YOMEDIA

Cảm nghĩ về nhân vật Lý Thông trong truyện Thạch Sanh

Tải về
 
NONE

Truyện Thạch Sanh thể hiện quan niệm rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác trong mọi hoàn cảnh. Lý Thông làm nhiều điều ác cuối cùng cũng bị trả giá đích đáng, Thạch Sanh làm việc tốt cuối cùng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Để hiểu hơn về quan niệm Ở hiền gặp lành này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật Lý Thông trong truyện Thạch Sanh dưới đây. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Đóng vai Thạch Sanh kể lại chiến công giết chằn tinh.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về truyện Thạch Sanh.

- Khái quát về nhân vật Lý Thông.

b. Thân bài:

- Xuất thân của nhân vật Lý Thông.

- Tính cách của Lý Thông.

- Những lần cướp công của Thạch Sanh.

- Kết cục của Lý Thông.

c. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Cảm nghĩ của em về nhân vật Lý Thông.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lý Thông trong truyện Thạch Sanh.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Truyện Thạch Sanh là một câu truyện cổ tích thần kỳ, hấp dẫn. Những kịch tính, cao trào được đẩy lên đều xoay quanh Thạch Sanh – đại diện cho vai chính diện với Lý Thông – một tên phản diện độc ác vô cùng. Lý Thông là hình tượng nhân vật giúp câu truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn.
Lý Thông là một tên nấu rượu và buôn rượu. Tên này vô cùng mưu mô, nham hiểm, xảo quyệt, dẫm đạp lên người khác để lấy lợi ích cho mình. Hắn gặp Thạch Sanh khi chàng đang gánh củi về gốc đa. Thấy Sanh khỏe mạnh, lại hiền lành, cô độc, hắn liền nảy ra ý định lợi dụng. Hắn mời Thạch Sanh về nhà ở cùng và kết nghĩa anh em.

Trong làng Lý Thông sống có một con chằn tinh vô cùng hiểm ác, nó thường tác quái dân làng nhưng không ai giết được nó. Triều đình nhiều lần ra bố cáo ai giết được chằn tinh thì thăng quan tiến chức thưởng tiền vàng. Nhưng chưa có vị anh hùng nào làm được. Chính vì vậy, hàng năm dân làng thường phải cúng gà, lợn, cho con chằn tinh đó và mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người để nó làm mồi nhắm rượu.

Năm đó, tới lượt Lý Thông phải nộp mạng mình cho chằn tinh, hắn là kẻ tham sống sợ chết, lại vô cùng mưu mô, xảo quyệt. Chính vì vậy, hắn đã lừa cho Thạch Sanh đi ra miếu hoang một mình để Thạch Sanh chết thay hắn.

Hành động này của Lý Thông thể hiện hắn là người vô cùng độc ác, tới mức mất hết tính người, không thể nào dung thứ nổi, bởi vì mạng sống của mình mà hắn nỡ đẩy một con người vô tội tới chỗ chết không thương tiếc.

Nhưng Thạch Sanh vốn là người anh dũng, khỏe mạnh, nên anh không những không bị chằn tinh ăn thịt, mà ngược lại còn giết chết chằn tinh rồi chặt đầu nó tha về nhà Lý Thông. Lý Thông nhìn thấy Thạch Sanh trở về nhà tưởng ma về báo oán hắn vô cùng hoảng sợ, sự hoảng sợ của một kẻ có tật giật mình, còn nếu không làm việc xấu nửa đêm không sợ ma tới gõ cửa.

Nhưng sau khi biết, Thạch Sanh còn sống trở về lại có công giết chằn tinh đáng lý ra hắn phải mừng cho Thạch Sanh cảm thấy xấu hổ vì hành động đẩy người em kết nghĩa của mình tới chỗ chết. Nhưng hắn không hề cảm thấy ăn năn ân hận, mà lòng tham của hắn lại trỗi dậy, hắn muốn đuổi Thạch Sanh về lại rừng sâu để cướp công của anh.

Chính vì vậy, Lý Thông nghĩ ra mưu kế nghe rất nhân đạo nhưng lại là âm mưu quỷ kế của hắn. Hắn bảo với Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi đã lâu em giết nó là có tội vua sẽ xử tội chết’

Hắn bảo Thạch Sanh hãy trốn vào rừng ở, còn đây để hắn lo liệu cho. Hắn quá khôn ngoan nên lừa được Thạch Sanh nhân hậu hiền lành một cách tài tình, ngoạn mục chưa từng có. Và như vậy Thạch Sanh lại trở về nơi mình sinh ra và lớn lên ngày ngày sống dưới gốc đa côi cút một mình.

Hành động Lý Thông sai quân lính chặn cửa hang cho thấy một kẻ táng tận lương tâm, mất nhân tính. Cũng nhờ hành động độc ác này mà Thạch Sanh có cơ hội để nhìn rõ bộ mặt của người anh kết nghĩa, anh không còn khờ khạo cả tin nữa.

Cũng như bao truyện cổ tích khác, truyện Thạch Sanh kết thúc đều có hậu người tốt, ăn ở hiền lành gặp may mắn hạnh phúc. Nhân vật Thạch Sanh hiền lành anh dũng, hiệp nghĩa cuối cùng lấy được nàng công chúa Quỳnh Nga còn nhân vật độc ác Lý Thông vì những âm mưu bại lộ nên hắn bị lột bỏ mũ áo, nhà vua định chém đầu hai mẹ con hắn. Nhưng Thạch Sanh bao dung xin tha chết cho hai người nên hắn được trả về quê sinh sống như cũ. Nhưng dù nhà vua không lấy mạng hắn thì người ác như hắn cũng bị trời trừng phạt.

Hai mẹ con Lý Thông trên đường về quê bị sét đánh chết biến thành những con bọ hung cả đời hôi hám bị mọi người tránh xa sống cuộc đời tủi nhục của một loài vật.

Truyện cổ tích “Thạch Sanh” thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, trong đó cái thiện luôn là người chiến thắng, còn cái ác đến sau cùng sẽ phải trả giá cho những việc làm sai trái của mình. Truyện cổ tích “Thạch Sanh” khuyên nhủ con người ta sống thật thà ngay thẳng hiền lương, ở hiền thì sẽ gặp lành còn ác giả ác báo.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích dân gian vô cùng hấp dẫn. Trong đó có hai nhân vật đại diện cho hai phe Thạch Sanh và Lý Thông đại diện cho thiện và ác.

Nhân vật Lý Thông là một nhân vật phản diện, đại diện cho sự mưu mô nham hiểm, đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý, thường cướp công của người khác vô cùng xảo quyệt.

Mỗi một tình tiết truyện đưa ra là tội ác của nhân vật Lý Thông lại tăng lên một bậc, hắn càng ngày càng lún sâu vào tội ác, hai tay dính đầy máu của người em kết nghĩa chính là nhân vật chính Thạch Sanh.

Nhân vật Lý Thông chính là một người làm nghề buôn bán rượu, một lần hắn gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc cây đa biết Thạch Sanh mồ côi đơn độc nên hắn giả vờ kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để mà lợi dụng chàng.

Khi tới phiên hắn đi nộp mạng cho chằn tinh. Kẻ nhát gan này đã đánh lừa Thạch Sanh để chàng đi thế mạng. Chi tiết này chứng tỏ sự hèn nhát, đùn đẩy trách nhiệm của hắn. Một con người có thể hãm hại người khác để mình có thể sống. Nhưng hắn không ngờ, Thạch Sanh lại có thể sống sót trở về và giết được cả chằn tinh. Con người nhát gan ấy lại nghĩ ra một kế khác, hòng chiếm hết công lao của Thạch Sanh. Bộ mặt xấu xa của hắn được thể hiện rõ nét khi hắn “giả nhân giả nghĩa” “nhận tội” giết chằn tinh thay cho Thạch Sanh, mọi hậu quả hắn sẽ chịu hết. Và thế là, Lý Thông mang nộp đầu chằn tinh, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm quận công. Lòng tham vô đáy, vì danh lợi mà mờ mắt bán đứng anh em, tên bán rượu đã chấp nhận đánh đổi lương tâm của mình để có được vinh hoa phú quý.

Và cứ thế, tội ác nối tiếp tội ác, hắn lại một lần nữa nhận lấy công lao của Thạch Sanh để có thể làm phò mã. Hắn tự nhận đã giết đại bàng và cứu được công chúa từ móng vuốt của đại bàng. Con người Lý Thông một lần nữa bị căm hận hơn khi hắn nhẫn tâm sai quân lính lấy đá lấp hang để hòng giết được Thạch Sanh sau khi đã cứu được công chúa. Rồi mọi vinh hoa một tay hắn hưởng hết. Càng ngày hắn càng lún sâu vào tội ác. Hắn đã bán linh hồn cho quỷ dữ để đạt được những gì hắn mong muốn.

Mọi chuyện sẽ trở nên êm đẹp cho tên lòng lang dạ thú này nếu không có tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh vạch trần tội ác của hắn. Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kỳ diệu tạo nên sức mạnh hấp dẫn của câu truyện cổ tích này. Nó mang ý nghĩa như một sức mạnh công lý. Đó cũng là một yếu tố mà người xưa muốn chứng tỏ “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặp quả nấy”.

Cái kết của câu truyện thật khiến cho người đọc hài lòng. Mẹ con Lý Thông bị tước chức, đuổi về quê. Nhưng cho dù có được tha thứ như vậy, thì ông trời cũng không thể tha cho tội ác tày đình của họ. trên đường về, mẹ con Lý Thông đã bị sét đánh chết và biết thành bọ hung. Thật xứng đáng!

Dù mưu có sâu, kế có rộng đến đâu thì tội ác vẫn là tội ác. Lý Thông cuối cùng cũng đã bị trừng trị. Tên Lý Thông đáng bị người đời phỉ nhổ, đáng bị trừng trị.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON