YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập chương VII Sinh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều nguồn tài liệu ôn tập Hoc247 xin giới thiệu Câu hỏi tự luận ôn tập chương VII Sinh 6 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

ÔN TẬP CHƯƠNG VII – TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO CÓ ĐÁP ÁN

CÂU HỎI NHẬN BIẾT

Câu 1: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên bộ phận đó.

Đ/A

  • Hạt do noãn đã thụ tinh phát triển thành
  • Quả do bầu nhụy phát triển thành, có chức năng bảo vệ hạt và phát tán hạt
  • Cà chua, hồng, thị.....(giữ lại đài hoa), ngô (giữ vòi nhụy), chuối (giữ đầu nhụy)

Câu 2: Những điều kiện bên trong, bên ngoài cần cho hạt nảy mầm ?

Đ/A

  • Những điều  kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là: có đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp
  • Những điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là: hạt giống tốt, chắc, mẩy không bị sâu mọt, sứt sẹo, không bị mốc.

Câu 3:  Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc  điểm gì?

Đ/A

  • Quả và hạt phát tán nhờ động vật có các đặc điểm là quả ăn được . Động vật ăn thịt quả, còn hạt thường có vỏ cứng, bền không bị tiêu hóa, nên được gieo rắc khắp nơi cùng với phân của động vật (quả ổi, quả sim, quả cà chua, quả ớt ...). Hoặc quả có gai, móc, lông cứng bám vào lông động vật, được động vật mang đi khắp nơi (quả ké, quả cỏ xước, quả cây xấu hổ ...).

Câu 4: Kể các cách phát tán của quả và hạt . Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió ? Cho ví dụ .

Đ/A

  • Nhờ gió, động vật, con người,....
  • Hạt thường nhẹ, có lông,...

CÂU HỎI HIỂU

Câu 5: Em hãy phân loại các loại quả và lấy ví dụ minh họa ?

Đ/A

  • Dựa vào vỏ quả khi chín người ta chia thành 2 loại chính:
    • Quả thịt: Khi chín mềm, vỏ dày và đầy thịt quả
    • Có thể chia làm 2 loại:
      • Quả mọng: Quả khi chín gồm toàn thịt quả: quả đu đủ, cà chua, chuối,....
      • Quả hạch: Có hạch cứng bao bọc lấy hạt: quả xoài, cóc, mơ, táo,.....
    • Quả khô: Khi chín vỏ khô, cứng, mỏng
    • Có thể chia làm 2 loại:
      • Khô nẻ: Khi chín vỏ tự tách ra được: quả bông, đậu Hà Lan, quả điệp,.....
      • Khô không nẻ: Khi chín vỏ quả không tự tách ra được: quả me, quả thìa là, quả chò,...

Câu 6: Người ta nói rằng ‘’ Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn.” Điều đó đúng hay sai ? Vì sao ?

Đ/A

  • Đúng. Vì những hạt rơi chậm thường có khối lượng nhẹ nên lơ lửng trong không khí nên được gió mang đi xa.

 Câu 7:Trình bày chức năng chính của rễ, thân, lá hoa, quả, hạt cây xanh có hoa ?

Đ/A

  • Rễ:
    • Hút nước và muối khoáng để nuôi dưỡng cây
    • Bám chắt vào đất giúp cây đứng vững.
  • Thân:
    • Vận chuyển các chất đi nuôi cây
    • Làm trụ vững chắc giúp cây đứng vững
  • Lá:
    • Quang hợp giúp cây tạo ra chất hữu cơ và thải khí O2
    • Thoát hơi nước giúp cây dịu mát, tạo lực hút cho cây.

Câu 8: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?

  • Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.

Câu 9: Mô tả quá trình tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm về điều kiện cho hạt nảy mầm, từ đó rút ra những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?

Đ/A

  • Thí nghiệm:
    • Tiến trình:
      • Bỏ vào cốc thứ nhất 10 hạt đậu.
      • Bỏ vào cốc thứ hai 10 hạt đậu nhưng ngập nước.
      • Bỏ vào cốc thứ ba 10 hạt đậu lót bông ẩm
    • Kết quả: Sau một thời gian cốc 1 và cốc 2 không nảy mầm. Cốc 3 nảy mầm
    • Giải thích: Vì:
      • Cốc 1 thiếu nước
      • Cốc 2 thiếu khí, thừa nước
      • Cốc 3 đủ khí và nước

→ Kết luận: Hạt nảy mầm cần có đủ độ ẩm, không khí thích hợp.

Câu 10: Hạt gồm những bộ phận nào? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.

Đ/A

  • Hạt gồm 3 bộ phận chính:
    • Vỏ hạt
    • Phôi hạt gồm: lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm
    • Chất dữ trữ.
  • So sánh hạt HLM và MLM
    • Giống:
      • Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.
    • Đều có vỏ bao bọc bảo vệ.
      • Khác: Phôi của hạt cây HLM thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt cây MLM thì có 1 lá. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây HLM nằm trong 2 lá mầm còn cây MLM thì nằm ở phôi nhũ,

CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 11: Vì sao người ta phải thu hạt đậu đen và đậu xanh trước khi quả chín khô ?

Đ/A

  • Vì đậu xanh và đậu đen thuộc quả khô nẻ nên khi chín hạt sẽ tự nẻ và rơi xuống đất không thu hoạch được.

Câu 12: Sau khi học xong bài hạt và các bộ phận của hạt có bạn nói rằng: Hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi,chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao?

Đ/A

  • Câu nói của bạn có thể chấp nhận nhưng chưa chính xác nhất vì cây lạc thuộc nhóm cây HLM nên chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt lạc cũng giống như hạt đậu đen cũng nằm trong 2 lá mầm.

Trên đây là nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập chương VII Sinh 6 - Trường THCS Trần Hưng Đạo có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF