Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi Học kì 1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học 11 Cánh diều năm 2023-2024 bao gồm các kiến thức tóm tắt, bài tập tự luyện và đề thi tham khảo. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!
1. Ôn tập lý thuyết
1.1. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
a. Các giai đoạn dinh dưỡng
Giai đoạn |
Đặc điểm |
Lấy thức ăn |
- Là quá trình động vật lấy thức ăn từ môi trường sống. |
Tiêu hóa thức ăn |
- Là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành những phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Gồm 2 kiểu: + Tiêu hóa nội bào: trong tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa trong lysosome. + Tiêu hóa ngoại bào: ngoài tế bào, tiêu hóa hóa học (enzyme) & tiêu hóa cơ học. - Cấu tạo hệ tiêu hóa: Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ống tiêu hóa, túi tiêu hóa. |
Hấp thụ dinh dưỡng |
- Là quá trình các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa di chuyển vào cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Chủ yếu qua ruột non (ĐV bậc cao). |
Đồng hóa |
- Là quá trình tổng hợp các chất sống của cơ thể từ các chất dinh dưỡng được hệ tuần hoàn đưa đến các tế bào. - Mục đích: cấu tạo nên cơ thể, cung cấp & dự trữ năng lượng. |
Thải chất cặn bã |
- Các chất không thể tiêu hóa & hấp thu được được thải ra ngoài. |
b. Qúa trình tiêu hóa ở các loài động vật
|
Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa |
Động vật có túi tiêu hóa |
Động vật có ống tiêu hóa |
Đối tượng |
Động vật đơn bào |
Ruột khoang, giun dẹp |
- Hầu hết ĐVCXS và ĐVKXS |
Hình thức |
- Tiêu hoá nội bào |
- Tiêu hóa nội bào - Tiêu hóa ngoại bào |
- Tiêu hóa ngoại bào |
Cấu tạo |
- Cơ thể chỉ có 1 tế bào, không có cơ quan tiêu hóa. |
- Túi tiêu hóa gồm nhiều tế bào, có 1 lỗ thông |
- Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan, có 2 lỗ thông |
Diễn biến |
- Thực bào -> TH nội bào -> xuất bào |
- TH ngoại bào (enzyme) -> hấp thụ -> TH nội bào |
- TH hóa học: ruột non, dạ dày, miệng,... tiết enzyme. - TH cơ học: miệng (nhai), dạ dày (co bóp),... |
1.2. Hô hấp ở động vật
Quá trình hô hấp gồm 5 giai đoạn: Thông khí -> trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí -> vận chuyển khí O2 và CO2 -> trao đổi khí ở tế bào -> hô hấp tế bào.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể |
- Đối tượng: ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp (ruột khoang, giun đốt, giun dẹp,...) - Đặc điểm: + Khí O2, CO2 khuếch tán trực tiếp qua bề mặt cơ thể (màng tế bào hoặc da) + Riêng giun đất: O2 từ ngoài -> da -> máu -> tế bào -> CO2 -> máu -> da -> ngoài. |
|||||
Hô hấp qua hệ thống ống khí |
- Đối tượng: côn trùng, chân khớp sống trên cạn (châu chấu, gián, ruồi, ong,...) - Đặc điểm: + O2 -> lỗ thở -> ống khí -> tế bào -> CO2 -> ống khí -> lỗ thở -> ngoài. + Sự thông khí: hoạt động co dãn của cơ phần bụng. + Không cần hệ tuần hoàn (máu) để vận chuyển khí. |
|||||
Hô hấp qua mang |
- Đối tượng: cá, thân mềm, chân khớp sống dưới nước (cá, trai, cua, tôm, nòng nọc,...) - Đặc điểm: + O2 trong nước -> phiến mang -> máu -> tế bào -> CO2 -> máu -> phiến mang -> ngoài. + Nơi trao đổi khí với dòng nước: mao mạch trên phiến mang. + Sự thông khí: hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng. + Ở cá xương, mao mạch mang xếp song song và ngược chiều với dòng nước bên ngoài. |
|||||
Hô hấp bằng phổi |
- Đối tượng: lưỡng cư, bò sát, chim & thú (ếch, cá sấu, chim, cá voi, hổ,...) |
|||||
|
Lưỡng cư |
Thú |
Chim |
|
||
|
Cơ quan hô hấp |
Phổi + da (chủ yếu) |
Phổi |
Phổi |
||
Cấu tạo phổi |
Ít phế nang |
Nhiều phế nang |
Túi khí |
|||
Sự thông khí |
Nhờ hoạt động của cơ thềm miệng |
Nhờ các cơ hô hấp tạo áp suất âm |
Nhờ các cơ hô hấp tạo áp suất âm |
|||
Hiệu quá |
Thấp nhất (có khí cặn trong phổi, máu pha) |
Trung bình (có khí cặn trong phổi) |
Rất cao (không có khí cặn, luôn có khí giàu O2 đi qua phổi) |
1.3. Tuần hoàn ở động vật
Hệ tuần hoàn hở |
- Đối tượng: chân khớp, một số thân mềm + Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chậm. + Khả năng phân phối máu đến các cơ quan chậm + Máu tiếp xúc, trao đổi chất trực tiếp với tế bào - Dòng máu: máu từ tim -> động mạch -> xoang cơ thể -> tĩnh mạch -> về tim (không có mao mạch). |
|||
Hệ tuần hoàn kín |
- Đối tượng: ĐVCXS, giun đốt, bạch tuộc, mực ống,... + Áp lực máu cao, tốc độ máu chảy nhanh. + Khả năng phân phối máu đến các cơ quan nhanh + Máu trao đổi chất với tế bào quá mao mạch. - Dòng máu: máu từ tim -> động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch -> về tim (máu chảy trong mạch kín). |
|||
|
Hệ tuần hoàn đơn |
Hệ tuần hoàn kép |
|
|
- Đối tượng: cá
- Tim: 2 ngăn
- Máu nuôi cơ thể: Đỏ tươi (giàu O2)
- Máu từ tim -> động mạch mang -> mao mạch mang -> động mạch lưng -> mao mạch cơ thể -> tĩnh mạch -> tim. |
- Đối tượng: giun đất, bạch tuộc*, mực ống, lưỡng cư, bò sát, chim, thú,... - Tim: 4 ngăn (chim, thú, cá sấu), 3 ngăn (lưỡng cư), 4 ngăn hụt (bò sát) - Máu đi nuôi nuôi cơ thể: đỏ tươi (chim, thú, cá sấu), pha (lưỡng cư, bò sát).
- Máu từ tim -> động mạch chủ -> mao mạch cơ thể -> tĩnh mạch chủ -> tim -> động mạch phổi -> mao mạch phổi -> tĩnh mạch phổi -> về tim. |
1.4. Miễn dịch ở người và động vật
- Các khái niệm: Kháng nguyên, kháng thể, vacxin, bệnh tự miễn
|
Miễn dịch không đặc hiệu |
Miễn dịch đặc hiệu |
|
Miễn dịch thể dịch |
Miễn dịch tế bào |
||
Tính đặc hiệu |
Sẵn có, không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên |
Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể |
|
Nhân tố tham gia |
- Da, niêm mạc. - Dịch tiết cơ thể. - Các tế bào thực bào,... |
- Tế bào trình diện - Tế bào T hỗ trợ - Tế bào B, tế bào B nhớ. - Tương bào (TB plasma) |
- Tế bào trình diện - Tế bào T hỗ trợ - Tế bào T độc, T độc nhớ |
Cơ chế bảo vệ |
- Ngăn chặn, hạn chế - Thực bào vi khuẩn, virus. |
Kháng thể khớp với kháng nguyên tiêu diệt mầm bệnh |
Tế bào T độc tiết chất độc là tan tế bào nhiễm |
Các đáp ứng miễn dịch |
- Viêm, sốt, thực bào - Tạo protein kháng khuẩn |
- Đáp ứng nguyên phát (7 – 10 ngày): tiếp xúc lần đầu - Đáp ứng thứ phát (2 – 3 ngày): tiếp xúc lần sau. |
|
Phạm vi bảo vệ |
Khắp cơ thể |
Thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết) |
Tế bào nhiễm |
Khả năng nhớ |
Không |
Có |
Có |
Tốc độ |
Nhanh |
Chậm |
Chậm |
Hiệu quả |
Không cao |
Cao |
Cao |
2. Bài tập tự luyện
2.1. Tự luận
Câu 1. Hoàn thành bảng sau về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trên cạn? Giải thích tại sao trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót (bón vào đất trước khi gieo trồng), trong khi các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc.
Giai đoạn |
Cơ quan thực hiện |
Con đường |
Vai trò |
Hấp thụ nước và khoáng |
|
|
|
Vận chuyển nước và khoáng |
|
|
|
Thoát hơi nước |
|
|
|
Câu 2. Khái niệm quang hợp ở thực vật? Sau khi học xong về quang hợp ở thực vật, bạn Tuấn đã vẽ lại sơ đồ sau đây. Theo em, sơ đồ của bạn Tuấn đã chính xác hay chưa? Giải thích. Nếu chưa chính xác em sẽ sửa lại như thế nào cho đúng?
Câu 3. Đặc điểm của hệ sắc tố quang hợp? Có ý kiến cho rằng: "Tất cả thực vật đều có chlorophyll a". Dựa vào vai trò của chlorophyll a, em hãy cho biết ý kiến này đúng hay sai. Giải thích.
Câu 4. Phân biệt 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Ở những vùng có khí hậu nóng và khô nên trồng nhóm thực vật nào? Giải thích?
Câu 5. Trình bày các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật? Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp?
Câu 6.
- Mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng sau:
Giai đoạn |
Bọt biển |
Thuỷ tức |
Người |
Lấy thức ăn |
|
|
|
Tiêu hoá thức ăn |
|
|
|
Hấp thụ chất dinh dưỡng |
|
|
|
Tổng hợp (đồng hoá) các chất |
|
|
|
Thải chất cặn bã |
|
|
|
- So sánh ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa
|
Động vật có ống tiêu hóa |
Động vật có túi tiêu hóa |
Cơ quan tiêu hóa |
|
|
Thức ăn và chất cặn bã |
|
|
Dịch tiêu hóa |
|
|
Câu 7. Khi nói về hô hấp bằng phổi, cho biết những nhận định sau đúng hay sai. Giải thích.
STT |
Nội dung |
Đúng |
Sai |
1 |
Phổi của chim, lưỡng cư, bò sát và thú được cấu tạo từ các phế nang |
|
|
2 |
Ở động vật có phổi, lúc hít vào và thở ra luôn có không khí giàu O2 đi qua phổi |
|
|
3 |
Ở thú, oxygen từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang ở hoạt động hít vào. |
|
|
4 |
Các loài chim, thú, bò sát chỉ hô hấp bằng phổi. |
|
|
5 |
Thủy tức là động vật sống dưới nước nên hô hấp bằng mang. |
|
|
6 |
Sự hít và và thở ra tạo điều kiện cho sự trao đổi khí liên tục ở phổi và tế bào. |
|
|
7 |
Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn. |
|
|
8 |
Tim ngoài nhiệm vụ và máy bơm và hút máu thì còn là nơi dự trữ máu lâu dài. |
|
|
9 |
Máu chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi khí O2 và CO2 |
|
|
10 |
Dịch tuần hoàn ở một số loại động vật là hỗn hợp máu – dịch mô |
|
|
Câu 8. Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào? Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?
Câu 9.
a.Thế nào là tính tự động của tim? Nêu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim?
b. Giả sử, nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút.
- Tính thời gian của một chu kì tim của loài động vật trên.
- Biết thời gian nghỉ của tâm nhĩ bằng 7/8 chu kì tim, thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Tìm thời gian của các pha trong chu kì hoạt động của tim ở loài động vật này?
Câu 10.
a. Trong giờ học thực hành giải phẫu người, bạn Tuấn nhận thấy tâm thất trái có thành rất dày và tâm thất phải lại có thành tương đối mỏng. Em hãy giúp bạn giải thích đặc điểm thích nghi này ở tim người.
b. Tại sao các vận động viên điền kinh sau khi thi đấu về tới đích vẫn phải tiếp tục hoạt động nhẹ nhàng cho tới khi nhịp tim đạt mức bình thường?
Câu 11. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu? Phân tích ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng vaccine?
Câu 12. Nêu cơ chế điều hoà cân bằng nội môi? Tại sao những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận? Nếu uống lượng nước vượt mức yêu cầu sẽ dẫn tới hậu quả gì. Giải thích?
2.2. Trắc nghiệm
Câu 1. Tiêu hóa ngoại bào, là quá trình tiêu hóa thức ăn
A. bên ngoài cơ thể, nhờ hoạt động cơ học của cơ quan tiêu hóa.
B. bên ngoài tế bào, nhờ hoạt động cơ học của cơ quan tiêu hóa.
C. bên ngoài tế bào, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học
D. bên ngoài cơ thể, nhờ enzyme tiêu hóa và hoạt động cơ học
Câu 2. Khi nói về cấu tạo và hoạt động của túi tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Có dạng hình túi, được cấu tạo từ nhiều tế bào
2. Tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của túi và enzyme.
3. Có một lỗ thông duy nhất để ăn và thải thức ăn (lỗ miệng)
4. Chất dinh dưỡng được đưa vào máu đến các tế bào.
A. 1, 3. B. 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 4.
Câu 3.
Hình vẽ bên phải mô tả ngắn gọn về quá trình tiêu hóa thức ăn của Thủy tức (hydra). Khi nói về quá trình này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào bên ngoài tế bào. B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào trong lòng túi. C. Thức ăn được nội bào và ngoại bào nhờ các enzyme D. Miệng là nơi lấy thức ăn, chất thải được thải qua hậu môn. |
|
Câu 4. Các giai đoạn dinh dưỡng theo trình tự là
A. lấy thức ăn -> hấp thụ dinh dưỡng -> tiêu hóa thức ăn -> đồng hóa dinh dưỡng -> thải
B. lấy thức ăn -> tiêu hóa thức ăn -> hấp thụ dinh dưỡng -> đồng hóa dinh dưỡng -> thải
C. lấy thức ăn -> đồng hóa dinh dưỡng -> tiêu hóa thức ăn -> hấp thụ dinh dưỡng -> thải
D. lấy thức ăn -> tiêu hóa thức ăn -> đồng hóa dinh dưỡng -> hấp thụ dinh dưỡng -> thải
Câu 5. Ở người và đa số động vật, bộ phận trực tiếp hấp thụ chất dinh dưỡng là
A. manh tràng. B. ruột non. C. dạ dày. D. ruột già
Câu 6. Khi nói về vai trò của thực phẩm sạch trong đời sống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.
2. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Giá thành rẻ, giúp tiết kiệm chi phí.
4. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 7. Sắp xếp các giai đoạn của hô hấp ở động vật sao cho đúng?
A. Thông khí -> trao đổi khí ở tế bào -> vận chuyển khí -> trao đổi khí ở cơ quan -> hô hấp tế bào.
B. Thông khí -> vận chuyển -> khí trao đổi khí ở cơ quan -> trao đổi khí ở tế bào -> hô hấp tế bào
C. Thông khí -> trao đổi khí ở cơ quan -> vận chuyển khí -> trao đổi khí ở tế bào -> hô hấp tế bào.
D. Thông khí -> trao đổi khí ở cơ quan -> trao đổi khí ở tế bào -> vận chuyển khí -> hô hấp tế bào.
Câu 8. Những phát biểu nào sau đây đúng về hình thức hô hấp ở giun đất?
1. Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể, bề mặt trao đổi khí là da
2. Dưới da có nhiều hệ thống mạch máu có chứa sắc tố hô hấp.
3. Sơ đồ vận chuyển khí: O2 ngoài -> da -> máu -> tế bào -> CO2 -> máu -> da -> ra ngoài.
4. Da giun đất luôn phải khô ráo để quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng hơn.
A. 4. B. 2. C. 3 D. 1.
Câu 9. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng được thực hiện nhờ
A. sự co dãn của phần bụng. B. sự di chuyển của chân.
C. sự nhu động của hệ tiêu hóa. D. sự vận động của cánh
Câu 10. Ở cá xương, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí trực tiếp với dòng nước là hệ thống mao mạch trên
A. cung mang B. phiến mang C. sợi mang. D. miệng
Câu 11. Phổi thú có hiệu quả hô hấp cao hơn phổi của bò sát và lưỡng cư vì
A. phổi có cấu trúc phức tạp hơn, chênh lệch khí cao hơn.
B. phổi có kích thước lớn hơn, lấy được nhiều khí mỗi lần hô hấp.
C. phổi có khối lượng lớn hơn, hoạt động nhịp nhàng hơn.
D. phổi có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu khiến động vật có phổi sống trên cạn không hô hấp được dưới nước là do
A. động vật có phổi không thể bơi được trong nước
B. các phế nang trong phổi khi gặp nước sẽ tan ra.
C. nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí.
D. phổi hoàn toàn không hấp thụ được O2 trong nước
Câu 13. Những bệnh nào sau đây là bệnh về hô hấp?
1. Hen suyễn |
2. Viêm phế quản |
3. HIV/AIDS |
4. Ung thư phổi |
5. Lao phổi |
6. COVIDS - 19 |
7. Sốt xuất huyết Ebola |
8. Viêm họng |
A. 1,2,3,4,5 |
B. 1, 3,4,5,6,7 |
C. 1,2,4,5,6,7 |
D. 1,2,4,5,6,8 |
Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao với hô hấp?
1. Phát triển và tăng sức bền các cơ hô hấp.
2. Tăng thể tích lồng ngực, tăng thể tích khí lưu thông
3. Tăng tần số hô hấp, giảm nhịp thở.
4. Giảm nồng độ khí O2 và CO2 lưu thông.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Một người có sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn vì khi chủ động thở nhanh và sâu thì
A. thể tích phổi tăng lên dự trữ được nhiều khí O2 trong phổi.
B. giảm tiêu hao năng lượng giúp tích trữ năng lượng cho khi lặn.
C. làm giảm hàm lượng CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
D. Tất cả đều đúng
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 16-30 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề thi tham khảo
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm
A. hai giai đoạn là tổng hợp và phân giải.
B. ba giai đoạn là tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
C. ba giai đoạn là chuyển hóa, biến đổi và tổng hợp năng lượng.
D. bốn giai đoạn là sản xuất, phân giải, tỏa nhiệt và huy động năng lượng.
Câu 2: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào
A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.
B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.
C. hình dạng của phân tử khoáng.
D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.
Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?
A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.
B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.
C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.
D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
Câu 4: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là
A. nhiệt độ và ánh sáng.
B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
D. Tất cả các nhân tố trên.
Câu 5: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?
A. Bước sóng 400 - 700 nm.
B. Bước sóng 280 – 760 nm.
C. Bước sóng 200 – 500 nm.
D. Bước sóng 700 - 900 nm.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp.
B. Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH và C6H12O6.
C. Oxygen được tạo ra trong quá trình phân li nước của pha sáng.
D. Nguyên liệu của pha sáng gồm ánh sáng, ATP và NADPH.
Câu 7: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucose
A. đến carbon dioxide và nước diễn ra ở tế bào chất.
B. đến acid pyruvic diễn ra ở tế bào chất.
C. đến acid pyruvic diễn ra ở ti thể.
D. để tạo ra acid lactic.
Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào?
A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa bằng ống tiêu hóa.
Câu 9: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi
A. trong môi trường đều có khí oxygen và khí carbon dioxide.
B. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
C. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hệ thống ống khí và bề mặt cơ thể.
D. trong môi trường có hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn nhiều so với hàm lượng khí oxygen trong cơ thể.
Câu 10: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với khi hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã oxi hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 11: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn?
A. Ngành Ruột khoang.
B. Ngành Giun dẹp.
C. Lớp Lưỡng cư.
D. Ngành Thân lỗ.
Câu 12: Hệ dẫn truyền tim gồm
A. tim, nút xoang nhĩ và các sợi Purkinje.
B. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
C. tâm nhĩ, tĩnh mạch phổi, bó His và các sợi Purkinje.
D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje.
Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về cấu tạo của tim?
A. Tim của lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) gồm có 4 ngăn.
B. Tim của cá có 3 ngăn gồm 3 tâm nhĩ và 1 tam thất.
C. Tim của thú có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
D. Tim của chim và thú có 6 van tim.
Câu 14: Mao mạch có đặc điểm nào giúp chúng phù hợp với chức năng trao đổi chất?
A. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ.
B. Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào lớn.
C. Vận tốc máu chảy trong mạch chậm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 15: Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra?
A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật.
B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hoá chất độc hại.
C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền.
D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.
Câu 16: Các thành phần chính của miễn dịch không đặc hiệu là
A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, kháng thể.
B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.
C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.
D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
tế bào plasma.
Câu 17: Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi
A. tập thể dục thường xuyên.
B. uống nhiều nước.
C. uống nhiều rượu bia.
D. ăn nhiều rau xanh.
Câu 18: Phát biểu nào đúng khi nói về miễn dịch dịch thể?
A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên.
C. Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của các tế bào đại thực bào.
D. Miễn dịch dịch thể không có sự tham gia của kháng thể.
Câu 19: Quá trình lọc ở cầu thận là
A. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu.
B. quá trình nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức.
C. quá trình nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại ống thận,
D. quá trình nước tiểu chính thức được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.
Câu 20: Các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước ở nước tiểu đầu được tái hấp thụ tại
A. bể thận.
B. ống thận.
C. bàng quang.
D. niệu đạo.
Câu 21: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hình thành nước tiểu?
A. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron.
B. Trung bình mỗi ngày có khoảng 17 – 18 L nước tiểu đầu được tạo ra nhưng chỉ có 1 – 2L nước tiểu chính thức được hình thành.
C. Thành phần của nước tiểu đầu tượng tự thành phần của máu, chứa các tế bào màu và protein huyết tương.
D. Nước tiểu chính thức được chứa trong bóng đái và thải ra ngoài qua ống thận.
Câu 22: Cảm ứng ở sinh vật là
A. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường.
B. khả năng cơ thể sinh vật thay đổi hình dạng, cấu tạo trước các tác nhân từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ sinh vật khác, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở thực vật?
A. Thực vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.
B. Các tín hiệu kích thích từ môi trường được chuyển đổi thành xung thần kinh và được dẫn truyền trong tế bào.
C. Thực vật thường phản ứng với các kích thích của môi trường bằng cách điều chỉnh hình thái, phản ứng sinh lí hoặc sự vận động của các cơ quan.
D. Các phản ứng của thực vật được điều khiển bởi các hormone thực vật.
Câu 24: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, thân cây non sẽ
A. không thể sinh trưởng do không được chiếu sáng toàn phần.
B. sinh trưởng bình thường, mọc thẳng.
C. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có ánh sáng.
D. dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có bóng tối.
Câu 25: Phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền tín hiệu → Trả lời kích thích.
B. Dẫn truyền tín hiệu → Thu nhận kích thích → Trả lời kích thích.
C. Thu nhận kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích.
D. Dẫn truyền tín hiệu → Phân tích và tổng hợp thông tin→ Trả lời kích thích.
Câu 26: Hướng động dương là
A. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích.
B. sự vận động sinh trưởng của thực vật tránh xa nguồn kích thích.
C. phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.
D. sự vận động sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn kích thích và tránh xa nguồn kích thích.
Câu 27: Ở thực vật, trong điều kiện chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do
A. auxin tập trung về phía có nguồn sáng.
B. auxin tập trung về phía đối diện với nguồn sáng.
C. lượng auxin cao ức chế sự sinh trưởng và dãn dài của tế bào.
D. lượng auxin cao kích thích sự sinh trưởng của tế bào ở phía được chiếu sáng.
Câu 28: Ngọn cây đậu xanh tồn tại dạng hướng động nào dưới đây?
A. Hướng sáng dương.
B. Hướng trọng lực âm.
C. Hướng nước dương.
D. Tất cả các đáp án trên.
B. Phần tự luận
Câu 1: (1 điểm) Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.
Câu 2: (1 điểm) Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp bón phân ở gốc.
Câu 3: (1 điểm) Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hoạt động của tim mạch ở động vật đã được điều hoà như thế nào để đảm bảo cho cơ xương hoạt động tốt nhằm thoát khỏi mối nguy hiểm?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
A. Phần trắc nghiệm
1. B |
2. D |
3. B |
4. D |
5. A |
6. C |
7. B |
8. A |
9. B |
10. D |
11. C |
12. D |
13. C |
14. D |
15. A |
16. C |
17. C |
18. B |
19. A |
20. B |
21. A |
22. C |
23. B |
24. C |
25. A |
26. A |
27. B |
28. D |
B. Phần tự luận
Câu 1:
Một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời vì: Trong khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể, những kháng thể này sẽ được sản sinh và duy trì lâu dài trong cơ thể (trí nhớ miễn dịch). Bên cạnh đó, các chủng virus – tác nhân gây ra những bệnh này không có sự biến chủng (thay đổi tính kháng nguyên) liên tục. Do đó, hệ thống miễn dịch của những người đã từng mắc những bệnh này có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.
Câu 2:
Biện pháp bón phân ở gốc dựa vào tính hướng hóa của cây: Việc bón phân ở gốc sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Khi bón phân ở gốc cần phối hợp các đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc.
Câu 3:
Khi bị kẻ thù rượt đuổi, hormone adrenaline (hormone tuyến thượng thận) ở động vật được tiết ra nhiều hơn. Hormone adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân). Điều đó giúp tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng và O2 đến các tế bào cơ xương để thực hiện hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ xương tăng cường hoạt động. Nhờ đó, động vật có thể chạy nhanh hơn để thoát khỏi sự rượt đuổi của kẻ thù.
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 11 Cánh diều năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
- Bộ đề thi trắc nghiệm online môn Sinh học 11
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.