HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hệ thần kinh sinh dưỡng môn Sinh học 8 có đáp án. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1:
1. Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?
2. So sánh: Cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.
Trả lời:
1. Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở chất xám. Trong đó, trung khu vận động nằm trong chất xám của tủy sống. Trung khu phản xạ sinh dưỡng nằm trong chất xám của tủy sống và trụ não.
2. Hoàn thành bảng:
- Giống nhau: Đều nằm trong chất xám.
- Khác nhau:
Cung phản xạ vận động |
Cung phản xạ sinh dưỡng |
Nằm ở sừng bên của tủy sống. Nằm trong chất xám của trụ não. Điều khiển hoạt động của nội quan. |
Nằm ở sừng sau của tủy sống. Không nằm trong trụ não. Điều khiển hoạt động của các cơ. |
Câu 2: Trình bày rõ sự khác nhau giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm vào bảng sau (có thể thể hiện bằng sơ đồ)
Trả lời:
Cấu tạo |
Phân hệ giao cảm |
Phân hệ đối giao cảm |
Trung ương |
Các nhân xám ở sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III) |
Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống |
Ngoại biên gồm: - Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp noron) - Noron trước hạch (sợi trục có bao miêlin) - Noron sau hạch (không có bao miêlin) |
Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách. Sợi trục ngắn Sợi trục dài |
Hạch nằm gần cơ quan phụ trách Sợi trục dài Sợi trục ngắn |
Câu 3: Căn cứ vào hình 48 – 3 SGK và bảng 48 – 2 SGK, em có nhận xét gì về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
Trả lời:
- Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những đổi thay của môi trường.
- Nếu có sự mất cân bằng trong hoạt động của hai phân hệ sẽ dẫn dến tình trạng bệnh lí.
Câu 4: Dựa vào kết quả của bài tập 2 và 3 trên, em hãy rút ra kết luận chung về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng (đối chiếu với phần ghi nhớ trong khung của bài trong SGK, xem cần phải điều chỉnh gì trong kết luận của em).
Trả lời:
Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.
- Phân hệ giao cảm có trung ương nằm ở nhân xám thuộc sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III). Các nơron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận với nơron sau hạch.
- Phân hệ đối giao cảm có trung ương là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống. Các nơron trước hạch đi tới các hạch đối giao cảm (nằm cạnh cơ quan) để tiếp cận các nơron sau hạch. Các sợi trước hạch của cả 2 phân hệ đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có bao miêlin.
Chức năng: Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).
Câu 5: Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
Trả lời:
Giống nhau:
- Đều bao gồm phần trung ương và phần ngoại biên.
- Các dây thần kinh li tâm đi đến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.
- Điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Khác nhau:
Phân hệ giao cảm |
Phân hệ đối giao cảm |
|||
Cấu tạo |
Trung ương |
Các nhân xám ở sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III) |
Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống |
|
Ngoại biên gồm: |
- Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp noron) |
Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách. |
Hạch nằm gần cơ quan phụ trách |
|
- Noron trước hạch (sợi trục có bao miêlin) |
Sợi trục ngắn |
Sợi trục dài |
||
- Noron sau hạch (không có bao miêlin) |
Sợi trục dài |
Sợi trục ngắn |
||
Chức năng: tác động lên các cơ quan |
Tim |
Tăng lực và nhịp cơ |
Giảm lực và nhịp cơ |
|
Phổi |
Dãn phế quản nhỏ |
Co phế quản nhỏ |
||
Ruột |
Giảm nhu động |
Tăng nhu động |
||
Mạch máu ruột |
Co |
Dãn |
||
Mạch máu đến cơ |
Dãn |
Co |
||
Mạch máu da |
Co |
Dãn |
||
Tuyến nước bọt |
Giảm tiết |
Tăng tiết |
||
Đồng tử |
Dãn |
Co |
||
Cơ bóng đái |
Dãn |
Co |
Câu 6: Hãy thử trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:
- Lúc huyết áp tăng cao
- Lúc hoạt động lao động
Trả lời:
- Lúc huyết áp tăng cao:
Thụ quan áp lực bị kích thích , xuất hiện xung thần kinh dẫn truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp tim và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp.
- Lúc hoạt động lao động:
Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu.
H+ được hình thành do:
H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp tim, lực co tim và mạch máu co giãn để cung cấp O2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).
Câu 7: Em hãy đánh dấu × vào ô phát biểu đúng về chức năng của phân hệ giao cảm đối với các cơ quan sau đây:
Trả lời:
1. Tim: |
x |
a) Tăng lực và nhịp cơ |
b) Giảm lực và nhịp cơ |
||
2. Phổi: |
x |
c) Dãn phế quản nhỏ |
d) Co phế quản nhỏ |
||
3. Ruột: |
x |
e) Giảm nhu động |
g) Tăng nhu động |
||
4. Mạch máu ruột: |
x |
h) Co |
i) Dãn |
||
5. Mạch máu đến cơ: |
x |
k) Dãn |
l) Co |
Câu 8: Quan sát hình 49 – 1, 2 SGK để hoàn chỉnh thông tin sau về cấu tạo của mắt.
Trả lời:
Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi, nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt. Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong cùng là màng lướitrong đó chứa điểm vàng, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.
Câu 9: Vì sao ảnh của vật hiện lên đúng điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
Trả lời:
Ảnh của vật hiện lên đúng điểm vàng nhìn rõ nhất vì:
- Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào hình nón, càng xa điểm vàng tế bào nón càng giảm và chủ yếu là tế bào hình que.
- Tế bào hình nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
- Ở điểm vàng, mỗi tế bào hình nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào hai cực.
Câu 10: Qua kết quả thí nghiệm ở hình 49 – 4 SGK, em có thể rút ra kết luận gì về vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt?
Trả lời:
Sự điều tiết của thể thủy tinh (phồng lên hay xẹp xuống) giúp ta nhìn rõ vật ở xa cũng như tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phồng lên để nhìn rõ.
Câu 11: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:
Trả lời:
Cơ quan phân tích bao gồm ba thành phần: các tế bào thụ cảm (nằm trong cơ quan thụ cảm tương ứng), dây thần kinh cảm giác và vùng vỏ não tương ứng.
Cơ quan phân tích thị giác gồm: màng lưới trong cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm của vỏ đại não.
Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ một vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
Câu 12: Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng.
Trả lời:
* Cầu mắt: gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
- Lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh).
- Lớp màng lưới trong đó có chứa tế bào thụ cảm thị giác, gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que.
* Màng lưới:
- Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác tiếp nhận hình ảnh, gồm các tế bào nón và tế bào que. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
- Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón giảm dần và tế bào que tăng dần. Mỗi tế bào nón ở điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác.
- Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Hệ thần kinh sinh dưỡng môn Sinh học 8 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: