YOMEDIA

Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Nam Từ Liêm có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng tham khảo đề kiểm tra dưới đây:

Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Nam Từ Liêm có đáp án bao gồm các câu hỏi vừa trắc nghiệm vừa tự luận đã khái quát các kiến thức trong HK1 như: ngành động vật nguyên sinh, các ngành giun, động vật thân mềm, chân khớp, lớp cá,...sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức Sinh 7 một cách hiệu quả nhất. Hy vọng đề kiểm tra sẽ giúp các em ôn tập tốt nhất. 

ATNETWORK
YOMEDIA

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 - 2020

TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM

Môn kiểm tra: Sinh học 7

 

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ tên học sinh: .......................................................

Lớp: ..............

 

 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Mực tự bảo vệ bằng cách nào?

A. Co rụt cơ thể vào trong vỏ                        B. Tiết chất nhờn

C. Tung hỏa mù để chạy trốn                        D. Dùng tua miệng để tấn công

Câu 2: Cách dinh dưỡng của ruột khoang?

A.  Tự dưỡng               B.  Dị dưỡng              C.  Kí sinh                     D. Cả a và b

 Câu 3: Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:

A. Gan                           B. Thận                    C. Ruột non                 D. Ruột già

Câu 4: Bệnh sốt rét lây truyền qua trung gian nào?

A.Ruồi                            B. Muỗi thường        C. Muỗi anophen        D. Gián 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

A. Hô hấp bằng phổi.                                   B. Tim hình ống.

C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.               D. Là động vật không xương sống.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là đúng?

A. Hô hấp bằng mang.                                 B. Có hạch não phát triển.

C. Là động vật lưỡng tính.                           D. Là động vật có xương sống.

Câu 7: Nhận đinh nào dưới đây nói về hệ tuần hoàn của châu chấu?

A. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.      B. Tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.

C. Tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.              D. Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm?

A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.                B. Có hệ thống ống khí.

C. Vỏ cơ thể bằng kitin.                                D. Cơ thể phân đốt.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

A. Ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.                  

B. Hệ tuần hoàn kín.

C. Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.                 

D. Hạch não phát triển.

Câu 10: Loại động vật nào sau đây ký sinh trên da người?

A. Bọ cạp                               B. Cái ghẻ                              C. Ve bò                     D. Nhện đỏ

Câu 11: Nhện có những tập tính nào?

A. Chăng lưới, bắt mồi.                                            B. Sinh sản, kết kén.

C. Tất cả các ý đều đúng                                         D. Tất cả các ý đều sai

Câu 12: Châu chấu di chuyển bằng cách nào?

A. Nhảy.                     B. Bay                        C. Bò.             D. Tất cả các ý đều đúng

Câu 13: Châu chấu hô hấp bằng cơ quan nào?

A. Mang                                                         B. Hệ thống ống khí

C. Hệ thống túi khí                                         D. Phổi

Câu 14: Hệ tuần hoàn của châu chấu có chức năng gì?

A. Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào.    

B. Cung cấp ôxi cho các tế bào.

C. Cung cấp ôxi.      

D. Tất cả các ý đều đúng

Câu 15: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng: do hệ thống ống khí đảm nhiệm

A. Hệ tuần hoàn kín

B. Hệ tuần hoàn hở

C. Tim hình ống dài có 2 ngăn

Câu 16: Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng mà phải phòng trừ tiêu diệt?

A. Châu chấu.                       B. Ong mật.                C. Bọ ngựa                 D. Ruồi.

Câu 17: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.                                       B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.                                     D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu 18: Để phòng bệnh giun kí sinh, phải:

A. Không tưới rau bằng phân tươi            B. Tiêu diệt ruồi nhặng

C. Giữ gìn vệ sinh ăn uống                       D. Giữ vệ sinh môi trường

E. Tất cả đều đúng.

Câu 19: Hình dạng của sán lá gan là:

A. hình trụ tròn.                    B. hình sợi dài.                    C. hình lá.                    D. hình dù.

Câu 20: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau:

(1): Chăng tơ phóng xạ.

(2): Chăng các tơ vòng.

(3): Chăng bộ khung lưới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.

A. (3) → (1) → (2).              B. (3) → (2) → (1).

C. (1) → (3) → (2).              D. (2) → (3) → (1).

Câu 21: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.             B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất.                                  D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?

A. Thân mềm.                                                         B. Hệ tiêu hóa phân hóa.

C. Không có xương sống.                                       D. Không có khoang áo.

Câu 23: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người?

A. Làm hại cây trồng.

B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán.

C. Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 24: Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm.

A. Một lớp tế bào.                           

B. Ba lớp tế bào xếp xít nhau.

C. Hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng.

D. Gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng.

Câu 25: Mai của mực thực chất là

A. khoang áo phát triển thành.                                B. tấm miệng phát triển thành.

C. vỏ đá vôi tiêu giảm.                                             D. tấm mang tiêu giảm.

Câu 26: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.                                            B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.                        D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 27: Đặc điểm cơ quan sinh dục của Giun đũa là:

A. chưa phân hóa        B. phân tính        C.  lưỡng tính       D. cả câu B và C

Câu 28: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Có giá trị về xuất khẩu.                                        B. Làm sạch môi trường nước.

C. Làm thực phẩm.                                                   D. Dùng làm đồ trang trí.

Câu 29: Trùng sốt rét có lối sống:

A. Bắt mồi.                B. Tự dưỡng.     C. Kí sinh.               D. Tự dưỡng và bắt mồi.

Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?

A. Miệng nằm ở mặt bụng.                         

B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển.                 

D. Có cơ quan sinh dục đơn tính.

Đáp án phần trắc nghiệm đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

7

C

13

B

19

C

25

C

2

B

8

B

14

A

20

A

26

D

3

C

9

B

15

B

21

A

27

B

4

C

10

B

16

A

22

D

28

D

5

A

11

C

17

B

23

D

29

C

6

B

12

D

18

E

24

C

30

B

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Sinh học 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Nam Từ Liêm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON