HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 trường THCS Xuân Diệu. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập môn Ngữ văn 8 và ôn thi Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS XUÂN DIỆU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. "
(Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm). Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?
Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Hiện nay, việc một số người đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi. Vậy, theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung phần Đọc hiểu hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về mục đích việc học của chính mình hôm nay.
Câu 2 (5.0 điểm). M.Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”
Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2:
Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định.
Câu 3:
Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
Câu 4:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Lí giải ngắn gọn, thuyết phục cho nhận xét của mình.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1:
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề: mục đích việc học của chính mình hôm nay
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác viết đoạn.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3đ)
Hành động nói là gì?
Câu 2: (2đ) Các câu văn sau đây mắc lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng:
a) Chị dắt con chó đi dạo, thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
b) Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
Câu 3: (3đ)
a. (1đ) Sắp xếp trật tự từ có tác dụng như thế nào?
b. (2đ) Hãy sắp xếp cụm từ in đậm trong câu: “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) bằng hai cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao?
Câu 4: (2,0 điểm)
Viết một đoạn hội thoại ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một số kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó. (Chỉ rõ các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã dùng)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3đ)
Hành động nói là: hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Câu 2: (2đ) HS chỉ ra lỗi sai:
a) Lỗi lô-gic: mối quan hệ ý nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và vị ngữ không hợp lô-gic
- Chữa lại: Chị dắt con chó đi dạo, thỉnh thoảng con chó dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.
b) Lỗi lô-gic: Nguyễn Tuân không thuộc nhóm các nhà thơ nêu ở chủ ngữ
- Chữa lại: Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
* Mức tối đa: Đạt 100% các yêu cầu trên – 2điểm ( mỗi câu đúng được 1đ)
* Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được 50% các yêu cầu trên – 1đ
* Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2 điểm)
Chép lại theo trí nhớ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nam Trân). Nêu giá trị nội dung bài thơ.
Câu 2: (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
b. Chỉ ra những câu cầu khiến trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cầu khiến:
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
- Đi thôi con.
(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Câu 3: (6 điểm)
Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (2đ)
- Chép chính xác bài thơ (1đ)
- Nội dung:Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc,cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. (1đ)
Câu 2: (2 điểm)
a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu có chứa các từ ngữ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm
b. Câu cảm thán: Đi thôi con!
- Các câu trên là câu cầu vì chúng chứa các từ ngữcầu khiến: đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (2 điểm)
Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn.
Câu 2: (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.
“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (3 điểm)
a. Hành động nói là gì? Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp.
b. Chỉ ra hành động nói trong hai câu văn sau?
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
(Lí Công Uẩn - Chiếu dời đô)
Câu 2: (2 điểm) Chép lại nguyên văn phần dịch thơ bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh . Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 3: (5 điểm).
Em hãy làm sáng tỏ “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch của học sinh”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
a.
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
- Một số kiểu hành động nói thường gặp là: hành động trình bày, hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc…
b.
- Hành động trình bày
- Hành động hỏi
Câu 2:
- Học sinh nêu khái quát được nội dung và nghệ thuật bài thơ:
+ Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc
+ Nội dung: Từ việc đi đường núi đó gợi ra chân lí đường đời ; Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2022-2023 trường THCS Xuân Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !