YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Đào Duy Từ có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì I sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Đào Duy Từ có đáp án dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

1. Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

2. Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?

A . 16 NST.                     B.  4 NST.                 C.  2 NST.          D.  8 NST

3. Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là

A . 200.                      B. 100.                      C. 50.                               D. 20

4. NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa

A. Prôtêin và ADN                         B. Protêin                        C. ADN                  D. Chứa gen

5. Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

A.  Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B.  Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C.  Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D.  Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

6. Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

7. Đặc điểm chung về cấu tạo của phân tử ADN, ARN, prôtêin là

A. Đều được cấu tạo từ các axit amin.

B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.

C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit.

D. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

8. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

A.  Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B.  Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

C.  Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

D.  Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

II. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng, giữa thường biến và mức phản ứng khác nhau như thế nào?

Câu 2 (2 điểm). so sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 3 (2 điểm). Viết sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Nêu bản chất mối quan hệ đó?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

A

C

B

A

D

A

 

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

*Thường biến là những biến đổi về kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

*Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi thường khác nhau.

*Khác nhau:

Thường biến

Mức phản ứng

Là những biến đổi về kiểu hình của một kiểu gen trước tác động của môi trường cụ thể.

 

Không di truyền.

Phụ thuộc vào tác động của môi trường

Là giới hạn các biểu hiện thường biến khác nhau của 1 KG trước các điều kiện khác nhau của môi trường.

Di truyền (do KG quy định)

Phụ thuộc vào kiểu gen.

 

Câu 2:

- Giống nhau:

Đều là những biến đổi trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào AND hoặc ARN của cơ thể.

Đều phát sinh từ tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể.

Phần lớn thường có hại cho bản thân sinh vật.

- Khác nhau:

Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

Là những biến đổi trong cấu trúc của các gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu.

Gồm có các dạng: mất them hoặc thay thế 1 hoặc một số cặp Nu…

Là những biến đổi về cấu trúc NST.

 

 

Gồm có các dạng mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn, (chuyển đoạn)…

 

Câu 3:

- Sơ đồ: Gen → mARN → P → Tính trạng

- Bản chất: Trình tự các Nu trong ADN (gen) quy định trình tự các Nu trong ARN qua đó nó cũng quy định được trình tự các axit amin cấu tạo nên Protein. P tham gia vào cấu tạo hoạt sinh lí của tế bào dẫn đến biểu thị thành tính trạng.

---------------------0.0------------------------

ĐỀ SỐ 2

I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng

1. Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

2. Đặc điểm chung về cấu tạo của phân tử ADN, ARN, prôtêin là

A. Đều được cấu tạo từ các axit amin.

B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.

C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit.

D. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

3. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

A.  Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B.  Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

C.  Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

D.  Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

4. Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có đặc điểm nào?

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc

B. Có một cặp NST tương đồng nào đó 2 chiếc, các cặp còn lại đều có 3 chiếc.

C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc.

D. Có một cặp NST tương đồng nào đó 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

5. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

A. 47 NST.                     B. 48 NST                    C.  45 NST.                   D. 46 NST.

6. Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là

A. 48 NST.                 B.  47 NST.                C. 46 NST.               D. 49 NST.

7.  Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là

A. Đảo đoạn.                   B.  Mất đoạn.                 C. Lặp đoạn.             D. Chuyển đoạn.

8. Phương pháp nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?

A. Lai phân tích.                          B. Phân tích phả hệ.

C. Nghiên cứu tế bào                   D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

II/Tự luận: ( 6 điểm)

Câu 1:a) Biến dị là gì? Có mấy loại biến dị?

           b) Nêu khái niệm các dạng của đột biến gen. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản than sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa cho trồng trọt và chăn nuôi?

Câu 2: Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân, nguyên phân.

ĐÁP ÁN

I/ Trắc nghiệm: ( 4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

A

D

A

B

B

A

 

-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án từ câu 1-3 tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 Trường THCS Đào Duy Từ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON