ sung với nó là 9%. Gen 2 có tỷ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3. Số liên kết hydrô có trong gen 1, gen 2 lầ lượt là :

A. 3900 và 7200.              B. 3600 và 3900.              C. 3600 và 7800.              D. 7200 và 7800.

Câu 29: Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng hợp có chứa 15% uraxin và 20% guanin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN là:

A. 180U, 120A, 240G, 660X.                                     B. 360U, 840A, 480G, 720X.

C. 180U, 420A, 240G, 360X.                                     D. 180U, 570A, 240G, 210X.

Câu 30: Thuốc thử đặc trưng đối với tinh bột là dung dịch iôt trong kali iôtđua, hiện tượng quan sát được là:

A. tạo màu xanh tím.                                                   B. tạo màu xanh lá cây.

C. Tạo màu nâu đỏ.                                                      D. làm mất màu mẫu quan sát.

--------HẾT--------

ĐỀ 2:

Câu 1: Loại đường tham gia cấu tạo đơn phân của ARN là (I) và công thức của nó là (II). (I) và số (II) lần lượt là :

A. Đêôxiribôzơ; C5H10O4                                           

B. Fructôzơ; C6H12O6     

C. Ribôzơ; C5H10O5        

D. Glucôzơ; C6H12O6

Câu 2: Nước có tính phân cực là do:

A. đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi

B. liên kết giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết ion

C. liên kết giữa ôxi và hidrô trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị

D. 1 phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi liên kết với 2 nguyên tử hidrô

Câu 3: Bạch cầu bắt vi khuẩn bằng phương thức:

A. xuất bào.                       B. khuếch tán.                   C. thực bào.                       D. ẩm bào.

Câu 4: Dạng năng lượng nào là chủ yếu nhất trong tế bào của cơ thể sống?

A. Cơ năng.                       B. Nhiệt năng.                   C. Hóa năng.                     D. Điện năng.

Câu 5: Một chuỗi pôlipeptit gồm 248 axitamin. Biết khối lượng trung bình của một axit amin tự do (khi chưa liên kết với nhau) là 110đvC và trong chuỗi pôlipeptit trên có 8 cầu nối đisunfua. Khối lượng của chuỗi pôlipeptit trên là:

A. 22826.                           B. 27280.                           C. 22818.                           D. 22800.

Câu 6: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần

A. đường và nhóm phôtphat.                                      B. đường và bazơ nitơ.

C. đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ                     D. nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

Câu 7: Vai trò của nước đối với tế bào:

1. là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

2. đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong cơ thể.

3. dự trữ năng lượng cho tế bào.

4. là môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

5. giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

Chọn câu trả lời đúng:

A. 1; 3; 4; 5                       B. 1; 2; 4; 5.                       C. 2; 3; 4; 5.                      D. 1; 2; 3; 4

Câu 8: Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng hợp có chứa 15% uraxin và 20% guanin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN là:

A. 180U, 120A, 240G, 660X.                                     B. 360U, 840A, 480G, 720X.

C. 180U, 420A, 240G, 360X.                                     D. 180U, 570A, 240G, 210X.

Câu 9: Cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ

A. liên kết đisunphua.     B. liên kết hidrô.              

C. liên kết peptit.              D. liên kết cộng hóa trị.

Câu 10: Chức năng chính của mỡ là:

A. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.  

B. thành phần cấu tạo nên các bào quan.

C. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.              

D. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.

Câu 11: Cá đuối điện thuộc Bộ cá sụn (Toperdiniformes) được biết tới vì khả năng phát điện, với hiệu điện thế từ 8 đến 220 vôn, có thể dùng để làm bất tỉnh con mồi hay để tự vệ. Dòng điện của cá đuối điện đã được một thầy thuốc La Mã là Scribonius Largus ghi nhận có tác dụng chữa bệnh đau nhức đầu và gout.

Ví dụ về cá đuối điện là ví dụ về khả năng chuyển hóa năng lượng nào sau đây của sinh vật?

A. Hóa năng trong các hợp chất hữu cơ được chuyển thành điện năng.

B. Hóa năng trong các hợp chất hữu cơ phức tạp thành nhiệt năng và động năng.

C. Năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong các hợp chất hữu cơ.

D. Hóa năng trong các hợp chất hữu cơ được chuyển thành quang năng.

Câu 12: Chức năng nào sau đây không phải của cacbohidrat ?

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể

C. Tham gia vào thành phần của axit nuclêic

D. Kết hợp với prôtêin vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 13: Trong một thí nghiệm chứng minh về nguồn gốc các sản phẩm được tạo ra trong hô hấp hiếu khí, một học sinh sử dụng glucôzơ có ôxi phóng xạ làm nguyên liệu của hô hấp. Sau thời gian thí nghiệm các nguyên tử ôxi phóng xạ được tìm thấy trong chất nào sau đây?

A. H2O.                              B. ATP.                               C. CO2.                               D. NADH.

Câu 14: Trong số các câu dưới đây, có bao nhiêu câu có nội dung đúng khi nói về enzim?

(1) Enzim có tính đặc thù đối với cơ chất mà chúng xúc tác;

(2) Trung tâm hoạt động của enzim là nơi mà cơ chất không liên kết;

(3) Tác động của enzim thể hiện bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng;

(4) Enzim hoạt động theo cơ chế tạo rào cản năng lượng giữa các chất;

(5) Khi xúc tác phản ứng enzim bị sử dụng hoàn toàn.

A. 1                                     B. 2                                     C. 3                                     D. 4

Câu 15: Khi các phân tử prôtêin được sử dụng là nhiên liệu cho hô hấp tế bào thì các phân tử nào sau đây là sản phẩm thải?

A. Phân tử lactat.              B. Phân tử đường.             C. Nhóm amin.                  D. Axit béo.

Câu 16: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các loại đường từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp:

A. galactôzơ, saccarôzơ, glicôgen.

B. galactôzơ, glicôgen, saccarôzơ.

C. glicôgen, saccarôzơ, galactôzơ.

D. glicôgen, galactôzơ, saccarôzơ.

Câu 17: Tại ống thận, tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu (1,2g/l) nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Hiện tượng này được giải thích là do nhu cầu đường glucôzơ của cơ thể nên tế bào đã hấp thụ phân tử glucôzơ ngược chiều gradien nồng độ qua ……..(1)…….. và ……..(2)…….

Nội dung đúng với (1) và (2) là:

A. (1) - kênh protein xuyên màng; (2) - tiêu dùng năng lượng.

B. (1) - kênh protein xuyên màng; (2) - không tiêu dùng năng lượng.

C. (1) - lớp photpholipit kép; (2) - không tiêu dùng năng lượng.

D. (1) - lớp photpholipit kép; (2) - tiêu dùng năng lượng.

Câu 18: Căn cứ vào sự biến đổi của tế bào thực vật trong các loại môi trường, cho biết tế bào thực vật được đưa vào loại môi trường nào trong các trường hợp I, II và III? 

Câu trả lời đúng là:

A. I - môi trường đẳng trương; II - môi trường nhược trương; III - môi trường ưu trương.

B. I - môi trường nhược trương; II - môi trường đẳng trương; III - môi trường ưu trương.

C. I - môi trường ưu trương; II - môi trường đẳng trương; III - môi trường nhược trương.

D. I - môi trường ưu trương; II - môi trường nhược trương; III - môi trường đẳng trương.

Câu 19: Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim như thế nào?

A. Hoạt tính của enzim không thay đổi.

B. Hoạt tính của enzim giảm.

C. Hoạt tính của enzim giảm dần và có thể mất hẳn hoạt tính.

D. Hoạt tính của enzim tăng lên có giới hạn.

Câu 20: Trong một thí nghiệm, một học sinh sử dụng một màng bán thấm nhân tạo ngăn cách hai dung dịch là dung dịch saccarôzơ 0,2M và dung dịch glucôzơ 0,2M. Màng chỉ cho phép nước thấm qua còn saccarôzơ và glucôzơ không thể thấm qua. Theo thời gian, các dung dịch sẽ bị biến đổi như thế nào? 

A. Nước sẽ đi ra khỏi dung dịch saccarôzơ vì phân tử saccarôzơ lớn hơn phân tử glucôzơ.

B. Không bị biến đổi vì cả 2 dung dịch đều là đẳng trương so với nhau.

C. Dung dịch saccarôzơ là ưu trương nên sẽ thu nước vì tổng khối lượng của saccarôzơ là lơn hơn tổng khối lượng của glucôzơ.

D. Nước sẽ thấm vào dung dịch saccarôzơ vì phân tử saccarôzơ lớn hơn phân tử glucôzơ.

Câu 21: Quá trình hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng:

A. ôxi hoá khử.                                                             B. thuỷ phân các chất.

C. tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.                D. phân giải chất vô cơ.

Câu 22: Ở động vật có vú, ôxi được vận chuyển theo máu đến cung cấp cho các mô, cơ quan dưới hai dạng: dạng hòa tan và dạng kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu. Khi đến mô, ôxi sẽ được chuyển vào trong tế bào bằng cách

A. qua kênh prôtêin đặc hiệu.

B. vận chuyển chủ động nhờ hoạt động bơm Na-K.

C. khuếch tán qua lớp photpholipit kép.

D. vận chuyển chủ động qua kênh aquaporin.

Câu 23: Các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng có chức năng:

A. vận chuyển.                 B. vận động.                      C. bảo vệ.                          D. thụ thể.

Câu 24: Chức năng cơ bản của ADN là

A. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.       B. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.

C. là thành phần cấu tạo của màng tế bào.               D. trực tiếp tổng hợp prôtêin.

Câu 25: Một gen có chiều dài là 2142 A0, trên mạch thứ nhất có 165 timin và trên mỗi mạch đơn của gen đều có  số ađênin và số guanin bằng nhau. Số lượng A, T, G, X trên mạch thứ hai của gen lần lượt là :

A. 165, 165, 150, 150.     B. 150, 150, 165, 165.    

C. 165, 150, 165, 150.     D. 150, 165, 150, 165.

Câu 26: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.

C. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

D. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo.

Câu 27: Cho một đoạn mạch có thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit như sau : 5’ TTGXXTAGGTT 3’. Đoạn mạch đơn nào sau đây sẽ là mạch bổ sung với mạch đã cho?

A. 3’ AAXGGTAXXAA 5’.                                        B. 5’ AAXGGATXXAA 3’.        

C. 3’AAXXTAGGXAA 5’.                                         D. 5’AAXXTAGGXAA 3’.

Câu 28: Thuốc thử đặc trưng đối với tinh bột là dung dịch iôt trong kali iôtđua, hiện tượng quan sát được là:

A. làm mất màu mẫu quan sát.                                   B. tạo màu xanh tím.

C. Tạo màu nâu đỏ.                                                      D. tạo màu xanh lá cây.

Câu 29: Hai gen có cùng chiều dài là 0,51µm. gen 1 có tích giữa T và loại bổ sung với nó là 9%. Gen 2 có tỷ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3. Số liên kết hydrô có trong gen 1, gen 2 lầ lượt là :

A. 7200 và 7800.              B. 3600 và 7800.              C. 3600 và 3900.              D. 3900 và 7200.

Câu 30: Điều gì xảy ra khi cơ thể không có enzim hoặc enzim bị bất hoạt?

A. Cơ chất tích lũy gây độc cơ thể hoặc cơ chất được chuyển đổi theo con đường phụ tạo chất độc gây rối loạn chuyển hóa.

B. Cơ chất không được phân giải và cơ thể thiếu các chất cần thiết nên dễ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng.

C. Cơ chất được phân giải bằng cách tổng hợp các chất khác mà không cần xúc tác của enzim.

D. Cơ thể sử dụng các enzim khác thay thế để phân giải các chất tạo sản phẩm tương ứng.

-----------HẾT----------

{-- Xem đầy đủ nội dung và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Sinh năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF