Chứng minh hai đường thẳng vuông góc và các bài toán liên quan có đáp án chi tiết do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Toán 11 đã học, đồng thời làm quen với các câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
CHỨNG MINH HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VÀ CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN TOÁN 11 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Phương pháp:
Để chứng minh \({d_1} \bot {d_2}\) ta có trong phần này ta có thể thực hiện theo các cách sau:
-
Chứng minh \({d_1} \bot {d_2}\) ta chứng minh \(\overrightarrow {{u_1}} \overrightarrow {{u_2}} = 0\) trong đó \(\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} \) lần lượt là các vec tơ chỉ phương của d1 và d2.
-
Sử dụng tính chất \(\left\{ \begin{array}{l} b\parallel c\\ a \bot c \end{array} \right. \Rightarrow a \bot b\).
-
Sử dụng định lí Pitago hoặc xác định góc giữa \({d_1},{d_2}\) và tính trực tiếp góc đó.
-
Tính độ dài đoạn thẳng, diện tích của một đa giác
-
Tính tích vô hướng…
Câu 1: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có tất cả các cạnh đều bằng nhau. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có thể sai?
A. \(A'C' \bot BD\).
B. \(BB' \bot BD\).
C. \(A'B \bot DC'\).
D. \(BC' \bot A'D\).
Hướng dẫn giải:
Chọn B.
Chú ý: Hình hộp có tất cả các cạnh bằng nhau còn gọi là hình hộp thoi.
A đúng vì:
\(\left\{ \begin{array}{l} A'C' \bot B'D'\\ B'D'{\rm{ // }}BD \end{array} \right. \Rightarrow A'C' \bot BD\)
C đúng vì: \(\left\{ \begin{array}{l} A'B \bot AB'\\ AB'{\rm{ // }}DC' \end{array} \right. \Rightarrow A'B \bot DC'\).
D đúng vì: \(\left\{ \begin{array}{l} BC' \bot B'C\\ B'C{\rm{ // }}A'D \end{array} \right. \Rightarrow BC' \bot A'D\).
Câu 2: Cho tứ diện ABCD. Chứng minh rằng nếu \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB} \) thì \(AB \bot CD\), \(AC \bot BD\), \(AD \bot BC\). Điều ngược lại đúng không?
Sau đây là lời giải:
Bước 1:
\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} \Leftrightarrow \overrightarrow {AC} .\left( {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {DB} = 0 \Leftrightarrow AC \bot BD\)
Bước 2: Chứng minh tương tự, từ \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB} \) ta được \(AD \bot BC\) và \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} .\overrightarrow {AB} \) ta được \(AB \bot CD\).
Bước 3: Ngược lại đúng, vì quá trình chứng minh ở bước 1 và 2 là quá trình biến đổi tương đương.
Bài giải trên đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở đâu?
A. Đúng.
B. Sai từ bước 1.
C. Sai từ bước 1.
D. Sai ở bước 3.
Hướng dẫn giải:
Chọn A.
Câu 4: Cho tứ diện ABCD có AB vuông góc với CD. Mặt phẳng (P) song song với AB và CD lần lượt cắt BC, DB, AD, AC tại M, N, P, Q. Tứ giác MNPQ là hình gì?
A. Hình thang.
B. Hình bình hành.
C. Hình chữ nhật.
D. Tứ giác không phải là hình thang.
Hướng dẫn giải:
Chọn C.
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \left( {MNPQ} \right){\rm{//}}AB\\ \left( {MNPQ} \right) \cap \left( {ABC} \right) = MQ \end{array} \right. \Rightarrow MQ{\rm{//}}AB.\)
Tương tự ta có: \(MN{\rm{//}}CD,\,\,NP{\rm{//}}AB,\,\,QP{\rm{//}}C{\rm{D}}\).
Do đó tứ giác MNPQ là hình bình hành
Lại có \(MN \bot MQ\left( {do\,AB \bot CD\,} \right)\).
Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
Câu 5: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, CD, AD, BC và AC.
a) Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?
A. \(MN \bot RP,MN \bot RQ\)
B. \(MN \bot RP,\)MN cắt RQ
C. MN chéo RP; MN chéo RQ
D. Cả A, B, C đều sai
b) Tính góc của hai đường thẳng AB và CD?
A. \(\widehat {\left( {AB,CD} \right)} = {60^0}\).
B. \(\widehat {\left( {AB,CD} \right)} = {30^0}\).
C. \(\widehat {\left( {AB,CD} \right)} = {45^0}\).
D. \(\widehat {\left( {AB,CD} \right)} = {90^0}\).
Hướng dẫn giải:
a) Ta có \(MC = MD = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) nên tam giác MCD cân tại M, do đó \(MN \bot CD\).
Lại có \(RP\parallel CD \Rightarrow MN \bot RQ\).
b) Tương tự ta có \(QP \bot AD\)
Trong tam giác vuông PDQ ta có
\(Q{P^2} = Q{D^2} - D{P^2} = {\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} - {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = \frac{{{a^2}}}{2}\)
Ta có : \(R{Q^2} + R{P^2} = {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} + {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = {a^2} = Q{P^2}\)
Do đó tam giác RPQ vuông tại R, hay \(RP \bot RQ\).
Vì vậy \(\left\{ \begin{array}{l} AB\parallel RQ\\ CD\parallel RP\\ RP \bot RQ \end{array} \right. \Rightarrow AB \bot CD\).
{-- Để xem nội dung đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chứng minh hai đường thẳng vuông góc và các bài toán liên quan Toán 11 có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm