YOMEDIA

Cảm nhận về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Tải về
 
NONE

Bài ca phong cảnh Hương Sơn là một trong những bài thơ hay nhất viết về phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh. Thông qua bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn, các em sẽ dễ dàng lập được dàn ý chi tiết cũng như viết một bài văn hoàn chỉnh cảm nhận về bài thơ này của Chu Mạnh Trinh. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn để nắm rõ hơn những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh:
    • Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) là người đa tài: cầm, kì, thi, họa đều tinh thông.
  • Giới thiệu về Hương Sơn: Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, một vùng sơn thủy hữu tình, có động Hương Tích.
  • Giới thiệu về bài thơ: Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh được xem là áng thơ kiệt tác, được làm theo thể hát nói.

2. Thân bài

  • Khổ 1: Giới thiệu khái quát về phong cảnh Hương Sơn.
    • Giọng điệu thơ trang trọng, từ điệu khoan thai:
    • Bầu trời cảnh Bụt,

      Thú Hương Sơn ao ước bây lâu nay.

      Kìa non non, nước nước, mây mây,

      Đệ nhất động hỏi đây có phải?

    • Một thiên nhiên mênh mông chan hòa với màu sắc Phật giáo.

    • “Kìa”: đại từ để trỏ một vật từ xa; ở trong văn cảnh biểu lộ sự ngạc nhiên trước cảnh tri thiên nhiên hùng vĩ.

    • Điệp từ: Ba chữ “non non”, “nước nước”, “mây mây” được điệp lại hai lần chỉ số nhiều, gợi tả cảnh núi non, sông nước, mây trời tầng tầng lớp lớp, nhấp nhô trùng điệp như mở ra và dẫn dụ khách vào một thế giới thiên nhiên kì vĩ hấp dẫn.

    • Cảm xúc mà vần thơ tạo nên vừa hư vừa thực, lâng lâng mộng ảo

  • Khổ giữa: Cảnh đẹp suối, rừng và tiếng chuông chùa qua cảm nhận của nhà thơ và du khách.
    • Rừng là rừng Mai với trái mơ đặc sản của chùa Hương.
    • Tiếng chim hót thỏ thẻ – chậm rãi, nỉ non – gọi bầy tìm bạn, kết đôi.
    • Bầy chim trời vừa hót vừa mổ trái mơ.
    • Hình ảnh chim cúng trái là nét vẽ độc đáo, tài hoa.
    • Tiếng chuông như ru hồn khách tang hải, giật mình trong khoảnh khắc chìm sâu hơn vào giấc mộng diệu huyền.
  • Hai khổ thơ 3 và 4 tiếp theo là hai khổ đôi của bài hát nói.
    • Hương Sơn có biết bao cảnh đẹp nên thi sĩ phải sử dụng khổ đôi để diễn tả cảm xúc và miêu tả cảnh vật.
    • Biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ để tả, để vẽ, để tạo nên nhạc điệu trầm bổng của vần thơ.
    • Những vần thơ đầy màu sắc tả hang động: cảnh sắc ấy được tạo dựng nên bởi hóa công và tài trí của con người:
    • Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

      Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

    • Các từ láy: thăm thẳm, gập ghềnh gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn non, hang động

    • Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

  • Ba câu cuối gọi là khổ xếp của bài hát nói: Lòng hướng thiện của du khách đều hướng về cửa từ bi của đạo Phật, ai cũng cảm thấy tự hào đối với giang sơn đất nước.
    • Câu cuối chỉ có sáu từ gọi là câu keo.
    • Luật thơ theo qui định chặt chẽ.
    • Không gian nghệ thuật được miêu tả theo bước chân xa dần của đoàn người hành hương.
    • Câu keo lặp lại hai lần chữ “càng – càng trông… càng yêu” ⇒ nói lên cái thú vị đi hội chùa Hương của nhân dân ta.

3. Kết bài

  • Nêu tóm lược cảm nhận về chùa Hương: Lễ hội nói chung, hội chùa Hương nói riêng thể hiện bản sắc vãn hóa dân gian Việt Nam vô cùng phong phú. Cảnh Hương Sơn vốn đã được chúa Trịnh Sâm ngợi ca là Nam thiên đệ nhất động. Đó là một niềm thiên nhiên kì thú hữu tình.
  • Nhận xét tóm lược về bài thơ của Chu Mạnh Trinh: Giúp chúng ta hiểu thêm về vẻ đẹp hồn thiêng núi sông của nước Việt Nam.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Gợi ý làm bài:

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) đậu tiến sĩ, nổi danh tài hoa phong nhà văn chương lỗi lạc, âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều tinh thông. Chu Mạnh Trinh là người vẽ kiểu, trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Sơn. Thi sĩ Xuân Diệu đã xếp Chu Mạnh Trinh vào hàng ngũ những tao nhân – tài tử – tài tình trong nền văn học Việt Nam thời cận đại.

Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, một vùng sơn thuỷ hữu tình có động Hương Tích với nhiều chùa chiền tuyệt đẹp, được coi là “Nam thiên đệ nhất động”. Hội chùa Hương là một lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, kéo dài từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm, có ngày đông tới hàng vạn người. Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã từng viết:

Người tai mắt kẻ nhân gian,

Ai chẳng đến Hương Sơn thì cùng tục.

                        (Hương Sơn phong cảnh)

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Lễ hội nói chung, hội chùa Hương nói riêng thể hiện bản sắc vãn hóa dân gian Việt Nam vô cùng phong phú. Cảnh Hương Sơn vốn đã được chúa Trịnh Sâm ngợi ca là Nam thiên đệ nhất động. Đó là một niềm thiên nhiên kì thú hữu tình. Bài thơ của Chu Mạnh Trinh giúp chúng ta chiếm lĩnh vẻ đẹp hồn thiêng núi sông. Thơ nên họa nên nhạc cho thấy chất tài hoa nghệ sĩ của Chu Mạnh Trinh. Bài thơ đã làm đẹp làm phong phú thể ca trù – hát nói của dân tộc. Có đi lễ hội chùa Hương mới thấy hết cái hay của bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca. Có được nếm vị chua giòn mơ Hương Tích, có được ăn rau sắng chùa Hương ta mới yêu hơn nhiều lần Hương Sơn, mới thêm tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Đất nước ta không chỉ có Hương Sơn mà còn có trăm sông nghìn núi tráng lệ, bao thắng cảnh kì quan. Hãy làm cho đất nước mãi mãi thanh bình, nhân dân đuợc sống yên vui trong những mùa xuân tưng bừng lễ hội…

 

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON