Bài văn mẫu lớp 11: Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được HOC247 giới thiệu dưới đây sẽ là tài liệu dành cho quý thầy cô tham khảo ra đề và ôn thi. Đồng thời, tài liệu này giúp các em, đặc biệt là các em học sinh nâng cao kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời quý thầy cô và các em cùng theo dõi! Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nam Cao là nhà văn viết nhiều về đề tàu người nông dân trước cách mạng. Vấn đề nhà văn quan tâm không chỉ là cuộc sống đói khổ của họ mà nhân cách của họ trong hoàn cảnh khốn cùng.
- Giới thiệu tác phẩm và nêu vấn đề cần làm rõ: "Chí Phèo" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, chứa đựng những trăn trở, suy tư về số phận con người. Nhân vật Chí Phèo đã để lại những ám ảnh trong tâm trí người đọc. Hình ảnh nước mắt Chí Phèo là một trong những chi tiết có ý nghĩa sâu sắc.
b. Thân bài
-
Giọt nước mắt trong văn học Việt Nam:
- Nước mắt là sản phẩm cụ thể của tình cảm
- Khi con người rơi vào trạng thái nảy sinh một tâm trạng, đỉnh cao của tâm trạng đó chính là nhưng giọt nước mắt
- Văn học Việt Nam có nhiều nhân vật đặc trưng với nhiều tính cách khác nhau, mỗi cảm xúc vì thế cũng khác nhau -> Những giọt nước mắt được thể hiện khác nhau: Có giọt nước mắt giả tạo (Hạnh phúc của một tang gia), giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc (Vợ nhặt), giọt nước mắt đau đớn,…
→ Chí Phèo là một nhân vật đặc trưng cho tiếng khóc, giọt nước mắt của một con người. Nhưng giọt nước mắt của Chí Phèo là giọt nước mắt đau đớn hay hạnh phúc?
-
Giọt nước mắt của Chí Phèo - giọt nước mắt biểu hiện nhân tính:
-
Giọt nước mắt hạnh phúc của Chí Phèo
- Chí Phèo là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đi đến đâu, hắn cũng bị mọi người xa lánh đến đó → Một con người cô đơn
- Thị Nở xuất hiện làm ấm lòng con người hắn, và Thị cũng là người đàn bà đầu tiên nấu bát cháo hành cho Chí
- Chí Phèo cảm động, chưa có ai gần gũi với hắn như thế, chưa có ai quan tâm với hắn như vậy → Con người của Chí bộc lộ
- Là con người, hắn cũng biết khóc, biết rung động trước những tình cảm của mình: “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”
- Một con người như hắn không ai nghĩ có thể cảm thương trước điều gì, bới đó là một con quỷ dữ. Tuy nhiên Chí đã khóc, và một loạt cảm xúc của Chí Phèo trước nay chưa từng có: “Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”, “Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn” → Giọt nước mắt của Chí Phèo thức tỉnh con người thật của hắn, vốn bản chất là một con người lương thiện ⇒ Chí Phèo không phải là một con quỷ dữ, mà là một con người có những cảm xúc của riêng mình. Và nước mắt của Chí là một nét đặc trưng biểu hiện cho điều đó
-
Giọt nước mắt đau khổ của Chí Phèo:
- Thị Nở từ chối tình yêu của Chí Phèo, sau khi nghe lời bà cô - là định kiến khắc nghiệt của xã hội: “Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô”
- Sau khi Chí Phèo hiểu ra những lời nói của Thị Nở → Một loạt tâm trạng của Chí ⇒ Cuối cùng là nước mắt của Chí Phèo rơi xuống
- Quá trình diễn biễn tâm trạng rất phức tạp, đột biến nhưng logic: “Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”, “Hắn sửng sốt,..”, “Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn!”, “Hắn ôm mặt khóc rưng rưng” → Nước mắt đầu tiên của Chí đã đổ xuống
- Tiếng khóc của Chí bật ra sau một bi kịch lớn của cuộc đời: bi kịch bị từ chối quyền làm người
- Trước khi gặp thị Nở, Chí đã từng là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi trong lúc say. Là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Không ai có thể đến gần Chí. Thế nhưng chính Thị Nở đã đến và làm cho con người thật, con người vốn có của Chí hiện hữu
- Giờ đây, chính con người đã làm ấp trái tim của Chí thì cũng chính là người đã đẩy Chí xuống vực sâu của đau khổ
- Và Chí lại tìm đến rượu, nhưng “càng uống lại càng tỉnh ra”
- Sự thật đau khổ, hiện thực phũ phàng, Chí “ôm mặt khóc rưng rưng” → Nước mắt của một con người chứ không phải là một con quỷ, vì quỷ không thể khóc, vì con quỷ không có cảm xúc ⇒ Đây chính là con người thật của Chí, bản chất lương thiện vốn có của Chí là đây
- Trước đó, Chí được cảm nhận những cái đẹp từ cuộc sống bên ngoài, là hạnh phúc, là hạnh phúc, nên thấy mọi vật xung quanh đều đẹp: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”, “Có tiếng cười nói của những người đi chợ.”, “Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy”
- Hạnh phúc rồi đau khổ. Chí cũng là con người, không thể chịu được để rồi phải bật tiếng khóc
-
→ Đó là tiếng khóc của một người đàn ông, của một con người bị bỏ rơi, của một con người bị dồn vào cuối đường đời, bị từ chối quyền làm người
⇒ Chí Phèo là con người đại diện cho tầng lớp nông dân lam lũ, vất vả và tiếng khóc của Chí chính là tiếng nói, nói lên cho một sự công bằng giữa con người trong một xã hội
-
Nam Cao và nghệ thuật miêu tả tiếng khóc:
- Nam cao có khả năng phân tích tâm lí nhân vật, và ông sử dụng cái tài đó để hoá thân vào nhân vật, sống với nhân vật để miêu tả nỗi đau đến tột cùng của nhân vật.
- Giọt nước mắt trong truyện Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng đều là những giọt nước mắt gắn liền với những số phận đầy bi kịch bị thử thách khốc liệt bởi cái đói, cái nghèo nhưng vẫn cố giữ lấy nhân phẩm, nhân cách trong sạch, cao đẹp
- Nhân vật của Nam Cao hay thường rơi vào cảnh bế tắc, cảnh tận cùng của cuộc đời, thường là đau khổ như “Lão Hạc”, nhân vật Hộ trong “Đời thừa”
→ Chí Phèo là một nhân vật tiếp theo của ông thể hiện được nỗi niềm đau khổ, nỗi niềm xót xa khi bị xã hội ruồng bỏ qua tiếng khóc điển hình
⇒ Chi tiết tiếng khóc là chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa của Nam Cao, làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động và cũng góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
c. Kết bài
- Đưa đến người đọc hình ảnh một Chí Phèo không phải chỉ bị rạch mặt ăn vạ mà còn có lúc mắt hình như ươn ướt. Nam Cao muốn khẳng định ngay cả những con người tưởng chừng đã bị huỷ hoại đến tạn cùng nhân hình nhân tính vẫn tồn tại cảm xúc và khát vọng rất “người”. Tình yêu thương sẽ làm bản chất tốt đẹp ấy toả sáng.
- Hình ảnh nước mắt Chí Phèo là sự cộng hưởng của những trái tin yêu thương: trái tim đầy trắc ẩn của Nam Cao (phát hiện và khẳng định), trái tim tin yêu ko toan tính của Thị Nở (khơi dậy và thắp sáng), trái tim khao khát mún làm hoà với mọi người của Chí Phèo.
Bài văn mẫu
Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nêu cảm nhận bản thân về giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Gợi ý làm bài
Nam Cao là nhà văn viết nhiều về đề tàu người nông dân trước cách mạng. Vấn đề nhà văn quan tâm không chỉ là cuộc sống đói khổ của họ mà nhân cách của họ trong hoàn cảnh khốn cùng. "Chí Phèo" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, chứa đựng những trăn trở, suy tư về số phận con người. Nhân vật Chí Phèo đã để lại những ám ảnh trong tâm trí người đọc. Hình ảnh nước mắt Chí Phèo là một trong những chi tiết có ý nghĩa sâu sắc.
Nước mắt là sản phẩm cụ thể của tình cảm. Khi con người rơi vào trạng thái nảy sinh một tâm trạng, đỉnh cao của tâm trạng đó chính là nhưng giọt nước mắt. Văn học Việt Nam có nhiều nhân vật đặc trưng với nhiều tính cách khác nhau, mỗi cảm xúc vì thế cũng khác nhau. Những giọt nước mắt được thể hiện khác nhau: Có giọt nước mắt giả tạo (Hạnh phúc của một tang gia), giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc (Vợ nhặt), giọt nước mắt đau đớn,…Chí Phèo là một nhân vật đặc trưng cho tiếng khóc, giọt nước mắt của một con người. Nhưng giọt nước mắt của Chí Phèo là giọt nước mắt đau đớn hay hạnh phúc?
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Đưa đến người đọc hình ảnh một Chí Phèo không phải chỉ bị rạch mặt ăn vạ mà còn có lúc mắt hình như ươn ướt. Nam Cao muốn khẳng định ngay cả những con người tưởng chừng đã bị huỷ hoại đến tạn cùng nhân hình nhân tính vẫn tồn tại cảm xúc và khát vọng rất “người”. Tình yêu thương sẽ làm bản chất tốt đẹp ấy toả sáng.
Hình ảnh nước mắt Chí Phèo là sự cộng hưởng của những trái tin yêu thương: trái tim đầy trắc ẩn của Nam Cao (phát hiện và kđ), trái tim tin yêu ko toan tính của Thị Nở (khơi dậy và thắp sáng) , trái tim khao khát mún làm hoà với mọi người` của Chí Phèo.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn nghị luận nêu cảm nhận bản thân về giọt nước mắt của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được hấp dẫn và nhuần nhuyễn hơn. Chúc các em học tốt!
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)