YOMEDIA

Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT 2025 có đáp án trường THPT Hùng Vương

Tải về
 
NONE

HOC247 mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo nội dung tài liệu Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT 2025 có đáp án trường THPT Hùng Vương dưới đây. Nội dung tài liệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 11 làm quen với cấu trúc đề thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới,  Hi vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

ĐỀ THI BÁM SÁT CẤU TRÚC

TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

ĐỀ MINH HỌA NĂM 2025

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm có 02 trang)

1. Đề thi

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.

Loài người – chúa tể của muôn vật – bằng hoạt động trí óc và hoạt động tay chân mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hy vọng của Trời đối với con người.

Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.

Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.

Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm được việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kĩ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu. Ngạn ngữ có câu: “Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý”. Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.

Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: con người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ.

(Trích: Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017, tr.24) 

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Nêu luận đề của văn bản?

Câu 3. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

Câu 4. Chỉ ra mục đích, quan điểm của tác giả được thể hiện ở văn bản trên?

Câu 5. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: con người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ không? Lí giải vì sao?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về vấn đề: Làm thế nào để học tập hiệu quả?

Câu 2. (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Điền trong truyện ngắn sau: (Lược một đoạn: Điền là một nhà văn giàu mơ mộng nhưng nghèo. Để mưu sinh, Điền đã phải tạm gác lại giấc mộng văn chương để đi dạy cho một trường tư. Rồi trường đột nhiên bị đóng cửa, Điền phải về quê sống nhờ vợ. Dù vậy, Điền vẫn luôn nuôi trong mình khát vọng một ngày kia sẽ đi xa, sẽ viết được một thứ văn chương lãng mạn, thanh cao).

Trên kia, giăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa mới có nhân tình. Gió nhẹ nhàng đặt trên lá những bước chân vũ nữ. Những tàu lá chuối láng trăng đưa đẩy… Ðiền nghĩ đến những người đàn bà nhàn hạ, vừa tắm bằng một thứ nước thơm tho, mặc áo lụa xanh, ngả tấm thân mềm trên chiếc ghế xích đu và đưa đẩy đôi chân thưỡn thẹo…

Tại sao Ðiền lại vụt nghĩ đến những hình ảnh lả lơi ấy? Chính Ðiền cũng không thể hiểu. Có lẽ Ðiền ước ao một cái mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn tay ve vuốt. Có những người đàn bà đẹp, yêu rất khéo, bởi họ được ăn ngon, mặc đẹp, chăm sóc thịt da và chẳng làm gì cả. Phải rồi, vợ Ðiền chỉ là một kẻ tục tằn. Thị chẳng đáng cho Ðiền yêu quý. Cũng chẳng đáng cho Ðiền thương hại. Ðiền phải đi. Ði để giữ cho lòng mình tươi lâu. Ðiền sẽ làm bất cứ cái gì đó để có ăn. Rồi Ðiền bình tĩnh viết. Có như vậy Ðiền viết mới ra hồn được. Lời phải đẹp, ý phải thanh cao, ngọn bút của Ðiền mới khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa…

Ðiền lại thấy hiện ra cái bóng dáng yêu kiều của những người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích-đu nhún nhảy… Những người ấy sẽ đọc văn Ðiền. Lòng họ đẹp thêm lên. Họ sẽ yêu Ðiền. Họ sẽ gửi cho Ðiền những bức thư xinh xinh ướp nước hoa. Tưởng tượng của Ðiền tỏa rộng ra như một ánh trăng. Ðiền nghĩ đến những cuộc tình duyên lãng mạn với những người đàn bà đẹp chỉ biết trang điểm và yêu đương. Những tiếng gắt gỏng ở trong nhà lại đưa ra. Vụt cái, trăng mất đẹp. Ðiền cúi mặt, bẽn lẽn như bị bắt gặp làm việc xấu. Ðiền lắng tai nghe. Tiếng vợ Ðiền gay gắt hỏi:

– Làm sao thế?

Ðứa con gái vừa mếu máo vừa đáp lại. – Con đau bụng.

– Giời ơi là giời!

Ấy là tiếng vợ Ðiền rên lên. Rồi thị mắng con: – Ăn bậy lắm! Chết là phải, còn kêu ai?

Ðứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra, Ðiền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn oẹ, Ðiền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất, ứ lên trong lòng Ðiền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Ðiền ứa ra.

Vợ Ðiền gượng nhẹ đặt đứa con đang ngủ mệt xuống võng. Thị cầm một con dao ra vườn moi mấy nhánh gừng về rửa sạch, giã ra. Thị vắt thêm vào đấy nửa quả chanh. Thứ thuốc bách bệnh của con nhà nghèo chỉ gồm có thế. Thị gạn lấy nước đem lại cho con. Con bé mới ngửi thấy hơi gừng đã sợ. Nó mím chặt môi. Dỗ thế nào nó cũng không chịu uống. Thị phải bế nó, đặt nằm ngửa trên đùi, một tay thị đỡ đầu, một tay thị kề chén nước gừng vào tận môi con. Con bé mím môi thật

chặt. Bực mình thị quát: – Há mồm ra!

Con bé khóc. Thế là cốc nước gừng đã dốc tuột vào mồm nó. Nó giãy lên như đỉa phải vôi. Nó phun phè phè. Nó gào lên. Bao nhiêu nước gừng bắn ra áo mẹ. Thằng cu con giật mình, khóc thét lên. Vợ Ðiền tức quá, phát đen đét vào lưng con bé ốm và quăng nó xuống giường như quăng một con mèo:

– Kệ cha mày! Cho mày chết đi! Con bé vừa gào vừa van lạy:

– Con lạy bu; Con cay lắm! Con lạy bu! Cay mồm… – Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt.

Nó vẫn không chịu lặng. Thị sừng sộ, chực vồ lấy nó: – Mày có câm không nào?

Nó sợ quá đành phải nín. Nhưng những tiếng rên nho nhỏ vẫn còn thoát ra… Ðiền thương con lắm. Vút cái, Ðiền thấy Ðiền không thể nào đi được. Ðiền không thể sung sướng khi con Ðiền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?… Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…

... Sáng hôm sau, Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

(Trích: Giăng sáng, Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
  • Giám thị không giải thích gì thêm.

----------- HẾT -------------

2. Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

4,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5

2

Luận đề của văn bản: Tầm quan trọng của học vấn.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án hoặc dẫn câu văn khác đúng yêu cầu (lời của người kể chuyện và lời của nhân vật): 0,5 điểm

- Trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm

- Trả lời không đúng  hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5

 

 

 

 

3

Văn bản trên có thể được chia làm 3 phần:

–  Phần 1 (từ đầu đến niềm hy vọng của Trời đối với con người): con người sinh ra vốn bình đẳng.

–  Phần 2 (tiếp theo cho đến giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng): thực trạng bất bình đẳng trong xã hội.

–   Phần 3 (còn lại): nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng – do học

vấn tạo nên.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0

 

 

 

 

4

Mục đích, quan điểm của tác giả:

- Mục đích: Thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của học vấn.

- Quan điểm: Đề cao vai trò của học vấn; ngầm phê phán những con người không chịu khó học tập.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm

- Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 - 0,5 điểm

- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

 

 

 

5

Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: con người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ không? Lí giải vì sao?

Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

- Đồng tình.

- Lí giải:

+ Khi chịu khó học, ta sẽ có tri thức, sẽ được nhiều người tín nhiệm, trọng dụng, có được công việc tốt, vị trí cao, từ đó cuộc sống sẽ sung túc, hạnh phúc.

+ Khi không học, chúng ta không có tri thức, không làm được những việc khó, không được người khác coi trọng, do đó mà nghèo khổ.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời tương đương như đáp án 2  ý:  0,75 điểm

- Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

VIẾT

6,0

 

1

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về vấn đề: Làm thế nào để học tập hiệu quả?

2,0

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích ngắn gọn đặc điểm chung của ba nhân vật Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi trong văn bản.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Hiệu quả của việc đặt điểm nhìn vào nhân vật Việt trong đoạn trích trên:

- Trên lớp tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài, chỗ nào không hiểu hỏi ngay tại lớp;

- Về nhà làm bài tập đầy đủ, tham khảo ý kiến bạn bè và thầy cô đối với những bài tập khó;

- Sắp xếp thời gian biểu hợp lí và tuân thủ thời gian biểu một cách nghiêm túc;

- Luôn không ngừng tìm kiếm phương pháp học tập phù hợp nhất với bản thân;…

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,5

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

---(Để xem tiếp nội dung đáp án của đề thi các em vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT 2025 có đáp án trường THPT Xuân Diệu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON