YOMEDIA

Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD LỚP 12 HK II NĂM HỌC 2019 - 2020

 

ĐỀ 1

Phần I: Trắc nghiệm: 28 câu (mỗi câu 0,25 đ)

Câu 1: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân ?

   A.Quyền tự do ngôn luận

   B. Quyền tham gia bầu cử, ứng cử

   C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

   D. Quyền được đảm bảo an toán, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 2: Các quyền tự do cơ bản của công dân quy định mối quan hệ giữa

   A. công dân với pháp luật                               B. Công dân với công dân

   C. công dân với nhà nước                               D. Công dân với các tổ chức

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tự do cơ bản?

   A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

   B. Tích cực giúp đỡ cơ quan nhà nước khi thi hành pháp luật.

   C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.

   D. Học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền tự do cơ bản của mình.

Câu 4: Pháp luật quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không vượt quá

   A. 6 giờ.                 B. 8 giờ.                             C. 10 giờ.                    D. 12 giờ.

Câu 5: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp

   A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật.

   B. cần bắt người phạm tội lẩn tránh ở đó.

   C. nghi ngờ chỗ ở của người đó có phương tiện gây án.

   D. nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.

Câu 6: Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ sẽ có thể bị

   A. cảnh cáo hoặc khiển trách.                 B.  khiển trách hoặc xử phạt dân sự.

   C. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự.                D. xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.                                   

Câu 7: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là đảm bảo

   A. quyền tự chủ của mỗi người.                B. đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.

   C. sự công bằng cho tất cả công dân.        D. quyền tự do cá nhân của mỗi công dân.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền tự do ngôn luận ?

   A. Công dân có quyền phát biểu ý kiến của mình của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

   B. Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

   C. Công dân có quyền gửi bài đăng báo bày tỏ quan điểm, ý kiến quan điểm của mình về các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.

   D. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kì hình thức nào.

Câu 9. Pháp luật quy định cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra?

   A. Ủy ban nhân dân, Tòa án.

   B. Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền.

   C. Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát.

   D. Cảnh sát điều tra, Ủy ban nhân dân.

Câu 10. Công an bắt người trong trường hợp nào sau đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

   A. Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường.           B. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.

   C. Chị H tung tin bịa đặt, nói xấu người khác.                  D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

Câu 11: Điều kiện  về độ tuổi để công dân được ứng cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là ?

   A. Đủ 18 tuổi trở lên.                                        B. Đủ 21 tuổi trở lên.

   C. Trong độ tuổi lao động.                                D. Không quy định về độ tuổi.

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây được tham gia bầu cử ?

   A. Người đang bị tạm giam.                             B. Người đang chấp hành hình phạt tù.

   C. Người đang điều trị ở bệnh viện.                 D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 13: Theo Luật bầu cử, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ là vi phạm nguyên tắc nào ?

   A. Phổ thông.             B. Bình đẳng.       C. Trực tiếp.         D. Bỏ phiếu kín.

Câu 14: Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến bỏ phiếu được thì

   A. không cần tham gia bầu cử.            

   B. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.

   C. có thể bỏ phiếu bằng gửi thư.

   D. tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho cử tri đó.

Câu 15: Khẳng định nào sau đây không đúng ?

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí- chính trị quan trọng để

   A. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.

   B. đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân.

   C. thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình, thông qua các cơ quan đại diện cho nhân dân.

   D. công nhận quyền lực của các cơ quan nhà nước đã được bầu ra.

Câu 16: Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân

   A. giám sát cơ quan chức năng.          B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội .

   C. thực hiện quyền dân chủ.               D. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Câu 17: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

   A. thay đổi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

   B. xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

   C. điều chỉnh lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

   B. hủy bỏ lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

Câu 18. Nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

   A. Quyền khiếu nại.                                            B. Quyền tố cáo.

   C. Quyền tự do ngôn luận.                                  D. Quyền nhân dân.

Câu 19. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

   A. Phổ thông.                 B. Bình đẳng.                  C, Trực tiếp.                 D. Bỏ phiếu kín.

Câu 20. Chị M là kế toán của xã X. Do mâu thuẫn cá nhân với ông K- Chủ tịch xã nên chị M đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố cáo ông K về tội lạm dụng công quỹ. Nhận định nào dưới đây đúng về hành vi của chị M?

   A. Chị M đã thực hiện quyền tố cáo của công dân.

   B. Chị M đã lợi dụng quyền tố cáo của công dân.

   C. Chị M đã vi phạm quyền tố cáo của công dân.

   D. Chị M đã lạm dụng quyền tố cáo của công dân.

{-- xem tiếp nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020​ ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 12 năm học 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF