Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 10 hệ thống toàn bộ lý thuyết trọng tâm, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan niệm về đạo đức.
a. Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
Đạo đức: Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
Pháp luật.Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.
Phong tục tập quán: Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cấn kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân , gia đình và xã hội
a. Đối với cá nhân .
Hoàn thiện nhân cách con người.
Giúp con ngưòi có năng lực sống thiện , sống có ích .
"Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "- ( Bác Hồ )
b. Đối với gia đình.
Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc.
Nền tảng của hạnh phúc gia đình.
c. Đối với xã hội.
Trật tự xã hội được củng cố.
XH phát triển cao .
Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
1. Nghĩa vụ:
a. Nghĩa vụ là gì?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay
Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…
Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo
Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Lương tâm
a. Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội
Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân
b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…
3. Nhân phẩm và danh dự
a. Nhân phẩm là gì ?
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
b. Danh dự
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
4. Hạnh phúc
a. Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
b. hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội
Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu.
Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau
Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Tình yêu
a. Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, phù hợp nhau về nhiều mặt, có nhu cầu gắn bó và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
Tính xã hội của tình yêu: oTình yêu phụ thuộc vào quan niệm xã hội oKết quả tình yêu dẫn tới những vấn đề xã hội phải quan tâm.
Tình yêu cùng với sự phát triển xã hội sẽ càng thoát khỏi ham mê bản năng.
b. Thế nào là một tình yêu chân chính?
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức, tiến bộ xã hội.
Biểu hiện: oChân chất, quyến luyến, cuốn hút, gắn bó.
Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi
Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía
Lòng vị tha thông cảm.
c. Một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên.
Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu
Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu.
Có quan hệ tình dịc trước hôn nhân.
2. Hôn nhân
a. Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.
Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí.
Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn.
Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu là không thể chia sẻ được.
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi…
3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
a. Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
b. Chức năng của gia đình:
Chức năng duy trì nòi giống
Chức năng kinh tế
Chức năng tổ chức đời sống gia đình
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Chăm lo cuộc sống của cá nhân
Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển
Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động
a. Nhân nghĩa
Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Biểu hiện nhân nghĩa: oNhân ái thương yêu giúp đỡ nhau
Nhường nhịn đùm bọc nhau, oVị tha bao dung độ lượng
Ý nghĩa nhân nghĩa:
Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Rèn luyện lòng nhân nghĩa:
Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Quan tâm giúp đỡ mọi người
Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha
Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.
b. Hòa nhập
Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Rèn luyện sống hòa nhập:
Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác
c. Hợp tác
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
Hình thức: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực.
Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Lòng yêu nước
a. Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.
Biểu hiện: oTình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc
Lòng tự hào dân tộc chính đáng oĐoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
Cần cù và sáng tạo trong lao động.
2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc
Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động
Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội.
Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước.
Tích cực tham gia bằng việc góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực , phù hợp với khả năng.
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc
Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tích cực học tập, rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bao vệ môi trường.
a. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi tường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Thực trạng môi trường hiện nay:
Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt
Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn vị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.
=> Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.
b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường
Trách nhiệm học sinh:
Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng
Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:
Bảo vệ nguồn nước, các giống loại động thực vật…
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh
Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
a. Bùng nổ dân số
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Hậu quả bùng nổ dân số:
Mất cân bằng tự nhiên và xã hội
Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường oKinh tế nghèo nàn
Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao oTệ nạn xã hội gia tăng.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.
Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo
Các loại dịch bệnh:
Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.
Nguyên nhân:
Do môi trường sống ô nhiễm oNgười dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh
Trình độ khoa học y tế chưa phát triển oKhả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.
b. Trách nhiệm công dân
Rèn luyện sức khỏe
Tránh xa các tệ nạn xã hội
Tuyên truyền các biện pháp
Phòng tránh dịch bệnh.
Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân
Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, đểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm. Để ngày càng tiến bộ cần:
Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân oCần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.
2. Tự hoàn thiện bản thân
Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.
Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.
Vì sao tự hoàn thiện bản thân?
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng
Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung
Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức.
Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
b. Học sinh cần làm gì?
Tự nhận thức đúng bản thân
Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện
Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện
Xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện
Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy
Trên đây là nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn GDCD 10. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
Chúc các em học tập tốt!