HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Bộ Đề thi HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
ĐỀ SỐ 1:
|
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................
Câu 81. Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ đăng kí bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị Q và anh T. B. Chị H, chị Q và anh T.
C. Chị H, chị Q và anh P. D. Chị H và chị Q.
Câu 82. Việc làm nào là đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình.
B. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói.
C. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó.
D. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14.
Câu 83. Theo luật nghĩa vụ quân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) thanh niên đã bị phạt tiền trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn tái phạm sẽ bị
A. phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. B. phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
C. phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. D. phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Câu 84. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân nhằm
A. đáp ứng nguồn nhân lực cho quốc gia.
B. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
C. đáp ứng nguồn lao động cho đất nước.
D. đáp ứng nhu cầu học tập và thực hiện công bằng xã hội.
Câu 85. Để đảm bảo ổn định quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước cần phải làm gì?
A. Đảm bảo tăng trưởng về kinh tế.
B. Ban hành hệ thống văn bản pháp luật.
C. Tăng cường ổn định xã hội.
D. Ngoại giao với các nước mạnh.
Câu 86. Một đất nước phát triển bền vững phải đảm bảo sự phát triển trong các lĩnh vực gì ?
A. Kinh tế, văn hóa xã hội, chăm sóc sức khỏe con người và an ninh.
B. Kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường và đạo đức xã hội.
C. Kinh tế, giáo dục và đào tạo, môi trường và quốc phòng an ninh.
D. Kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
Câu 87. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo cơ chế
A. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
B. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
C. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 88. Trong các hoạt động bảo vệ môi trường sau, hoạt động bảo vệ môi trường nào được xác định là có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
B. Bảo vệ rừng.
C. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
D. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
Câu 89. Ông David đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng. Vậy ông David
A. có quyền bầu cử. B. không được bầu cử.
C. có quyền ứng cử. D. không được ứng cử.
Câu 90. Ngày 23/10/ 2017, Công an Đăklăk triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy mô lớn với nhiều đối tượng tại nhiều tỉnh, thành phố tham gia. Điều đó đã thể hiện trách nhiệm của công an tỉnh Đăklăk trong lĩnh vực
A. kinh tế B. môi trường C. quốc phòng. D. xã hội.
ĐỀ SỐ 2:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12 Năm học: 2017 - 2018 Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)
|
Họ và tên học sinh:..............................................................Số báo danh:................Lớp:...............
Câu 1: Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. chỗ ở của công dân.
B. nhân phẩm, danh dự, của công dân.
C. thân thể của công dân.
D. tính mạng của công dân.
Câu 2: Đâu là một trong những nguyên tắc bầu cử?
A. Phổ biến. B. Dân chủ. C. Công khai. D. Trực tiếp.
Câu 3: Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?
A. Đoàn thể. B. Tổ chức. C. Cá nhân. D. Cơ quan.
Câu 4: Giải quyết khiếu nại là
A. chấp nhận yêu cầu khiếu nại.
B. điều chỉnh theo đề nghị trong đơn khiếu nại.
C. xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết.
D. phê chuẩn yêu cầu khiếu nại.
Câu 5: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả, tác phẩm.
Câu 6: Để bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật và thực hiện đồng bộ các
A. khẩu hiệu cần thiết. B. tiêu chuẩn cần thiết.
C. nhu cầu cần thiết. D. biện pháp cần thiết.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang đi công tác xa. B. Người đang điều trị tại bệnh viện.
C. Người mất năng lực hành vi dân sự. D. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
Câu 8: Mục đích của khiếu nại là nhằm
A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
C. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.
D. phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai.
Câu 9: Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh nhằm
A. làm từ thiện cho xã hội. B. thể hiện đẳng cấp của doanh nhân.
C. nộp thuế cho nhà nước. D. sinh lợi.
Câu 10: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. chính trị. B. kinh tế.
C. xã hội. D. đời sống.
Câu 11: Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 12: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. yêu cầu của tòa án.
C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng quyền được phát triển của công dân?
A. Có mức sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.
B. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
D. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.
Câu 14: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của
A. mọi tổ chức. B. người đủ 18 tuổi.
C. lãnh đạo nhà nước. D. mọi công dân.
Câu 15: Trong các nghĩa vụ của người kinh doanh thì nghĩa vụ nào là rất quan trọng?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
Câu 16: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện
A. trong lĩnh vực văn hóa.
B. chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
D. trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Đe dọa đánh người. B. Tự ý mở điện thoại của bạn.
C. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
Câu 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân. B. công dân và xã hội.
C. tội phạm và Nhà nước. D. quyền lợi và nghĩa vụ.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây sai khi nói về quyền của công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện?
A. Quyền được giải trí. B. Quyền được vui chơi.
C. Quyền được tiếp cận thông tin. D. Quyền được chăm sóc y tế.
Câu 20: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. D. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 21: Điều kiện nào dưới đây là đúng khi công dân tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Công dân đủ 18 tuổi, được cử tri tín nhiệm và không vi phạm pháp luật.
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và được cử tri tín nhiệm.
C. Công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.
B. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Công dân có quyền học suốt đời.
D. Công dân có quyền học không hạn chế.
Câu 23: Công dân có quyền bầu cử khi đủ
A. 21 tuổi trở lên. B. 16 tuổi trở lên.
C. 18 tuổi trở lên. D. 19 tuổi trở lên.
Câu 24: Anh L đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Vậy anh L đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền bãi nại. B. Quyền ứng cử.
C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.
Câu 25: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định và phải có quyết định của
A. Thủ trưởng cơ quan. B. cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. cơ quan công an xã, phường. D. cơ quan quân đội.
ĐỀ SỐ 3:
SỞ GD&ĐT ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
|
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút |
Họ và tên học sinh :..................................................... Lớp .............Số báo danh : ...................
Câu 1.Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B?
A. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A.
B. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó.
C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.
D. Khuyên chị B trình báo với công an.
Câu 2.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là quyền
A. cơ bản. B. tự do.
C. quan trọng D. quyết định.
Câu 3.Nam là lao động trực tiếp nuôi dưỡng mẹ không còn khả năng lao động, ba Nam mất sớm. Vậy khi đủ 18 tuổi Nam sẽ được
A. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự.
B. vẫn phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.
C. miễn đăng kí nghĩa vụ quân sự.
D. được hoãn 1 năm đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Câu 4.Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền
A. khiếu nại. B. ứng cử. C. tố cáo. D. bầu cử.
Câu 5. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc
A. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
B. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.
C. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
D. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 6.Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được phát triển. B. Quyền tác giả.
C. Quyền được sáng tạo. D. Quyền được học tập.
Câu 7.Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ tập trung. B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ công khai. D. Dân chủ gián tiếp.
Câu 8.Ông An đang là sĩ quan quân đội, vào tháng 1/2016 ông đã mở công ty kinh doanh hạt điều xuất khẩu. Hành vi của ông An đã vi phạm
A. luật Quốc phòng. B. luật Đầu tư
C. luật Kinh tế. D. luật Doanh nghiệp.
Câu 9.Anh H là trưởng phòng kinh doanh của một công ty X, cuối năm anh H được công ty thưởng 200 triệu đồng và chủ động đến cơ quan nộp thuế. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nghĩa vụ thuế gì ?
A Thuế thu nhập doanh nghiệp
B. Thuế thu nhập cá nhân
C.Thuế giá trị gia tăng
D. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Câu 10.Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang điều trị ở bệnh viện. B. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
C. Người đang thi hành án phạt tù D. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 11.Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình.
B. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nuớc.
C. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình
D. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri.
Câu 12.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm
A. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật.
B. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân.
C. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
D. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau.
Câu 13.Đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỹ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là mại dâm ma túy được quy định trong luật nào ?
A. Hiến pháp và Luật phòng chống ma túy.
B. Luật phòng chống ma túy và pháp lệnh phòng, chống mại dâm
C. Hiến pháp Luật phòng chống ma túy.
D. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Câu 14.Để bảo vệ môi trường những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Bảo tồn tài nguyện thiên nhiên.
B. Chôn lấp chất độc chất phóng xạ.
C. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
D. Phục hồi môi trường.
Câu 15. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 16.Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
B. Đánh người gây thương tích.
C. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
D. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
Câu 17.Hành vi nào sau đây là xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự?
A. Bóc mở thư của người khác.
B. Bắt người không có lý do
C. Vu khống người khác.
D. Vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý.
Câu 18. A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm
A. quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. quyền tự do dân chủ của công dân.
D. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.
Câu 19. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là
A. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
B. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. từ 18 đến 27 tuổi.
Câu 20. Dù chị K không đồng ý, bà B tự ý vào phòng chị K lấy tài sản khi chị đi vắng với lý do bà là chủ cho thuê nhà nên có quyền. Em chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
A. Khuyên chị K nhờ người thân giúp đỡ.
B. Khuyên chị K chấp nhận vì bà là chủ nhà.
C. Khuyên chị K trình báo sự việc với công an.
D. Khuyên chị K thay khóa.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Bộ Đề thi HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!