YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN THI: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề

(32 câu trắc nghiệm)

 

ĐỀ 1:

Câu 1: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung là vì:

A. chúng sống trong những môi trường giống nhau.                  

B. chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

C. chúng đều có chung một tổ tiên.          

D. chúng đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học.

Câu 2: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự như sau:

A. giới → ngành → lớp → bộ → loài → chi → họ.       

B. giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi → loài.

C. giới → họ → lớp → bộ → ngành → chi → loài.       

D. giới → ngành → bộ → lớp → họ → chi → loài.

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo có ở giới thực vật mà không có ở giới nấm là :

A. Tế bào có 3 thành phần là màng sinh chất, tế bào chất và nhân.    

B. Cơ thể đa bào

C. Tế bào có nhân chuẩn                

D. Tế bào có thành xenlulôzơ và chức nhiều lục lạp

Câu 4: Tảo lục đa bào nguyên thủy là tổ tiên của giới nào ?

A. Giới nguyên sinh.            B. Giới nấm.              C. Giới động vật.              D. Giới thực vật.

Câu 5: Sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào, kích thước nhỏ bé, môi trường sống đa dạng, sống dị dưỡng hay tự dưỡng là đặc điểm của những sinh vật thuộc

A. Giới Khởi sinh.    B. Giới Động vật.      C. Giới Nấm.             D. Giới Nguyên sinh.

Câu 6: Các chất nào là axit nuclêic?

A. ARN và prôtein.  B. ARN và các bazơ nitơ.

C. ADN và ARN.      D. ADN và HCl.

Câu 7: Thứ tự nào dưới đây là đúng trật tự từ thấp đến cao của các ngành trong giới động vật?

A. Thân lỗ, chân khớp, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, da gai, động vật có dây sống.

B. Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, da gai, chân khớp, động vật có dây sống.

C. Thân lỗ, thân mềm, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, ruột khoang, chân khớp, da gai, động vật có dây sống.

D. Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai, động vật có dây sống.

Câu 8: Nấm nhầy không được xếp vào giới nấm vì

A. chúng không có thành bằng kitin giống như giới nấm

B. chúng là sinh vật đơn bào còn giới nấm là sinh vật đa bào.

C. chúng là sinh vật dị dưỡng còn giới nấm là sinh vật tự dưỡng.

D chúng là sinh vật tự dưỡng còn giới nẫm là sinh vật dị dưỡng.

Câu 9: Đoạn ADN gồm 2400 nuclêôtit trong đó T chiếm 20% thì

A.   A = T = 600, G = X = 900                    B.   A = T = 480, G = X = 720

C.   A = T = 720, G = X = 480                    D.   A = T = 900, G = X = 600

Câu 10: Sinh vật nhân thực, đa bào, tự dưỡng, sống cố định là đặc điểm của các sinh vật thuộc

A. Giới khởi sinh.                 B. Giới nấm.              C. Giới thực vật        D. Giới động vật.

Câu 11: Giới nấm có thành tế bào là

A. Kitin          B. Xenlulozơ             C. Peptiđôglycan.     D. Glicogen.

Câu 12: Cho các nhận định sau :

(1) Bao gồm sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi

(2) Cơ thể không có diệp lục, phần lớn thành tế bào bằng kitin.

(3) Hình thức sinh sản hữu tính và vô tính bằng bào tử.

(4) Dinh dưỡng dị dưỡng theo kiểu hoại sinh, cộng sinh, kí sinh.

Các nhận định đúng khi nói về giới nấm là

A. 1,2,4          B. 1,3,4           C. 1,2,3           D. 2,3,4

Câu 13: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?

A. Là đơn vị  chức  năng  của  tế bào sống          

B. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống

C. Được cấu tạo từ  các mô.                                   

D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử  và  bào quan

Câu 14: Cho các tập hợp sinh vật sau:

Tập hợp cây trên một quả đồi ở Phú Thọ.

Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.

Tập hợp chim sẻ đậu trên cửa sổ.

Tập hợp con cá ở Hồ Gươm

Những tập hợp sinh vật là quần thể gồm.

A. 1, 2.            B. 2,3. C. 3, 4.            D. 1,3

Câu 15: Nhóm sinh vật có nhân thực gồm

A. vi khuẩn, vi khuẩn lam.  B. nấm men, thực vật.

C. vi khuẩn, động vật.          D. vi khuẩn, nấm men.

Câu 16: Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa

A. Nấm nhầy và tảo hoặc vi khuẩn lam.               B. Nấm và động vật nguyên sinh.

C. Nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam.                         D. Nấm nhầy và tảo lục đa bào nguyên thủy.

Câu 17: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới  nguyên  sinh , giới thực vật  và giới động vật  là :

A. Cơ thể  đều có cấu tạo  đa bào.                         B. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ.

C. Cơ thể  đều có cấu tạo đơn bào.                        D. Tế bào cơ thể đều có nhân thực.

Câu 18: Loại nuclêôtit nào sau đây không thể xuất hiện trong cấu trúc của phân tử ADN?

A. Uraxin.      B. Xitôzin      C. Ađênin.     D. Timin.

Câu 19: Nhân thực, đa bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, cảm ứng nhanh là đặc điểm của các sinh vật thuộc

A. Giới nấm.              B. Giới thực vật.       C. Giới động vật.      D. Giới khởi sinh.

Câu 20: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc giới Nguyên sinh?

A. Nấm rơm, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.               B. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

C. Vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh.                D. Tảo, nấm men, động vật có dây sống.

Câu 21: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ

A. khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống.

B. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.

C. sự truyền thông tin di truyền trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.

Câu 22: Tập hợp các tế bào có cấu tạo giống nhau và thực hiện chức năng như nhau  được gọi là

A. Cơ quan.   B. Quần thể.  C. Quần xã.    D. Mô.

Câu 23: Một gen có chiều dài 5100A0, có số nuclêôtit loại ađênin là 600. Gen này có số liên kết hiđrô là

A. 3600 liên kết        B. 3900 liên kết.       C. 3000 liên kết.       D. 4500 liên kết.

Câu 24: Cơ thể nào sau đây thuộc tế bào nhân thực quang hợp?

A. Vi khuẩn.              B. Động vật.              C. Thực vật.               D. Vi khuẩn lam.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

A. Hệ thống tự điều chỉnh.                          B. Hệ thống kín.

C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.         D. Thế giới sống liên tục tiến hóa.

Câu 26: Sinh vật nào trong giới nguyên sinh có khả năng tự dưỡng?

A. Trùng biến hình                B. Tảo

C. Giun đất                            D. Nấm nhầy.

Câu 27: Tế bào là đơn vị cơ bản của thế giới sống vì

A. tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước nó.

B. mọi có thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt sống đều diễn ra trong tế bào.

C. tế bào là cấu trúc nhỏ nhất của sự sống.

D. tế bào có nhiều bào quan với các chức năng quan trọng.

Câu 28: Giới thực vật có thành tế bào là

A. Xenlulozơ             B. Kitin          C. Glicogen.              D. Peptiđôglycan.

Câu 29: Cho một mạch của phân tử ADN có trình tự 3’ ATT GXX TAT GAT 5’, trình tự các nucleotit trên mạch còn lại là:

A. 5’ TAA XGG ATA XTA 3’        B. 3’ TAA XGG ATA XTA 5’

C. 5’ TAA XGG TTA XTA 3’         D. 3’ TAA XGG ATA GTA 5’

Câu 30: Phân tử ADN có chiều dài 4080 Angstron (Ao), thì khối lượng của phân tử đó là

A. 72.104 đvC.          B. 9.105 đvC.            C. 54.104 đvC.          D. 36.104 đvC.

Câu 31: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã                        B. Quần xã , quần thể, hệ sinh thái, cơ  thể

C. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.                       D. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái

Câu 32: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử.               B. mô.             C. cơ quan.                D. tế bào.

----------- HẾT ----------

ĐỀ 2:

Câu 1: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Đây là đặc điểm nào của thế giới sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.         B. Hệ thống mở.

C. Khả năng tự điều chỉnh.                         D. Liên tục tiến hóa.

Câu 2: Một số nhà khoa học đã đưa ra hệ thống phân loại sinh giới gồm 3 lãnh giới. Đó là những lãnh giới

A. Vi khuẩn, vi khuẩn cổ, sinh vật nhân thực         B. Vi sinh vật cổ, thực vật, động vật

C. Vi sinh vật, thực vật, động vật                           D. Vi sinh vật cổ, vi khuẩn, sinh vật nhân thực

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của tảo?

A. Có lối sống tự dưỡng                   B. Có chứa sắc tố quang hợp

C. Sống ở môi trường khô cạn        D. Cơ thể đơn bào hay đa bào ?

Câu 4: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự như sau:  Giới → ngành →lớp →.....Trình tự trên con thiếu các đơn vị phân loại nào?

A. bộ→họ →chi →loài.      B. họ → bộ →chi →loài.

C. loài →họ →chi → bộ.    D. bộ → chi →họ →loài.

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo có ở giới thực vật mà không có ở giới nấm là :

A. Tế bào có thành xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp

B. Cơ thể đa bào

C. Tế bào có nhân chuẩn

D. Tế bào có 3 thành phần là màng sinh chất, tế bào chất và nhân.

Câu 6: Một đoạn phân tử ADN (1 gen) của một tế bào nhân thực có chiều dài bằng 5100 Aº. Tổng số nuclêôtit (nu).

A. 2600 nu.    B. 1600 nu.    C. 1800 nu.    D. 3000 nu.

Câu 7: Nấm nhầy không được xếp vào giới nấm vì

A. chúng là sinh vật dị dưỡng còn giới nấm là sinh vật tự dưỡng

B. chúng là sinh vật tự dưỡng còn giới nấm là sinh vật dị dưỡng

C. chúng là sinh vật đơn bào còn giới nấm là sinh vật đa bào

D. chúng không có thành bằng kitin như giới nấm

Câu 8: Sinh vật nhân thực, đa bào, tự dưỡng, sống cố định là đặc điểm của các sinh vật thuộc giới

A. Giới khởi sinh.     B. Giới nấm.  C. Giới thực vật        D. Giới động vật.

Câu 9: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là

A. đều được cấu tạo từ tế bào.        B. đều có khả năng sinh sản.

C. đều có khả năng hô hấp. D. đều có nguồn gốc chung.

Câu 10: Ở  sinh vật,  đơn  vị  quần xã  dùng để  chỉ tập  hợp  của :

A. Toàn bộ  các sinh vật  cùng loài

B. Toàn bộ  các sinh vật   khác  loài

C. Các quần thể  sinh vật  khác loài trong 1 khu  vực sống

D. Các quần thể  sinh vật cùng loài .

Câu 11: Nhóm sinh vật nào sau đây là một quần xã sinh vật?

A. Thực vật ven hồ.                                      B. Nòng nọc và ếch.

C. Những con cá rô phi trong hồ.               D. Những con voi ở khu bảo tồn Yokđôn.

Câu 12: Đặc điểm của động vật  khác biệt so với thực vật  là:

A. Có thành tế bào bằng kitin         B. Tế bào nhân thực

C. Có cấu tạo cơ thể đa bào                        D. Có phương thức sống dị dưỡng

Câu 13: Đặc điểm nổi trội của bộ não so với từng tế bào thần kinh riêng lẻ là

A. Sinh sản    B. Cảm ứng    C. Khả năng tiến hóa           D. Sinh trưởng

Câu 14: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Đàn cá rô trong ao.                                              B. Cây cỏ ven bờ

C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh               D. Cây trong vườn

Câu 15: Một số loài sinh vật như: Ốc, trai, sò…thuộc ngành động vật nào?

A. Da gai        B. Thân mềm             C. Thân lỗ      D. Ruột khoang

Câu 16: Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên ?

A. Quần xã         B. Quần  thể          C. Loài           D. Sinh  quyển

Câu 17: Giới thực vật có thành tế bào là

A. Kitin          B. Xenlulozơ             C. Peptiđôglycan.     D. Glicogen.

Câu 18: Thực vật nào sau đây thuộc ngành hạt kín ?

A. Cây dương sỉ        B. Cây sen     C. Cây thiên tuế        D. Cây rêu

Câu 19: Tập hợp  các  cá thể  cùng loài , cùng sống  trong  một vùng  địa  lý  nhất định  ở một thời điểm  xác định  và cơ quan  hệ sinh sản  với nhau  được gọi là :

A. Quần xã    B. Nhóm quần thể    C. Quần  thể              D. Hệ sinh thái

Câu 20: Nguyên tắc tổ chức của thế giới sống là

A. Nguyên tắc thứ bậc         B. Nguyên tắc bổ sung

C. Nguyên tắc đa phân        D. Nguyên tắc bảo tồn

Câu 21: Thế giới sống không ngừng tiến hóa là vì

A. sinh vật luôn có cơ chế phát sinh biến dị dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.

C. sự truyền thông tin di truyền trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.

Câu 22: Tập hợp  nhiều tế bào cùng loại và cùng  thực hiện  một chức năng  nhất định tạo thành :

A. Cơ thể        B. Mô             C. Cơ quan     D. Hệ cơ quan

Câu 23: Đặc điểm chung của trùng roi, a mip, vi khuẩn là :

A. Đều có cấu tạo đơn bào              B. Đều  là  những cơ thể đa bào

C. Đều  thuộc giới thực vật             D. Đều thuộc giới động vật

Câu 24: Tảo lục đa bào nguyên thủy là tổ tiên của giới nào ?

A. Giới nguyên sinh.            B. Giới nấm.  C. Giới thực vật.       D. Giới động vật.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?

A. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.              B. Sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.         D. Thế giới sống liên tục tiến hóa.

Câu 26: Tế bào nhân sơ được tìm thấy ở giới nào?

A. Giới Nấm.             B. Giới Động vật.      C. Giới Nguyên sinh.           D. Giới Khởi sinh.

Câu 27: Hiện tượng nào nói về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể sống

A. Insulin làm giảm lượng đường sau bữa ăn và glucagon làm tăng lượng đường khi hoạt động nhiều.

B. Thực vật hút chất dinh dưỡng trong đất khi cần thiết.

C. Mặc áo ấm khi trời lạnh

D. Uống nước khi hoạt động thể dục thể thao

Câu 28: Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực, đa bào?

A. Nấm, khởi sinh                            B. Thực vật, khởi sinh.

C. Khởi sinh, nguyên sinh.              D. Thực vật, động vật.

Câu 29: Đặc điểm  cấu tạo  của ADN khác với ARN là :

A. Đại phân tử , có cấu trúc đa phân         B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit

C. Có cấu trúc  hai mạch                             D. Được cấu tạo từ nhiều  đơn phân

Câu 30: Loại ba zơ  nitơ nào  sau đây chỉ có  trong ADN mà không có trong ARN?

A.  A đênin    B. Timin         C. Guanin      D. Xitôzin

Câu 31: Tổ chức sống được cấu tạo từ các năm cấp độ cơ bản từ thấp đến cao là:

A. Cơ thể, tế bào, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.

B. Quần xã , quần thể, hệ sinh thái, cơ  thể, tế bào.

C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

D. Tế bào, quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái.

Câu 32: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử.   B. mô. C. cơ quan.    D. tế bào.

----------- HẾT ----------

{-- Xem đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Sinh năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON