Mời các em cùng tham khảo nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 do HOC247 biên soạn nhằm giúp cho các bạn học sinh khối lớp 10 ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
A. Kiến thức cần nhớ
1. Bài mở đầu
- Nhận biết được vai trò của sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
- Giải thích được cơ cấu lao động ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm.
- Lấy được ví dụ cho thành tựu của ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
- Đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
2. Khảo nghiệm giống cây trồng
- Nhớ được khái niệm khảo nghiệm giống cây trồng.
- Chỉ ra được điểm khác nhau giữa việc thực hiện TN so sánh giống, TN kiểm tra kĩ thuật.
- Phân biệt được 3 thí nghiệm trong quy trình khảo nghiệm giống cây trồng.
3. Sản xuất giống cây trồng
- Nhận biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
- Chỉ ra được khó khăn của công tác sản xuất giống cây rừng.
- Phân biệt được sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn và thụ phấn chéo
4. Thực hành: Gieo hạt và cấy cây trong bầu
- Nhớ được quá trình gieo hạt , cấy cây trong bầu.
- Chỉ ra được cách chuẩn bị đất ruột bầu.
5. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng.
- Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Ý nghĩa của phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.
- Trình bày các bước (bằng sơ đồ chữ) quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
- Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
- Giải thích tại sao quần thể giống cây trồng tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào có tính đồng nhất về di truyền.
- Giải thích tại sao quần thể giống cây trồng tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào thường sạch bệnh.
- Kể tên 3 loại giống cây lương thực sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống.
- Kể tên 3 loại giống cây cây công nghiệp sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống.
- Kể tên 3 loại giống cây hoa sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân giống.
6. Một số tính chất của đất trồng
- Nhớ được khái niệm keo đất.
- Nhớ được khái niệm độ phì nhiêu của đất
- Chỉ ra được nguyên nhân gây đất chua, kiềm.
- Chỉ ra được loại keo đất, cấu tạo keo đất
- Đề xuất biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Đề xuất được biện pháp cải tạo đất chua, kiềm.
7. Thực hành: Xác định độ chua của đất
- Giải thích được phương pháp xác định độ chua của đất.
- Xác định được bình xác định độ chua tiềm tàng, độ chua hoạt tính
B. Luyện tập
Câu 1: Keo đất là gì?
A. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm.
B. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm, không tan trong nước.
C. Là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 μm, tan trong nước.
D. Là những phần tử lớn có kích thước khoảng dưới 1 μm, không tan trong nước.
Câu 2: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm các giai đoạn sau:
A. Sản xuất hạt NC → sản xuất hạt SNC → sản xuất hạt XN.
B. Sản xuất hạt XN → sản xuất hạt NC → sản xuất hạt SNC.
C. Sản xuất hạt SNC → sản xuất hạt NC → sản xuất hạt XN.
D. Tất cả đều sai.
Câu 3: Quy trình khảo nghiệm giống cây trồng gồm các bước sau:
A. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
B. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
C. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật → Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
Câu 4: Độ chua tiềm tàng của đất là do ion nào gây nên?
A. H+ B. OH- C. H+ và Al3+ D. Al3+
Câu 5: Đất có phản ứng chua, cần cải tạo bằng cách nào?
A. Bón phân khoáng B. Bố trí cây trồng hợp lí.
C. Bón vôi. D. Cày, bừa.
Câu 6: Sản xuất giống cây rừng mất ít nhất bao nhiêu năm?
A. 10 – 15 năm B. 5 – 7 năm C. 5 – 10 năm D. 7 – 12 năm
Câu 7: Để xác định độ chua của đất, người ta làm thí nghiệm sau:
Bình 1: Cho nước vào ống đong, đổ đất vào, khuấy đều và dùng máy đo pH.
Bình 2: Cho dung dịch KCl 1N vào ống đong, đổ đất vào, khuấy đều và dùng máy đo pH.
Cho biết, bình nào dùng để xác định độ chua hoạt tính? Độ chua tiềm tàng?
A. Bình 1 – Hoạt tính, bình 2 – tiềm tàng. B. Bình 1 – Tiềm tàng, bình 2 – Hoạt tính.
Câu 8: Nhờ đâu đất có khả năng hấp phụ?
A. Các chất dinh dưỡng B. Keo đất
C. Nước D. Hạt sét, limon
Câu 9: Đất dùng để là ruột bầu khi gieo hạt cần chuẩn bị theo tỉ lệ nào?
A. 88 – 89% đất + 10% phân hữu cơ + 1 – 2% supe lân.
B. 90% đất + 5% phân hữu cơ + 2% supe lân + 3% phân đạm.
C. 88 – 89% đất + 10% phân đạm + 1 – 2% lân.
D. 90% đất + 10% phân hữu cơ + 1 – 2% đạm.
Câu 10: Phương pháp xác định độ chua của đất cần dựa trên căn cứ nào?
A. Nguyên nhân gây chua đất.
B. Dung môi hoà đất.
C. Máy đo pH.
D. Kĩ thuật xác định độ chua đất.
Câu 11: Khảo nghiệm giống cây trồng là gì?
A. Xem xét, theo dõi, đánh giá, công nhận giống mới.
B. Xem xét, đánh giá, so sánh giống mới
C. Theo dõi, đánh giá giống mới
D. So sánh, kiểm tra, quảng cáo giống mới.
Câu 12: Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân
1. Góp phần tăng tổng sản phẩm trong nước.
2. Hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa tập trung.
3. Đóng góp vào xuất khẩu thu ngoại tệ.
4. Áp dụng công nghệ sinh học tạo được giống mới.
5. Tạo việc làm cho số đông lao động ở nông thôn.
6. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
A. 1,2,3,4 B. 1,3,5,6 C. 1,2,5,6 D. 2,3,4,5
Câu 13: Quy trình nuôi cấy mô tế bào gồm các bước
1. Tạo chồi 3. Chọn vật liệu nuôi cấy 5. Trồng cây trong vườn ươm
2. Khử trùng 4. Tạo rễ 6. Cấy cây vào môi trường thích ứng
A. 1,2,3,4,5,6 B. 2,3,4,5,6,1 C. 3,2,1,4,6,5 D. 3,2,4,5,1,6
Câu 14: Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống mới?
A. Lúa kháng sâu
C. Lúa nếp
B. Lúa MTL547 kháng bệnh đạo ôn
D. Lúa tẻ
Câu 15: Trong quy trình nuôi cấy mô tế bào,tạo rễ cần bổ sung chất kích thích sinh trưởng nào?
A. IBA B. BAP C. Zeatin D. MS
Câu 16: Quy trình gieo hạt trong bầu gồm các bước, được sắp xếp theo tứ tự nào?
1. Tạo bầu đất 3. Bảo vệ và chăm sóc
2. Tạo đất ruột bầu 4. Gieo hạt vào bầu
A. 1,2,3,4 B. 2,1,4,3 C. 1,3,2,4 D. 2,1,3,4
Câu 17: Biện pháp khắc phục tồn tại của ngành nông – lâm – ngư nghiệp:
1. Áp dụng khoa học công nghệ vào chọn tạo giống.
2. Tăng cường sử dụng phân bón hoá học để đạt năng suất cao.
3. Sử dụng ngay thuốc hoá học BVTV khi phát hiện sâu, bệnh hại.
4. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái.
5. Áp dụng KHKT vào bảo quản, chế biến sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp.
A. 1,2,3, B. 3,4,5 C. 1,4,5 D. 2,3,4
Câu 18: Cách bố trí thí nghiệm so sánh giống khác thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật:
A. Giống tham gia thí nghiệm. C. Số lần bố trí thí nghiệm.
B. Nơi bố trí thí nghiệm. D. Tất cả đều đúng.
Câu 19: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo khác cây trồng tự thụ phấn chéo ở :
A. Cần ruộng cách ly, chọn lọc khi có hạt SNC.
B. Cần ruộng cách ly, chọn lọc khi có hạt NC.
C. Cần ruộng cách ly, chọn lọc khi có hạt XN.
D. Không cần ruộng cách ly, không cần chọn lọc.
Câu 20: Theo số liệu thống kê, cơ cấu lao động trong ngành nông – lâm - thuỷ sản ở Việt Nam năm 2004, 2014, 2017 lần lượt là 58,8%; 46,7%; 40,3%. Nguyên nhân nào dưới đây là chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta hiện nay?
A. Do cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.
B. Do đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
C. Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh.
D. Do tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!