YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 gồm có hai phần: Nội dung và câu hỏi ôn tập được trình bày theo từng phân môn Lịch sử và Địa lí riêng biệt giúp các em học sinh Lớp 6 dễ dàng hệ thống kiến thức. Bên cạnh đó các em còn được thử sức với nhiều câu hỏi tự luận giúp các em vững tin kỹ năng trình bày, lập luận của mình. Chúc các em học tốt!

ADSENSE

1. Nội dung ôn tập

1.1. Phần Lịch sử

1.1.1. Khái quát về Lịch sử

- Nêu được khái niệm môn lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

  • Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
  • Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.
  • Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.
  • Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

1.1.2. Thời gian trong lịch sử

- Khái niệm âm lịch và dương lịch

- Cách tính thời gian trong lịch sử

1.1.3. Nguồn gốc loài người

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

- Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á

1.1.4. Xã hội nguyên thủy

- Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

- Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy

1.1.5. Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

- Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp.

- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.

- Nêu và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông

- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã

1.1.6. Ai Cập cổ đại

- Điều kiện tự nhiên, quá trình thành lập và các thành tựu chủ yếu của nhà nước Ai Cập

1.1.7. Lưỡng Hà cổ đại

- Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí của Lưỡng Hà cổ đại

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại: Chữ viết, văn học; Luật pháp; Toán học; Kiến trúc và điêu khắc

1.1.8. Ấn Độ cổ đại

- Điều kiện tự nhiên, xã hội của Ấn Độ cổ đại

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại: Tôn giáo, Chữ viết, văn học, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và điêu khắc

1.1.9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

- Điều kiện tự nhiên và các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc.

1.1.10. Hy Lạp cổ đại

- Nêu và nhận xét được những tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp cổ đại

- Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại.

- Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại.

1.1.11. La Mã cổ đại

- Nêu và nhận xét được tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh La Mã

- Trình bày được tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

- Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của La Mã

1.2. Phần Địa lí

1.2.1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: Kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

1.2.2. Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

- Ghi nhớ kí hiệu và chú giải và các loại kí hiệu thông dụng

1.2.3. Tìm đường đi trên bản đồ

1.2.4. Lược đồ trí nhớ

1.2.5. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất

1.2.6. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

- Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực.

- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

- Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

1.2.7. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

- Mô tả được chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

1.2.8. Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất.

- Xác định được trên lược đồ các mãng kiến tạo lớn, đời tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.

- Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân.

- Biết tìm kiếm thông tin về các thảm họa thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra.

1.2.9. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản.

- Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh

- Trình bày được tác động đồng thời cảu quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

- Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.

- Kể được tên một số loại khoáng sản.

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Phần Lịch sử

Câu 1: Vì sao chúng ta phải học Lịch sử?

Gợi ý trả lời:

- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.

- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

Câu 2: Để khám phá quá khứ, người ta thường dựa vào những nguồn sử liệu nào?

Gợi ý trả lời:

- Tư liệu gốc → là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

- Tư liệu truyền miệng.

- Tư liệu chữ viết

- Tư liệu hiện vật.

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn (Thời gian xuất hiện, cấu tạo cơ thể)

Gợi ý trả lời:

Đặc điểm

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

Khoảng 4 triệu năm trước

Khoảng 150 000 năm trước

Cấu tạo cơ thể

  + Hình dáng

  + Thể tích não

+ Hình dáng: Có khả năng đứng thẳng, đi bằng hai chân.

+ Thể tích não: 850 - 1100 cm3

+ Hình dáng: giống người ngày nay.

+ Thể tích não: 1450 cm3

Câu 4: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay?

Gợi ý trả lời:

- Tạo ra của cải, vật chất nuôi sống bản thân, gia đình.

- Góp phần xây dựng xã hôi ngày càng phát triển, tiến bộ, văn minh…

Câu 5: Kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

+ Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đổng Nai), An Khê (Gia Lai),... người ta tìm thấy những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

+ Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400 000 năm.

Câu 6: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại?

Gợi ý trả lời:

- Chữ viết: Chữ tượng hình

- Toán học: Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học.

- Kiến trúc:Nổi tiếng nhất là các kim tự tháp.

- Y học:Nổi bật là kĩ thuật ướp xác.

Câu 7: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?

Gợi ý trả lời:

- Chữ viết: chữ hình nêm

- Văn học: nổi bật là bộ sử thi Gin-ga-mét (Gilgames)

- Luật pháp: bộ luật Ha-mu-ra-bi

- Toán học: Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học.

- Kiến trúc : Nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon

2.2. Phần Địa lí

Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất?

Gợi ý trả lời:

- Gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, Man-ti và nhân

- Lớp vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như: đất, nước, đá, không khí, sinh vật…và cả xã hội loài người.

Câu 2: Động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân, hậu quả ?

Gợi ý trả lời:

- Hiện tượng lớp vỏ TĐ bị rung chuyển với cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn gọi là động đất.

- Khi lớp vỏ TĐ bị rạn nứt khiến mắc ma ở dưới sâu phun trào và tích tụ ra ngoài mặt đất gọi là núi lửa.

- Nguyên nhân: Do các địa mảng dịch chuyển

-Hậu quả: vùi lấp tài sản, nhà cửa, đường sá, làng mạc….tính mạng conngười…

Câu 3Quá trình nội sinh và ngoại sinh, cho ví dụ?

Gợi ý trả lời:

- Nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất

VD: động đất, núi lửa, các lớp đất đá bị uốn nếp, quá trình nâng cao tạo núi…

- Ngoại sinh là quá trình xảy ra bên ngoài bề mặt Trái Đất

VD: nước chảy đá mòn, khối đá do gió nhiệt độ, mưa…ăn mòn.

Câu 4: Kể tên các dạng địa hình chính, nước ta có các đồng bằng lớn nào?

Gợi ý trả lời:

- Địa hình chính: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng

- Nước ta có đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5: Quan sát hình 10.3 SGK Lịch sử và Địa lí 6 CTST / trang 146- cho biết cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối?

Gợi ý trả lời:

- Độ cao tương đối đo từ chân núi lên đỉnh núi

- Độ cao tuyệt đối đo từ mực nước biển trung bình lên đỉnh núi

Câu 6: QS hình 12.1 SGK Lịch sử và Địa lí 6 CTST / trang 151- cho biết trong khí quyển gồm những tầng nào? Con người sống ở tầng nào?

Gợi ý trả lời:

- Có 3 tầng: đối lưu, bình lưu và các tầng cao của khí quyển

- Con người sống ở tầng đối lưu

Câu 7: QS hình 12.2 SGK Lịch sử và Địa lí 6 CTST / trang 152- Cho biết trong không khí gồm có những thành phần nào? Kể tên và nêu tỉ lệ các thành phần đó?

Gợi ý trả lời:

- Khí Oxi 21 %

- Khí Nitơ 78 %

- Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác 1%

Câu 8: Khí áp là gì?Trên Trái Đất có những đai áp nào ?

Gợi ý trả lời:

- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp

- Đai áp thấp: xích đạo và áp thấp ôn đới bắc và nam bán cầu

- Đai áp cao: cận chí tuyến và vùng cực bắc và nam 

Câu 9: Thời tiết khác khí hậu như thế nào ?

Gợi ý trả lời:

- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương. Thời tiết luôn thay đổi.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại các các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… trong thời gian dài ở một địa phương và đã trở thành quy luật.

Câu 10: Quan sát hình 13.4 SGK Lịch sử và Địa lí 6 CTST / trang 158 - Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào? Nêu giới hạn từng đới?

Gợi ý trả lời:

- Đới: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới

- Nhiệt đới: 23027B ->23027N (Chí tuyến bắc đến chí tuyến nam)

- Ôn đới: 23027B -> 66033B, 23027N -> 66033N (Chí tuyến bắc đến vòng cực bắc, chí tuyến nam đến vòng cực nam)

- Hàn đới: 66033B -> 900 B, 66033N -> 900 N (Vòng cực bắc đến cực bắc, vòng cực nam đến cực nam)

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF