Để giúp các em ôn tập, củng cố các kiến thức Sinh học 10 đã học và rèn luyện các kỹ năng làm bài môn Sinh học 10 để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi HK1 sắp tới HOC247 xin giới thiệu nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 10 năm 2020. Mời các em cùng tham khảo.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN SINH HỌC 10
A. Tóm tắt lý thuyết
Tế bào nhân sơ
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Kích thước nhỏ (= 1/10 tế bào nhân thực) à sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- Có thành tế bào là peptiđôglican
- Tế bào chất: Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng. Chỉ có 1 loại bào quan duy nhất là Ribôxôm
- Nhân: Chưa có màng nhân, vật chất di truyền là một phân tử ADN dạng vòng
II. Phân loại vi khuẩn
Dựa vào cấu tạo thành tế bào người ta chia vi khuẩn làm 2 loại
- Vi khuẩn gram+ (Thành tế bào dày, có màu tím khi nhuộm)
- Vi khuẩn gram- (Thành tế bào mỏng, có màu đỏ khi nhuộm)
Dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
III. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
a. Thành tế bào
- Thành tế bào là Peptiđôglican
- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào
b. Màng sinh chất
- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin
- Vai trò: Bảo vệ tế bào
c. Vỏ nhầy (ở 1 số vi khuẩn)
- Bảo vệ vi khuẩn → Hạn chế sự tiêu diệt của bạch cầu.
d. Lông và roi
- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ - Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển
2. Tế bào chất:
- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm - 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)
3. Vùng nhân:
- Chưa có màng nhân
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng
Tế bào nhân thực
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ
- Có thành tế bào bằng Xenlulôzơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật)
- Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- Nhân: Có màng nhân.
II. Cấu trúc của tế bào nhân thực
1. Nhân tế bào:
a. Cấu tạo:
- Thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5mm. Có lớp màng kép bao bọc.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin) và nhân con.
- Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ.
b. Chức năng.
- Lưu trữ thông tin di truyền.
- Quy định các đặc điểm của tế bào.
- Điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
2. Lưới nội chất:
a. Cấu tạo.
- Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau, gồm:
+ Lưới nội chất trơn: đính các enzim.
+ Lưới nội chất hạt: có đính các hạt ribôxôm.
b. Chức năng.
- Lưới nội chất hạt: là nơi tổng hợp prôtêin.
- Lưới nội chất trơn: tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại của tế bào, cơ thể.
3. Ribôxôm:
a. Cấu tạo:
- Ribôxôm là bào quan không có màng.
- Cấu tạo từ: rARN và prôtêin
b. Chức năng:
- Là nơi tổng hợp prôtêin.
4. Bộ máy Gôngi:
a. Cấu tạo:
- Có dạng các túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.
b. Chức năng:
- Giữ chức năng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
{-- Để xem tiếp nội dung phần vận chuyển các chất qua màng của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất
I. Enzim
1. Khái niệm enzim
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
2. Cấu trúc
- Enzim có thể là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với một số chất khác như các ion kim loại: sắt, đồng, kẽm…
- Enzim có cấu trúc phức tạp. Đặc biệt là vùng trung tâm hoạt động – là nơi chuyên lên kết với cơ chất.
- Cấu hình không gian của tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Cơ chất liên kết tạm thời với enzim, nhờ đó phản ứng được xúc tác.
Tên enzim = tên cơ chất + aza
VD: enzim phân giải tinh bột: amilaza, enzim phân giải kitin: kitinaza…
3. Cơ chế tác động
- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động à phức hợp enzim cơ chất.
- Enzim tương tác với cơ chất à sản phẩm.
- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
+ Nhiệt độ: Mỗi enzim phản ứng tối ưu ở một nhiệt độ nhất định.
+ Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. VD: enzim pepsin cần pH = 2.
+ Nồng độ cơ chất
+ Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim
+ Nồng độ enzim
II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Làm tăng tốc độ của các phản ứng trong cơ thể.
- Có thể sử dụng các chất ức chế hoặc chất hoạt hóa để điều chỉnh hoạt tính của enzim .
- Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim và phản ứng ngừng lại.
- Bệnh rối loạn chuyển hóa: là bệnh cho enzim xúc tác cho một cơ chất nào đó không được tổng hợp hay tổng hợp quá ít làm cho cơ chất không được chuyển hóa hay chuyển hóa theo một con đường khác gây bệnh cho cơ thể.
B. Luyện tập
Câu 1: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ
A. Peptidoglican B. Xenlulozo
C. Kitin D. Pôlisaccarit
Câu 2: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn chứa
A. một phân tử ADN dạng vòng
B. một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
C. một phân tử ADN mạch thẳng
D. một phân tử ADN liên kết với protein
Câu 3: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
A. vi khuẩn xuất hiện rất sớm
B. nhân của vi khuẩn chứa một ADN dạng vòng
C. vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
D. vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu 4: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là
A. giúp vi khuẩn di chuyển
B. tham gia vào quá trình nhân bào
C. duy trì hình dạng của tế bào
D. trao đổi chất với môi trường
Câu 5: Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ
A. bảo vệ cho tế bào.
B. chứa chất dự trữ cho tế bào.
C. tham gia vào quá trình phân bào.
D. tổng hợp protein cho tế bào.
Câu 6: Khi nói về đặc điểm của tế bào vi khuẩn, những phương án nào sau đây đúng?
(1) Kích thước nhỏ. |
|
(2) Chỉ có riboxom. |
(3) Không có bào quan có màng bao. |
|
(4) Thành tế bào bằng petidoglican. |
(5) Nhân chứa phân tử ADN dạng vòng. |
|
(6) Tế bào chất có chứa plasmit. |
A. (1), (2), (3), (4), (5). |
|
B. (1), (2), (3), (4), (6). |
C. (1), (3), (4), (5), (6). |
|
D. (2), (3), (4), (5) , (6). |
Câu 7: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A. sự biến dạng của màng tế bào.
B. bơm protein và tiêu tốn ATP.
C. sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 8: O2, CO2 vận chuyển qua màng tế bào theo kiểu
A. khuếch tán qua lớp kép photpholipit. B. nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. nhờ kênh protein đặc biệt. D. vận chuyển chủ động.
Câu 9: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử
A. Protein xuyên màng. B. Photpholipit.
C. Protein bám màng. D. Colesteron
Câu 10: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động.
C. thẩm tách. D. thẩm thấu.
Câu 11: Khi nói về sự vận chuyển các chất qua màng tế bào, nhận định nào sau đây sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit.
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất.
D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng.
Câu 12: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào. B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào. D. luôn ổn định.
Câu 13: Trong cấu trúc của màng sinh chất, loại protein giữ chức năng nào dưới đây chiếm số lượng nhiều nhất?
A. Cấu tạo. B. Kháng thể.
C. Dự trữ. D. Vận chuyển.
Câu 14: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là?
A. tế bào hồng cầu. B. tế bào nấm men.
C. tế bào thực vật. D. tế bào vi khuẩn.
Câu 15: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì
A. tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng.
B. phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển.
C. vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
D. các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 16-20 và đáp án các bài tập trắc nghiệm của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể trải nghiệm với đề thi trực tuyến tại đây:
Chúc các em học tập tốt !