YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 8 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Ngoài việc củng cố kiến thức trọng tâm trên đề cương, việc luyện tập kỹ năng làm đề cũng là một việc làm đóng vai trò quan trọng trước mỗi kì thi. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 8 năm 2022-2023. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em hoàn thành thật tốt kì thi Học kì 2 sắp đến.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

1. LÝ THUYẾT

1.1. Định luật về công

- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

- Ví dụ 1. Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công.

1.2. Công suất

Khái niệm công suất: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

+ A: công thực hiện (J)

+ t: thời gian (s)

+ P: công suất (J/s)

Công thức tính công suất:

\(P = \frac{A}{t}\)

+ A: công thực hiện (J)

+ t: thời gian (s)

Đơn vị công suất là oát. Kí hiệu là W

1 W = 1 J/s (jun trên giây)

1 kW (kilôoát) = 1 000 W

1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W

Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.

Ví dụ: Số ghi công suất trên động cơ điện:  = 1000W, có nghĩa là khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1s nó thực hiện được một công là 1000J.

1.3. Năng lượng

* Cơ năng:

Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng.

- Đơn vị cơ năng là jun (J).

Cơ năng tồn tại dưới hai dạng: Động năng và thế năng.     

* Thế năng hấp dẫn:

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thê năng hấp dẫn càng lớn

* Thế năng đàn hồi:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi

* Động năng:

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn

1.4. Đối lưu

- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

- Ví dụ:

+ Khi đun nước ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình.

+ Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong không khí.

1.5. Bức xạ nhiệt

- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh.

Ví dụ:

- Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

- Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng

1.6. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

Ví dụ: Khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và nước có vị ngọt.

Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường. 

1.7. Nguyên lí truyền nhiệt

Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

+ Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

* Phương trình cân bằng nhiệt :

                    Qtoả ra = Qthu vào

           trong đó: Qtoả ra = m.c.Dto;  Dto = to1 – to2

Ví dụ: Một miếng đồng đã được nung nóng, nếu đem thả vào cốc nước thì cốc nước sẽ nóng lên còn miếng đồng sẽ nguội đi, cho đến khi nhiệt độ của chúng bằng nhau.

1.8. Nhiệt năng là gì?

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Đơn vị nhiệt năng là jun (J).

- Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử  cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

1.9. Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật

- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.

- Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.

Ví dụ:

- Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng.

- Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.

1.10. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên

Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

1.11. Công thức tính nhiệt lượng

Q = m.c.Dto, trong đó:

+ Q là nhiệt lượng vật thu vào có đơn vị là J;

+ m là khối lượng của vật có đơn vị là kg;

+ c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; Dto = to2 - to1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC)

1.12. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì?

- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.

- Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng  calo.  1 calo = 4,2 jun.

2. BÀI TẬP ÔN TẬP

2.1. Trắc nghiệm

Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:

A. quả bóng bay trên cao.

C. hòn bi lăn trên mặt sàn.

B. con chim đậu trên nền nhà.

D. quả cầu nằm trên mặt đất. .

Câu 2. Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

A. chuyển động không ngừng.

B. chuyển động nhanh lên.

C. chuyển động chậm lại.

D. chuyển động theo một hướng nhất định

Câu 3. Đơn vị nào sau đây không phải của nhiệt lượng là gì?

A.Nm

B.kJ

C. J

D. Pa

Câu 4. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 5. Một máy cày hoạt động trong 3 phút máy đã thực hiện được một công là 9414J. Công suất của máy cày là:

A. 325W

B. 523W

C. 54,2W

D. 52,3W.

Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A. Giữa chúng có khoảng cách.

B. Chuyển động hỗn độn không ngừng.

C. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng thấp.

D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Câu 7. Dùng ròng rọc động thì:

A. thay đổi chiều của lực tác dụng.

B. được lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đượng đi.

C. chỉ được lợi về đường đi.

D. được lợi về lực và đường đi.

Câu 8. Vật không có động năng là:

A. hòn bi nằm yên trên sàn nhà

B. máy bay đang bay

C. hòn bi lăn trên sàn nhà.

D. ô tô đang chạy trên đường.

Câu 9. Khi các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Nhiệt độ

B. B.Khối lượng

C.Thể tích

D.Nhiệt năng

Câu 10. Một vật hấp thụ nhiệt tốt hơn khi có bề mặt:

A. sần sùi và màu sẫm

B. nhẵn và màu sẫm

C. sần sùi và sáng màu

D. láng và sẫm màu

Câu 11. Chọn đáp án sai: Muốn có sự dẫn nhiệt từ vật này sang vật kia thì:

A. Hai vật phải tiếp xúc với nhau.

B. Vật có nhiệt độ cao hơn truyền sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Vật có khối lượng lớn hơn truyền cho vật có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vật có nhiệt năng lớn hơn truyền sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

Câu 12. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó để ra ngoài.

Câu 13. Tại sao khi pha nước chanh đá phải hòa đường vào trước rồi mới bỏ đá mà không làm ngược lại?

A. Để khi hòa đỡ vướng vào đá

B. Làm như vậy để nước chanh ngọt hơn

C. Nếu cho đá vào trước nhiệt độ của nước giảm làm giảm quá trình khuếch tán, đường sẽ tan lâu hơn.

D. Do một nguyên nhân khác

Câu 14. Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nước trong ấm từ 250C đến khi nước trong ấm sôi lên.

A. 334,8 kJ.            B. 178,4 kJ. 

C. 380 kJ.                 D.672,12 kJ

Câu 15. Động năng của vật phụ thuộc vào:

A. Khối lượng và vị trí của vật

C. Vận tốc và vị trí của vật

B. Khối lượng và vận tốc của vật

D. Vị trí của vật so với mặt đất

Câu 16. Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây:

A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh

D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật chuyển động càng nhanh.

Câu 17. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A. Chỉ ở chất khí

C. Chỉ ở chất rắn

B. Chỉ ở chất lỏng

D. Chất khí và chất lỏng

Câu 18. Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2

A. Q = m.c.( t2 – t1)

C. Q = m.c.( t1 – t2)

B. Q = ( t2 – t1)m/c

D. Q = m.c.( t+ t2)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

C

D

C

B

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

C

D

C

A

B

D

D

A

 

 

2.2. Tự luận

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần tự luận các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lí 8 năm 2022-2023. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF