YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm 2022-2023 do HOC247 biên soạn và tổng hợp các kiến thức cơ bản trong Chương trình giữa HK1 môn Lịch sử và Địa li 6. Với phần liệt kê chi tiết cùng với những câu hỏi trắc nghiệm giúp các em ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Chúc các em đạt được kết quả thật tốt trong kì thi giữa HK1 này nhé!

ATNETWORK

1. Nội dung ôn tập

1.1. Phần Lịch sử

- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.

- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,… của những người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Tư liệu chữ viết: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết.

- Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. 

- Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Các cách tính thời gian trong lịch sử

- Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách làm lịch. Người Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc khác thì tính theo âm lịch, còn người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu ,… thì tính theo Dương lịch.

+ Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.

- Đồng thời có cách phân chia thời gian thành thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ như sau:

+ Một thập kỉ = 10 năm.

+ Một thế kỉ = 100 năm.

+ Một thiên niên kỉ =1000 năm.

Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

- Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

 

Bầy người nguyên thủy

Công xã thị tộc

Dạng người

Người tối cổ

Người tinh khôn

Hình thành 3 chủng tộc lớn: da vàng, da trắng và da đen.

Đời sống kinh tế

Biết ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa, sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượm

Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén hơn, biết chế tạo công cung tên, làm đồ gốm, dệt vải và trồng trọt, chăn nuôi; biết dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở

Tổ chức xã hội

Sống thành bầy khoảng vài chục người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.

Sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung. Nhiều thị tộc họ hàng sống cạnh tranh tạo thành bộ lạc

Đời sống tinh thần

Làm vòng trang sức như vòng đeo tay bằng vỏ ốc hay răng thú xuyên lỗ, vẽ tranh trên vách đá,…

Làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tay bằng đá, làm tượng bằng đá bằng đất nung, vẽ tranh trên vách đá,…

Đã có tục chon người chết và đời sống tâm linh

- Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam

Ở Việt Nam, người nguyên thủy cũng đã từng bước tìm cách cải tiến công cụ. Từ chỗ chỉ biết ghè đẽo, họ đã biết mài đá, tạo ra những công cụ khác nhau như rìu, bôn, chày, cuốc đá. Tre, gỗ, xương, sừng cũng được sử dụng để làm mũi tên, mũi lao.

Họ sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. Nguồn thức ăn của họ ngày càng phong phú, bao gồm cả những sản phẩm săn bắt, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.

Trong các di chỉ, người ta chỉ tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức.

Người nguyên thủy có đời sống tâm linh sống thế nào thì chết cũng sẽ chôn theo các công cụ và đồ trang sức để sinh sống tiếp bên thế giới bên kia.

1.2. Phần Địa lí

- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu.

- Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).

- Vĩ tuyến gốc là Xích đạo, chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc (tính từ Xích đạo đến cực Bắc) và bán cầu Nam (tính từ Xích đạo đến cực Nam).

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

- Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Lược đồ chí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người đã từng gặp, từng đến,...Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.

- Vũ trụ là không gian vô tận. Trong vũ trụ bao la có vô số Thiên Hà. Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời gọi là dải Ngân Hà.

- Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời. Chuyển động xung quanh Mặt trời là 8 hành tinh. Các hành tinh, ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời còn chuyển động tự quay quanh mình.

- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống tồn tại và phát triển.

- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ bảo vệ mình.

- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

  • Ngày đêm luân phiên.
  • Giờ trên Trái Đất
  • Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Phần Lịch sử

Câu 1Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào?

A. Sử học.

B. Khảo cổ học.

C. Việt Nam học.

D. Cơ sở văn hóa.

Câu 2Tư liệu truyền miệng là

A. Chỉ là những tranh, ảnh.

B. Gồm nhiều thể loại: truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca…

C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.

D. Là các văn bản ghi chép.

Câu 3. Công lịch quy định một thế kỉ là bao nhiêu năm?

A. 1000 năm

B. 10 ngàn năm

C. 100 năm

D. 10 năm

Câu 4. Nhà Tròn được xếp vào loại tư liệu nào để khôi phục lại lịch sử?

A. Tư liệu hiện vật

B. Tư liệu chữ viết bằng hình

C. Tư liệu truyền miệng

D. Tư liệu chữ viết bằng lời (chữ)

Câu 5: Năm 1418 thuộc thế kỉ nào?

A.Thế kỉ XIV

B. Thế kỉ XV

C. Thế kỉ XV TCN

D. Thế kỉ XV TCN

Câu 6: Kim Tự Tháp là thành tựu về kiến trúc của quốc gia cổ đại nào?

A. Trung Quốc

B. Ấn Độ

C. Ai Cập

D. Lưỡng Hà

Câu 7: Lịch sử loài người là gì?

A. Gồm những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay

B. Gồm những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến mai sau

C. Gồm những gì đã trải qua trong quá khứ

D. Gồm tất cả những gì đã diễn ra trên trái đất cho đến ngày nay

Câu 8:Các truyền thuyết như Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh… thuộc loại hình tư liệu

A. Hiện vật.

B. Truyền miệng.

C. Chữ viết.

D. Gốc.

Câu 9: Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Không được coi là một tư liệu.

Câu 10: Người tinh khôn xuất hiện từ bao giờ trên Trái Đất

A. Khoảng 150.000 năm trước

B. Khoảng 150 năm trước

C. Khoảng 1500 năm trước

D. Khoảng 15000 năm trước

Câu 11: Công cụ đầu tiên của người nguyên thủy làm bằng gì?

A. Kim loại

B. Đá, cành cây

C. Xương sừng

D. Gốm

Câu 12: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm

A. Đức Phật ra đời.

B. Chúa Giê-su qua đời.

C. Chúa Giê-su ra đời.

D. nguyệt thực toàn phần.

Câu 13: Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào

A.Năm 146 TCN

B. Năm 27 TCN

C. Năm 30 TCN

D. Năm 539 TCN

Câu 14: Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu ca dao “Dù ai buôn đâu bán đâu/Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về”. Người Đồ Sơn xưa nói thời gian lễ hội chọi trâu hằng năm theo cách tính nào?

A. Lịch âm    B. Phật lịch  C. Lịch dương  D. Công lịch

Câu 15:Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là

A. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.

B. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.

C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.

D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

Câu 16. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người tình cờ phát hiện ra kim loại (đồng đỏ) thuật luyện kim ra đời

Đầu thiên niên kỉ II TCN công cụ, vũ khí, vật dụng bằng đồng thau, cuối thiên niên kỉ II TCN đầu thiên niên kỉ I TCN công cụ sắt xuất hiện, đa dạng về chủng loại. Trồng trọt mở rộng, săn bắt dễ dàng hơn

Nhờ công cụ kim loại, sản xuất phát triển sản phẩm dư thừa nhiều hơn. Những người đứng đầu thị tộc chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng, trở nên giàu có. Xã hội phân hóa giàu nghèo.Xã hội nguyên thủy tan rã. Xã hội có giai cấp hình thành.

Câu 17. Quá trình trình hành lập nhà nước Ai Cập cổ đại

- Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin

- Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm

  • Từ Thiên niên kỉ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập
  • Khoảng 3000 năm TCN vua Na-mơ thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, nhà nước Ai Cập ra đời

2.2. Phần Địa lí

Câu 1: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do

A.Trái Đất quay từ Đông sang Tây.

B.Trái Đất quay từ Tây sang Đông.

C.Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’

D.Trái Đất có dạng hình cầu.

Câu 2: Theo em ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:

A.Gió Đông Nam.

B.Gió Tây Nam.

C.Gió Đông Bắc.

D.Gió Tây Bắc.

Câu 3: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Câu 4: Theo em nhận định nào dưới đây không đúng về lực côriôlít:

A.Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.

B.Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.

C.Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.

D.Lực côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.

Câu 5: Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

A. Thiên hà.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Trái Đất.

D. Dải ngân hà.

Câu 6: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

A. Vũ Trụ.

B. Thiên thạch.

C. Thiên hà.

D. Dải Ngân hà.

Câu 7: Theo anh chị trục Trái Đất là:

A.Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

B.Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

C.Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

D.Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 8: Theo anh chị mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do:

A.Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.

B.Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C.Các thế lực siêu nhiên, thần linh.

D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 9. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 10.

Câu 10:Theo anh chị trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do:

A.Trục Trái đất nghiêng

B.Trái đất quay từ Tây sang Đông

C.Ngày đêm kế tiếp nhau

D.Trái đất quay từ Đông sang Tây

Câu 11:Trái Đất có bán kính bao nhiêu?

A.6307km

B.510 triệu km

C.6370km

D.40070km

Câu 12: Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Câu 13: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Câu 14: Khi vẽ lược đồ một khu vực, cần hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng nào:

A.Diện tích

B.hướng

C.khoảng cách các đối tượng khác nhau.

D.Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?

A. Đường đi và khu vực.

B. Khu vực và quốc gia.

C. Không gian và thời gian.

D. Thời gian và đường đi.

Câu 16: Khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi đầu tiên cần hồi tưởng về:

A.Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quãng đường

B.hướng đi chính

C.Khoảng cách giữa điểm xuất phát và kết thúc

D.Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Câu 18: "Kí hiệu là những hình vẽ, màu sắc, biểu tượng dùng để thể hiện các........  trên bản đồ". Điền vào chỗ chấm

A.Đối tượng địa lý

B.Đối tượng

C.Sự vật

D.Hiện tượng

Câu 19: Theo em kí hiệu diện tích dùng để thể hiện?

A.Ranh giới của một tỉnh

B.Lãnh thổ của một nước

C.Các sân bay, bến cảng

D.Các mỏ khoáng sản

Câu 20: Theo em để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu?

A. tượng hình

B. điểm

C. đường

D. diện tích

Câu 21: Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 22: Theo em trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó?

A. càng dốc

B. càng thoải

C. càng cao

D. càng cắt xẻ mạnh

Câu 23: Theo anh chị một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào?

A. mạng lưới kinh, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.

B. hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

C. vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

D. bảng chú giải.

Câu 24: Em hãy cho biết theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

A. Đông

B. Bắc

C. Tây

D. Nam

Câu 25: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 26: Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

A. rất nhỏ.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. lớn.

Câu 27: Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỷ lệ nào?

A.Tỷ lệ số

B.Tỷ lệ thước

C.Cả tỷ lệ thước và tỷ lệ số

D.Chỉ cần đo trên bản đồ

Câu 28: Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

A. thuốc nổ.

B. giấy.

C. la bàn.

D. địa chấn kế.

Câu 29: Hãy cho biết vẽ bản đồ là làm gì?

A.cách biểu thị bề mặt Trái Đất lên mặt Địa cầu. 

B.thể hiện các đối tượng địa lí lên mặt phẳng của giấy.

C.chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy.

D.cách chuyển bề mặt Trái Đất lên tờ giấy.

Câu 30: Nước ta nằm ở phía nào của châu Á?

A. Tây Nam.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON