HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Chuyên đề Cấu tạo của mắt về phương diện quang học trong chương trình Vật Lý lớp 11 năm học 2020-2021 nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức về chương Mắt - Các dụng cụ quang. Mời các em cùng theo dõi!
CẤU TẠO CỦA MẮT VỀ PHƯƠNG DIỆN QUANG HỌC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Các bộ phận: Bộ phận chínhcủa mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh (5). Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co gain của cở vòng đỡ nó.
a. Trạng thái nghỉ :
* Là trạng thái cong tự nhiên bình thường của thuỷ tinh thể nên trạng thái nghỉ của mắt còn gọi là trạng thái chưa điều tiết .
+ Thuỷ tinh thể của mắt bình thường ở trạng thái nghỉ có tiêu cự là f @ 15mm có thể thấy được vật ở vô cực . Vì vật này cho ảnh thật trên võng mạc .
b. Trạng thái điều tiết của mắt :
+ Do khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc không đổi , để mắt trông rõ được các vật ở những vị trí khác nhau , phải thay đổi tiêu cự của thuỷ tinh thể .
Nghĩa là : Đưa vật lại gần , độ cong thuỷ tinh thể phải tăng lên ,
Đưa vật ra xa độ cong thuỷ tinh thể phải giảm xuống .
Như vậy : Sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc gọi là sự điều tiết( là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật luôn hiện ra trên màn lưới.)
+ Khi mắt không điều tiết (fMax Þ DMin): tiêu cự của mắt lớn nhất, thủy tinh thể dẹt nhất.
+ Khi mắt điều tiết tối đa (fMinÞ DMax): tiêu cự của mắt nhỏ nhất, thủy tinh thể phồng tối đa
* Khi mắt nhì thấy vật nào thì trên võng mạc hiện lên ảnh thật, ngược chiều và rất nhỏ của vật đó.
* Điểm cực cận Cc là vị trí của vật gần nhất trên trục chính của mắt mà mắt còn thấy được khi mắt đã điều tiết tối đa . Lúc đó tiêu cự thuỷ tinh thể nhỏ nhất fmin = Om V (Chóng mỏi mắt )
- Khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực cận Cc Gọi là khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất Đ = Om Cc
+ Đối với người mắt không có tật thì điểm Cc cách mắt từ 10cm à 20 cm
+ Tuổi càng lớn thì Cc càng lùi xa mắt
+ Để quan sát lâu và rõ người ta thường đặt vật cách mắt cỡ 25 cm
* Điểm cực viễn Cv là vị trí xa nhất của vật trên trục chính của mắt được mắt nhìn thấy ở trạng thái nghỉ , tức là trạng thái bình thường , chưa điều tiết . Nên quan sát vật ở điểm cực viễn (nhìn lâu không thấy mỏi) . Lúc đó tiêu cự thuỷ tinh thể lớn nhất fmax = Om V
- Mắt bình thường , thấy được vật ở vô cực mà không cần điều tiết , nên điểm cự viễn Cv ở vô cực
OmCv = ¥
* Phạm vi thấy được của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn
(còn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt ) .
Khoảng nhìn rõ của mắt: là khoảng cách từ cực cận Cc đến cực viễn Cv.
+ Khoảng nhìn rõ ngắn nhất: Đ = OMCc
Góc trông vật và năng suất phân li của mắt:
+ Góc trông vật: tanα=AB/OA
+ Năng suất phân li của mắt: là góc trông vật nhỏ nhất của mắt mà mắt vẫn còn phân biệt được 2 điểm trên vật .
Hiện tượng lưu ảnh của mắt: là hiện tượng mà trong thời gian 0,1s ta vẫn còn thấy vật mặc dù ảnh của vật không còn tạo ra trên màn lưới.
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Mắt có thể phân biệt được 2 điểm A và B khi.
A. A và B đều ở trong giới hạn nhìn rõ của mắt
B. Góc trông vật phải lớn hơn năng suất phân ly của mắt.
C. A và B phải đủ xa để các ảnh A’ và B’ ít nhất phải nằm trên 2 tế bào nhạy sáng nằm cạnh nhau trên võng mạc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Giải
Đáp án: D
Mắt có thể phân biệt được 2 điểm A và B khi A và B đều ở trong giới hạn nhìn rõ của mắt, góc trông vật phải lớn hơn năng suất phân ly của mắt hoặc A và B phải đủ xa để các ảnh A’ và B’ ít nhất phải nằm trên 2 tế bào nhạy sáng nằm cạnh nhau trên võng mạc.
Ví dụ 2: Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực?
A. Mắt không có tật, không điều tiết.
B. Mắt cận thị, không điều tiết.
C. Mắt viễn thị, không điều tiết.
D. Mắt không có tật và điều tiết tối đa.
Giải
Đáp án: A
Mắt không có tật, nhìn được vật ở vô cực khi không điều tiết
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1/ Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh.
C. thủy tinh thể. D. giác mạc.
2/ Con ngươi của mắt có tác dụng
A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.
B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.
C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát.
D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.
3/ Sự điều tiết của mắt là
A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.
C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.
4/ Mắt nhìn được xa nhất khi
A. thủy tinh thể điều tiết cực đại.
B. thủy tinh thể không điều tiết.
C. đường kính con ngươi lớn nhất.
D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.
5/ Để ảnh của vật hiện ra ở điểm vàng V thì:
A. Khi vật đặt tại điểm cực cận thì tiêu cự của mắt phải nhỏ nhất ( fmin).
B. Khi vật đặt tại điểm cực viễn thì tiêu cự của mắt phải lớn nhất (fmax) .
C. Khi vật đặt tại 1 điểm trong khoảng CcCV thì tiêu cự của mắt trong khoảng từ fmin đến fmax.
D. Tất cả đều đúng.
...
-(Để xem nội dung tiếp theo của tài liệu, vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Cấu tạo của mắt về phương diện quang học môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.