YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương VII - Quả và hạt Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ có đáp án

Tải về
 
NONE

Câu hỏi tự luận ôn tập Chương VII - Quả và hạt Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ có đáp án tài liệu bao gồm các câu hỏi ôn tập kiến thức quả và hạt trong chương trình Sinh học 6 sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tời. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT

Câu 1: Phân biệt quả khô và quả thịt? kể tên ba loại quả khô, ba loại quả thịt có ở địa phương em?

Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia quả thành hai nhóm chính:

  • Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Quả khô gồm 2 loại: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
  • Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Quả thịt gồm 2 loại: quả mọng và quả hạch.
  • Ba loại quả khô: quả cải, quả bông, quả me…
  • Ba loại quả thịt: quả chuối, quả đu đủ, quả cam…

Câu 2: Hạt gồm những bộ phận nào? Có mấy loại hạt?

  • Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
    • Vỏ hạt bao bọc và bảo vệ hạt.
    • Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
    • Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hay trong lá mầm.
  • Có 2 loại hạt:
    • Hạt Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.
    • Hạt Một lá mầm: phôi của hạt có một lá mầm.

Câu 3: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì?

  • Điều kiện bên ngoài: có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
  • Điều kiện bên trong: hạt giống có chất luợng tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.
  • Biện pháp:
    • Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới….
    • Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước. 
    • Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo.
    • Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt
    • Gieo hạt gặp mưa to ngập úng -> tháo nước để thoáng khí.
    • Làm đất tơi sốp -> đủ không khí hạt nảy mầm tốt
    • Trời sét phủ rơm rạ cho hạt gieo -> giữ nhiệt độ thích hợp
    • Phải bảo quản tốt hạt giống -> đảm bảo chất lượng hạt

Câu 4: Quả và hạt có những cách phát tán nào? Cho ví dụ.

  • Phát tán nhờ gió ví dụ hạt hoa sữa, quả bồ công anh
  • Phát tán nhờ động vật ví dụ quả cây xấu hổ, quả ké đầu ngựa
  • Tự phát tán quả đậu bắp, quả đậu đen

Câu 5: Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?

a/ Thí nghiệm: Lấy 5 cốc có đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. Cho vào mỗi cốc 10 hạt đỗ xanh (Riêng cốc 1 chọn những hạt giống tốt: Hạt chắc mẩy, không bị sâu bệnh, không bị sức sẹo 4 cốc còn lại cho vào những hạt giống xấu như: Bị mốc, bị sức sẹo, bị lép.........)

Sau thời gian 3-4 ngày ta có kết quả như sau: Cốc 1 các hạt đều nẩy mầm. Cốc 2, 3, 4, 5 không nẩy mầm

b/ Kết luận: Cốc 1 do chọn những hạt giống tốt nên các hạt đều nẩy mầm. Cốc 2, 3, 4, 5 Các hạt không nẩy mầm vì  các hạt trong 4 cốc đó hạt giống xấu Bị mốc, bị sức sẹo, bị lép.........)

Sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.    

Câu 6: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì:

  • Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.
  • Hạt không sâu bệnh, không sứt sẹo thì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường.

Câu 7: Trình bày đặc điểm của quả, hạt thích nghi với các cách phát tán?

Cách phát tán

Phát tán nhờ gió

Phát tán nhờ  ĐV

Tự phát tán

Tên quả và hạt

Quả chò, quả trâm bầu, bồ công anh, hạt hoa sữa

Quả ké đầu ngựa, quả xấu hổ

Quả các cây họ đậu, quả bồng…..

Đặc điểm thích nghi

Quả có cánh hoặc túm lông, nhẹ.

Quả có hương vị thơm, vị ngọt và hạt vỏ cứng hoặc quả có nhiều gai bám.

Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài

Câu 8: Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải làm gì? Vì sao?

Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết, mới nảy mầm được.

Câu 9: Trước khi gieo hạt ta phải làm gì? Vì sao?

Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.

Câu 10: Khi trời rét ta phải làm gì với hạt đã gieo? Vì sao?

Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tránh nhiệt độ thấp bất lợi, đồng thời tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt.

Câu 11: Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ?

Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.

Câu 12:  Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống?

Phải bảo quản tốt hạt giống để bảo đảm cho hạt giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao.

Câu 13: Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?

* Cây có hoa là một thể thống nhất vì:

  • Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
  • Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 14-19 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Chương VII - Quả và hạt Sinh học 6 năm 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập Chương VII - Quả và hạt Sinh học 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lạc Vệ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF