YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lý thuyết và bài tập có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuẩn bị cho kì thi HKII sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

A. Lý Thuyết

CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG

I. CẢM ỨNG THỰC VẬT

Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích

Đặc điểm: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Có 2 hình thức  cảm ứng ở thực hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).

II. HƯỚNG ĐỘNG

1. Khái niệm: Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định.

Có hai loại hướng động chính :

+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích

Cơ chế: Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau.

Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi (ánh sáng, nước, dinh dưỡng) và tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường → giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

2. Các hình thức hướng động ở thực vật

+ Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.

+ Hướng trọng lực: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm. 

+ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hoá chất.

+ Hướng nước: là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước. Hướng nước ở rễ là hướng dương

+ Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh tr­ưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.

III. ỨNG ĐỘNG

1. Khái niệm: Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường).

Các loại ứng động:

Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….

Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

- Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

2. Vai trò: Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

IV. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm: Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

2. Cảm ứng ở các nhóm động vật

* Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh

Hình thức cảm ứng: Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích (hướng động dương) hoặc tránh xa kích thích (hướng động âm)→theo kiểu hướng động

* Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh

* Hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh).

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh).

+ Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới: phản ứng co toàn bộ cơ thể, thiếu chính xác

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: phản ứng mang tính chất định khu, co một phần cơ thể, chính xác hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ(tiếp nhận và trả lời các kích thích)

Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.

V. ĐIỆN THẾ NGHỈ

1. Khái niệm: Điện thế nghỉ đo được khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi (tế bào không bị kích thích)

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích).

Phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương→ điện thế nghỉ của tế bào luôn là một số nguyên âm.

Nguyên nhân là do sự chênh lệch nồng độ Na+, K+ hai bên màng; tính thấm của màng đối với ion K+ (cổng Kali mở để ion kali đi từ trong ra ngoài); lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu; hoạt động của bơm Na – K đã duy trì sự khác nhau đó.

VI. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH

1. Điện thế hoạt động

Khi tế bào bị kích thích, trong tế bào xuất hiện điện thế hoạt động.

Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực:

- Giai đoạn mất phân cực: -70mV → 0

Khi bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → gây nên sự khử cực (cửa Na+ mở, Na+ từ ngoài vào tế bào) → trung hoà điện giữa hai màng tế bào.

- Giai đoạn đảo cực: 35mV

Cổng Na mở rộng → Na+ từ bên ngoài di chuyển ồ ạt vào trong tế bào → bên trong tế bào tích điện dương, bên ngoài tích điện âm

- Giai đoạn tái phân cực: -70mV

Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài → bên ngoài tích điện dương và bên trong tích điện âm → tái phân cực.

2. Sự lan truyền của xung thần kinh trong tế bào thần kinh

Khi tế bào thần kinh bị kích thích → xuất hiện điện thế hoạt động. Theo tính chất dẫn điện, điện thế sẽ được lan truyền từ nơi điện thế cao đến nơi có điện thế thấp → lan truyền điện thế hoạt động từ vùng này đến vùng khác của tế bào

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của bào thần kinh người ta chia tế bào thần kinh ra làm hai loại tế bào thần kinh có bao miêlin, tế bào thần kinh không có bao có miêlin

Do đặc điểm cấu tạo của hai tế bào này khác nhau → sự dẫn truyền xung thần kinh của hai tế bào này cũng khác nhau. 

- Trên sợi có bao miêlin: lan truyền liên tiếp, chậm

- Trên sợi không có bao miêlin: lan truyền nhảy cóc, nhanh 

VII. TRUYỀN TIN QUA XINAP

1. Khái niệm: Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác

Vai trò: Có vai trò dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác

2. Cấu tạo xinap 

Chùy xinap: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....). Có khoảng 50 loại chất trung gian hóa học nhưng mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.

Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap.

Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin

---- Còn Tiếp -----

B. Bài Tập

Câu 1: Trình bày các bước truyền tin qua xinap hoá học?

-  Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.

- Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.

- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

Câu 2: Nêu và phân tích các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? Ý nghĩa của việc nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

* Các nhân tố bên ngoài:

- Thức ăn:

+ Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.

+ VD: Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường thích hợp.

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.

+ Vd: vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp xuống 16 à 18 độ thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.

- Ánh sáng:

+ Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt à Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể động vật.

+ Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D giúp chuyển hóa Canxi thành xương.

- Ý nghĩa: Giúp con người có thể đk chúng theo ý muốn của mình. Dựa trên ả/h of các nhân tố con người có thể use nhiều biệ pháp khác nhau để làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cải thiện chất lượng dân số

Câu 3: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại mà có lợi cho cây trồng?

- Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.

Câu 4: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao myêlin với sợi không có bao myêlin?

Giống nhau: Xung thần kinh lan truyển do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ nơi này đến nơi khác.

Khác nhau:

Nội dung

Không có bao myêlin

Có bao myêlin

Cách lan truyền

XTK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

XTK lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác

Cơ chế

Do mất phân cực,đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh

Do mất phân cực,đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo ranvie khác trên sợi thần kinh

Tốc độ

Tốc độ chậm: 3-5m/s

Tốc độ nhanh: 100m/s

Câu 5: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp?

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)

của thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

Câu 6: Khái niệm xinap? Vẽ và chú thích cấu tạo của một xinap hoá học?

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến … có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 7: Con người có ứng dụng gì để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật?

  Kết hợp các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:

+ Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.

+ Sử dụng hoocmôn sinh trưởng bằng cách tiêm hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.

+ Cải tạo môi trường sống đầy đủ các yếu tố như lượng 02, C02, nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... để vật nuôi sinh trưởng và phái triển tốt, năng suất cao.

Câu 8: Tại sao ở người khi tiết quá nhiều hoặc quá ít hoocmon sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển?

- Những người nhỏ bé là những người do tuyến yên tiết ra quá ít hoocmôn sinh trưởng.

- Những người khổng lồ là những người do tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng.

- Hoocmôn sinh trưởng do tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng, nếu hoocmôn tiết ra quá ít dẫn đến giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, nếu chúng tiết ra nhiều sẽ làm tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng và kích thước tế bào (qua tăng tổng hợp prôtein và tăng cường phát triển xương).

Câu 9: Khái niệm tập tính? Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được?

- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Có được do sự di chuyền từ bố mẹ.

Có được trong quá trình sống từ sự tập luyện

Mang tính bản năng, đặc trưng cho loài.

Có sự rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế và có thể trong loài.

Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống.

Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau.

Là tập hợp của nhiều phản xạ không điều kiện.

Là các phản xạ có điều kiện.

Các tác động và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định tương ứng với kích thích.

Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng một kích thích.

Ví dụ:

Tập tính bẩm sinh: Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Tập tính học được: chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

Câu 10: Phân biệt phát triển có biến thái với phát triển không có biến thái?

Các kiểu phát triển

Phát triển không

qua biến thái

Phát triển qua biến thái

Biến thái hoàn toàn

Biến thái không hoàn toàn

Khái niệm

Là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự con trưởng thành.

Là kiểu phát triển mà ấu trùng có hd, cấu tạo, sinh lí khác con trưởng thành, qua gđ biến đổi trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành

Là kiểu PT mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, có hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

vd

-Người

- Voi, khỉ

- Bướm

- Tằm, muỗi…

- Châu chấu …

Đặc điểm

- Giai đoạn phôi thai: (diễn ra trong dạ con của thú)

Hợp tử   phân chia -->   phôi phân hóa tế bào  cơ quan -->

thai nhi.

- Giai đoạn sau sinh: Con sinh ra lớn lên trưởng thành.

Giai đoạn phôi: (diễn ra trong trứng đã thụ tinh)

Hợp tử   phân chia ->  phôi

Phân hóa tế bào  cơ quan của ấu trùng ấu trùng(sâu bướm) chui ra từ trứng.

- Giai đoạn hậu phôi:

               lột xác

Ấu trùng--->   nhộng --> Con trưởng thành (bướm)

Giai đoạn phôi: (diễn ra trong trứng đã thụ tinh)

Hợp tử phân chia -->    phôi  ---> Phân hóa tế bào cơ quan của ấu trùng ấu trùng chui ra từ trứng

- Giai đoạn hậu phôi:

Ấu trùng -->  Con trưởng thành

 

 -(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF