Xin giới thiệu đến các bạn học sinh Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 do HOC247 cập nhật của Phòng GD&ĐT thị xã Phú Mỹ. Đề thi gồm hai phần đọc hiểu và làm văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, có đáp án và thang điểm chi tiết để tham khảo. Hy vọng tài liệu hữu ích này sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn.
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ PHÚ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: Ngữ Văn 9
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vết đen trên tờ giấy trắng
Cậu bé Ko-phi lớn lên từ một khu ngoại ô khốn khó của một đất nước nghèo nhưng học
hành rất thông minh, luôn đứng nhất lớp. Có một câu chuyện mà cậu bé Ko-phi còn nhớ mãi,
đó là lần thầy giáo đưa ra một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen rất dễ nhìn thấy và đặt câu
hỏi: “Các em thấy gì trên tờ giấy trắng này và hãy nêu nhận xét của mình?”.
Ko-phi cùng nhiều bạn khác giơ tay lên phát biểu với những hiểu biết riêng nhưng có chung một “điểm thấy” là “có vệt mực đen”. Thầy giáo lắc đầu và nói: “Các em trả lời đều không sai, vệt đen quả là rất nổi bật trên trang giấy trắng. Nhưng này các em, sao không ai trong mỗi chúng ta nhận ra rằng tờ giấy này còn nhiều khoảng sạch lắm, còn hữu ích lắm. Ta có thể viết lên đó những dòng chữ có ích cho đời, những trang viết mà nội dung và ý nghĩa của nó có thể giúp ta quên đi vệt đen gần đó. Đáng gì một chấm đen, một vệt đen mà bỏ đi cả trang giấy trắng quý giá”.
Thầy giải thích tiếp: “Trong mỗi con người chúng ta cũng vậy, giữa những ngang trái trong cuộc sống, có người cũng sẽ mắc lỗi lầm, nhưng chúng ta phải có cái nhìn xa hơn, toàn diện hơn về người đó. Đừng quá chú trọng vào lỗi lầm của họ mà không thấy được những ưu điểm, tích cực có trong con người họ”.
Ngày nay trong các cuộc diễn đàn, hội nghị chính thức hay “không cà-vạt”, khi được hỏi bí quyết về những thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp chính trị, Ko-phi đều kể lại câu chuyện “Vết mực đen trên tờ giấy trắng” và câu kết bao giờ cũng là: “…Chúng ta phải có lòng bao dung, vị tha, phải có cái nhìn giàu tính nhân văn các bạn ạ!”.
Cậu bé Ko-phi năm nào nay chính là Ko-phi An-nan, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, một sứ giả thiện chí trong các cuộc đàm phán, một nhà hòa giải nổi tiếng thế giới.
(Nguồn http://truyencotich.vn ngày 4-8-2004)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Tìm hai phép liên kết có trong văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Trong mỗi con người chúng ta cũng vậy, giữa những ngang trái trong cuộc sống, có người cũng sẽ mắc lỗi lầm, nhưng chúng ta phải có cái nhìn xa hơn, toàn diện hơn về người đó. Đừng quá chú trọng vào lỗi lầm của họ mà không thấy được những ưu điểm, tích cực có trong con người họ”.
Câu 2 (5,0 điểm).
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là “niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ”.
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
.........HẾT............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm).
Học sinh nêu được 02 phương thức biểu đạt tiêu biểu sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận.
Câu 2 (1,0 điểm)
Học sinh tìm được 02 phép liên kết có trong văn bản:
- Phép lặp: Ko- phi, thầy giáo, giấy trắng, vệt đen,...
- Phép nối: nhưng
Câu 3 (1,0 điểm).
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.
- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người…
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Yêu cầu kỹ năng:
- Viết đoạn văn nghị luận bàn về lời khuyên của người thầy trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
- Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn tránh viết quá ngắn hoặc quá dài.
b. Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần bày tỏ được những suy nghĩ đúng đắn, tích cực trên cơ sở hiểu đúng thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
Giải thích:
Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp của họ.
Bàn luận:
Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:
- Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người;
- Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân, đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
Liên hệ bản thân:
Học sinh có thể có góc nhìn khác nhưng phải có lập luận chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn lớp 8 của Phòng GD&ĐT thị xã Phú Mỹ. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---