YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm học 2021-2022, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi kiểm tra giữa học kì 1 sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2021 - 2022

 

A. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Lịch Sử được hiểu là

A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.

B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại.

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Đáp án: B

Giải thích: Lịch Sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ (SGK – trang 9).

Câu 2. Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là

A. môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.

B. môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.

C. môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

D. môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.

Đáp án: B

Giải thích: Phân môn Lịch Sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến ngày nay (SGK - trang 9).

Câu 3. Hình 1 (trang 9, SGK) giúp em hiểu biết về

A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.

B. sự thay đổi của các thế hệ máy tính điện tử.

D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.

Đáp án: D

Giải thích: 

Hình 1 (trang 9, SGK - trang) giúp em hiểu biết về: sự thay đổi của các thế hệ máy tính điện tử theo thời gian. Cụ thể là:

+ Máy tính đầu tiên trên thế giới: có kích thước khổng lồ: dài khoảng 24 mét, bao phủ diện trích khoảng 160 mét vuông và nặng tổng cộng khoảng 27 tấn; cỗ máy này cần lượng điện tới 150 KW để cung cấp cho hệ thống 18.800 bóng đèn điện tử các kích cỡ.

+ Máy tính thế hệ thứ tư: kích thước nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít điện năng hơn so với chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới; tuy nhiên người dùng không thể mang máy tính theo bên mình.

+ Máy tích xách tay hiện nay: thiết kế đẹp, gọn nhẹ (chỉ khoảng 1 – 3 kg), tiêu tốn ít điện năng; người dùng có thể mang máy tính theo mình, vì vậy rất thuận tiện trong quá trình sử dụng.

=> Sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử được hiểu là lịch sử hình thành và phát triển của chiếc máy tính điện tử.

Câu 4. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về

A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

B. các thiên thể trong vũ trụ.

C. quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người.

D. sinh vật và động vật trên Trái Đất.

Đáp án: C

Giải thích: Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người (SGK – trang 9).

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Học lịch sử để biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.

B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hoá của muôn loài.

C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.

D. Học lịch sử để đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

Đáp án: B

Giải thích:

- Học lịch sử giúp chúng ta:

+ Biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.

+ Biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.

+ Đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

- Nội dung đáp án B không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử, vì: lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người (không đi sâu vào nghiên cứu quá trình tiến hóa của muôn loài).

Câu 6. Tư liệu hiện vật là

A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

Đáp án: A

Giải thích: Tư liệu hiện vật là di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất (SGK – trang 12).

Câu 7. Tư liệu chữ viết là

A. những hình khắc trên bia đá.

B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.

C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.

D. những câu chuyện cổ tích.

Đáp án: B

Giải thích: Tư liệu chữ viết là những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay (SGK – trang 12).

Câu 8. Truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Đáp án: D

Giải thích:

 - Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mượn chuyện hai thần (Sơn Tinh – Thủy Tinh) tranh giành người đẹp (công chúa Mỵ Châu) để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.

- Hình tượng Sơn Tinh hoá phép nâng núi lên cao, lên cao mãi để chiến thắng Thuỷ Tinh đã phản ánh truyền thống làm thủy lợi để chống lại bão lũ của người Việt. Đồng thời, chi tiết Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh đã nói lên ước mơ và khát vọng của người Việt cổ muốn có sức mạnh thần kì, vô địch đế đẩy lùi và chế ngự thiên tai, để bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời.

----Còn tiếp-----

 

B. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Lịch Sử giúp chúng ta hiểu biết những gì? Bản thân em biết được thêm những gì thông qua việc học tập lịch sử?

Trả lời:

- Lịch Sử giúp tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và cả nhân loại. Lịch Sử còn giúp ta biết được thành công và thất bại trong quá khứ... để rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

- Thông qua việc học tập lịch sử, bản thân em:

+ Biết được cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

+ Biết và hiểu được quá trình lao động và chiến đấu để dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.

Câu 2: Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử nào khiến em hứng thú nhất? Vì sao?

Trả lời:

Lưu ý: HS trả lời theo cảm nhận của cá nhân, có thể tham khảo các nội dung dưới đây

Hình thức học tập lịch sử giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu quả nhất là:

+ Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic.

+ Tìm hiểu lịch sử qua: phim hoạt hình; truyện tranh; câu đố dân gian; tiểu thuyết đề tài lịch sử…

- Giải thích:

+ Học lịch sử thông qua hình thức Infographic có sự kết hợp giữa thông tin kiến thức và hình ảnh minh họa, giúp em hiểu rõ, hiểu sâu hơn về kiến thức, kích thích sự hứng thú học tập thông qua các hình ảnh minh họa trực quan sinh động.

+ Học lịch sử qua phim hoạt hình, truyện tranh, câu đố dân gian, tiểu thuyết đề tài lịch sử… giúp em thấy kiến thức lịch sử gần gũi với bản thân, không khô khan mà rất sinh động, hấp dẫn.

Câu 3: Em hãy giải thích vì sao Bác Hồ lại nói: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc... Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời căn dặn này của Bác nói lên điều gì về vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

- Lời căn dặn của Bác gợi nhớ lại lịch sử dựng nước hào hùng của dân tộc gắn với công lao to lớn của các Vua Hùng. Từ đó, giúp chúng ta hiểu được: lịch sử đã có vai trò phục dựng lại quá trình lập nước từ thời các Vua Hùng để ngày nay, chúng ta tự hào tiếp nối truyền thống đó, tự đúc kết những bài học kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.

Câu 4: Theo em, những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử? Hãy nêu ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Loại tư liệu có thể phục dựng lại lịch sử

Ví dụ cụ thể

- Tư liệu truyền miệng

- Truyền thuyết: Sơn Tinh – Thủy Tinh

- Sự tích Bánh chưng – bánh giày

- Sự tích trầu cau…

- Tư liệu chữ viết

- Đại Việt sử kí toàn thư

- Các bài văn kí trên Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu…

- Tư liệu hiện vật

- Trống đồng Đông Sơn

- Thành Cổ Loa, thành nhà Hồ…

- Phim ảnh, băng ghi hình

- Phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ…

- Băng ghi âm

- Bản ghi ẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp” (tháng 12/1946).

Câu 5: Từ đoạn tư liệu dưới đây, em có nhận xét gì về vai trò của lịch sử?

“Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương để răn dạy cho đời sau”.

“Sử phải tỏ rõ được sự phải trái, công bằng, yêu, ghét, vì lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của sử còn nghiệm khắc hơn búa rìu, sử thực là cái cân, cái gương của muôn đời”.

(theo Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1972)

Trả lời:

- Qua hai đoạn trích dẫn cho thấy: lịch sử giúp ghi chép sự việc đã xảy ra (Sử để ghi chép việc). Việc ghi chép lịch sử phải đảm bảo tính trung thực, khách quan (phải tỏ rõ phải trái, công bằng, yêu ghét).

- Vai trò của Lịch Sử: nêu gương, giúp người đời sau tự rút ra những bài học kinh nghiệm,... (làm gương để răn dạy cho đời sau; là cái cân, cái gương muôn đời)...

Câu 6: Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Hãy nêu những đặc điểm chính của mỗi giai đoạn đó.

Trả lời:

- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua 2 giai đoạn là: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

- Đặc điểm chính của các giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

 

Bầy người nguyên thủy

Công xã thị tộc

Dạng người

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đời sống

Kinh tế

- Biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động

- Tạo ra lửa; sống trong hang động.

- Dựa vào săn bắt và hái lượm.

- Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén

- Làm gốm, dệt vải, trồng trọt, chăn nuôi

- Dựng lều bằng cành cây, xương thú.

Tổ chức

Xã hội

- Sống thành từng bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

- Sống quần tụ thành các thị tộc gồm 2 – 3 thế hệ có chung dòng máu.

- Nhiều thị tộc chung dòng máu, sống cạnh nhau thành bộ lạc.

Đời sống

Tinh thần

- Làm đồ trang sức.

- Làm đồ trang sức.

- Có tục chôn người chết.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức năm học 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF