YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Tiêu hóa môn Sinh học 8 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Tiêu hóa môn Sinh học 8 có đáp án. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN TIÊU HÓA MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1:

1. Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

2. Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

3. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

Trả lời:

1. Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước.

2. Các chất trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

3. Quá trình tiêu hóa thức ăn gồm các hoạt động: ăn và uống, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.

 

Câu 2: Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở hình 24 – 3 SGK vào các cột tương ứng ở bảng sau:

Trả lời:

Các cơ quan tiêu hóa

Các tuyến tiêu hóa

Khoang miệng (răng, lưỡi)

Thực quản

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Hậu môn

Tuyến nước bọt

Tuyến mật

Tuyến tụy

Tuyến ruột

 

 

Câu 3:

1. Thực chất của hoạt động tiêu hóa thức ăn là gì?

Hoạt động tiêu hóa thức ăn thực chất là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

2. Hoạt động tiêu hóa thức ăn do các bộ phận nào đảm nhiệm?

Quá trình tiêu hóa thức ăn nhờ hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

 

Câu 4: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?

Trả lời:

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như sau:

+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.

 

Câu 5: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

Trả lời:

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

 

Câu 6: Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hóa thì cần phải trải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác không?

Trả lời:

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

- Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

 

Câu 7: Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Các cơ quan trong ống tiêu hóa gồm:

 

a) Miệng, thực quản, gan, ruột già, hậu môn.

 

b) Thực quản, gan, ruột non, ruột già, hậu môn.

 

c) Gan, miệng, thực quản, ruột non, ruột già.

 

d) Ruột non, ruột già, miệng, hậu môn.

x

e) Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

 

 

Câu 8:

1. Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

2. Từ những thông tin trong bài, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng sau:

Trả lời:

1. Enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ. Vì vậy, ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt.

2. Hoàn thành bảng:

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các cơ quan thực hiện hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

Nhai, tiết nước bọt, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn

Răng, lưỡi, các cơ môi, má

Thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt, dễ nuốt

Biến đổi hóa học

Enzim amilaza trong nước bọt

Tuyến nước bọt

Một phần tinh bột trong thức ăn biến đổi thành đường mantôzơ

 

 

Câu 9:

1. Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

2. Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

3. Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

Trả lời:

1. Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu, có tác dụng chuyển từng viên thức ăn xuống thực quản.

2. Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

3. Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2 - 4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

 

Câu 10: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống ở những câu sau:

Trả lời:

Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ.

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

 

Câu 11: Thực chất biến đổi của thức ăn trong khoang miệng là gì?

Trả lời:

Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

 

Câu 12: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.

Trả lời:

Nghĩa đen về mặt sinh học của thành ngữ "Nhai kĩ no lâu" là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.

Câu 13: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Trả lời:

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là: gluxit, lipit, prôtêin.

 

Câu 14: Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Trả lời:

Sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm :

- Với cháo: thấm nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza phân giải thành mantôzơ .

- Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Tiêu hóa môn Sinh học 8 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON