YOMEDIA

Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè môn Sinh học 8 năm 2021 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập hè HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè môn Sinh học 8 năm 2021 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 8 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG

 

Câu 1: Trình bày chức năng của hoóc môn tuyến tụy ?

Tuyến tụy: có 2 loại hoócmôn là insulin và glucagôn có vai trò điều hòa lượng đường trong máu luôn được ổn định .

Khi lượng đường trong máu tăng: insulin biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và tế bào làm giãm đường huyết .

Khi lượng đường trong máu giảm: glucagôn biến đổi glicôgen thành glucôzơ làm tăng đường huyết.

 

Câu 2: Trình bày cơ thể chế hoạt động của tuyến tụy ?

Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy, khi đường huyết tăng hay giảm chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định .

Sau bữa ăn, thức ăn được hấp thụ làm tăng lượng đường huyến trong máu, các tế bào β của đảo tụy tiết ra insulin biến đổi glucôzo thành glycogen dự trữ ở gan và cơ, làm giảm đường huyến đến mức bình thường.

Sau các hoạt động mạnh hay đói kéo dài làm lượng đường huyết trong máu giảm,các tế bào α của đảo tụy tiết ra glucagôn biến đổi glicôgen thành glucozơ làm tăng lượng đường huyết đến mức trung bình.

 

Câu 3: Tinh trùng được tạo ra như thế nào? Sự rụng trứng là gì ? Hiện tượng kinh nguyệt là gì ?

Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh, từ các tế bào mầm, trải qua quá trình phân chia giảm nhiễm, tinh trùng bắt đầu được tinh hoàn tạo ra từ lúc có thể trước vào tuổi dậy thì .

Khi trứng chín bao noãn vỡ ra để trứng thoát ra ngoài đó là sự rụng trứng.

Khi trứng chín, hoócmôn buồng trứng làm lớp niêm mạc ở tử cung trở nên xốp và xung huyết, chuẩn bị cho trứng được thụ tinh đến làm tổ, nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ thoái hóa sau 14 ngày và lớp niêm mạc sẽ bung ra, gây hiện tượng kinh nguyệt.

 

Câu 4: Sự thụ tinh và thụ thai là gì ? Nếu những hậu quả của việc có thai sớm và ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên ?

Sự thụ tinh và thụ thai:

Sự thụ tinh: là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

Sự thụ thai: Là quá trình trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.

Những hậu quả của việc có thai sớm: Làm tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển nay đầy đủ để mang thai đủ tháng, thường hay bị sót nhau, làm băng huyết bị nhiễm khuẩn và sẽ dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến học tập đến gia đình và xã hội và tương lai công việc sau này

 

Câu 5: So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Nêu ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động và con người ?

 

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Trả lời: các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

Đơn giản, bẩm sinh.

Di truyền mang tính chất chủng loại

Bền vững

Cung phản xạ đơn giản.

Trung ương: trụ não, tủy sống

Trả lời: Các kích thích tương ứng hay kích thích có điều kiện

Phức tạp do luyện tập

Do di truyền mang tính chất cá thể

Ít bền vững

Hình thành đường liên hệ tạm thời

Trung ương vỏ não

 

* Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với các động vật và con người là: đảm bảo sự thích nghi với môi trường điều kiện sống luôn thay đổi của các động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người

 

Câu 6: Nêu ý nghĩa tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người?

- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu 2.

- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, thuộc hệ thống tín hiệu 2,  trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.

- Tiếng nói và chữ viết giúp cho con người hiểu nhau và gần nhau hơn, từ đó tạo được lòng yêu thương nhân loại và yêu thương con người.

 

Câu 7: Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được ?

Sóng âm truyền vào tai trong làm rung lớp màng nhĩ à chuỗi xương tai à Tai trong rung động ngoại dịch, nội dịch à tác động đền tế bào phụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở làm các tế bào hưng phấn chuyển thành xung thần kinh à đến dây thần kinh thính giác à vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

 

Câu 8: Phản xạ có điều kiện là gì ? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người ?

  • Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện .

- Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện:

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.

+ Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây.

+ Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần

  • Ý nghĩa: Việc hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người là đảm bảo được sự kích thích với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người

 

Câu 9: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt ?

- Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, bản thân của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.

- Biện pháp để có giấc ngủ sâu: Ngủ đúng giờ, cơ thể sảng khoái làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh.

 

Câu 10: So sánh tuyến nội tiết và tyuến ngoại tiết ? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha ?

Giống nhau: Cùng là các tuyến có các tế bào tuyến (tế bào tiết), có khả năng tiết ra các chất tiết của cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Khác nhau:

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiếp

- Không có ống dẫn.

- Chất tiết ra được thẳng vào nơi để tới cơ quan đích

- Có ống dẫn

- Đưa các chất tiết tứ tuyến ra ngoài

 

Tuyến tụy là một tuyến pha vì nó có cả 2 hoạt động ngoại tiết và nội tiết

 

Câu 11. Phản xạ - Cung phản xạ - Vòng phản xạ

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ướng thần kinh đến cơ quan phản ứng.

- Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho chính xác.Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.

 

Câu 12. Bạch cầu – Miễn dịch

1 - Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:

- Sự thực bào: Bạch cầu mô nô và bạch cầu trung tính dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng.

+ Tiến trình

* Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm.

* Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào, rồi tiêu hóa chúng.

- Tế bào limphô B: Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên bằng cách gây kết dính kháng nguyên.

- Tế bào limphô T: Tiết các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm, tế bào nhiễm bị phá hủy.

2 - Miễn dịch:

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

- Có 2 loại miễn dịch:

+ Miễn dịch tự nhiên: Miễn dịch bẩm sinh (Loài người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác) và miễn dịch tập nhiễm (Người nào đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa)

+ Miễn dịch nhân tạo (Khi đã được tiêm phòng vắc-xin của một bệnh nào đó thì sẽ được miễn dịch với bệnh đó)

Câu 13. Đông máu – Ý nghĩa của đông máu – Nguyên tắc truyền máu

1 - Đông máu: Trong huyết tương có một loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu.Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng Enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+).

* Ý nghĩa: Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.

2 - Các nguyên tắc truyền máu:

- Nhóm máu ở người có 4 nhóm: O (\(\beta ,\alpha \)); A(\(\beta \)); B(\(\alpha \)); AB.

- Các nguyên tắc truyền máu:

+ Xét nghiệm trước khi truyền máu để lực chọn loại máu truyền cho phù hợp.

+ Tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch).

+ Tránh nhận máu bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.

 

Câu 14. Tuần hoàn máu – Lưu thông bạch huyết

1 - Tuần hoàn máu:

- Vòng tuần hoàn nhỏ : Tâm thất phải - Động mạch phổi – Mao mạch phổi – Tỉnh mạch phổi – Tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn : Tâm thất trái – Động mạch chủ trên và Động mạch chủ dưới – Các mao mạch – Tĩnh mạch chủ trên và Tĩnh mạch chủ dưới – Tâm nhĩ phải.

* Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2. Vòng tuần hoàn máu dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.

2 - Lưu thông bạch huyết: Gồm 2 phân hệ:

-Phân hệ nhỏ : thu bạch huyết ở  nửa trên bên phải cơ thể.

-Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể.

-Sự luân chuyển bach huyết trong mỗi phân hệ:  Mao mạch bạch huyết – Mạch bạch huyết – Hạch bạch huyết – Mạch bạch huyết - Ống bạch huyết – Tĩnh mạch.

 

Câu 15. Hoạt động hô hấp

1 – Thông khí ở phổi:

-Cử động hô hấp: cứ một lần hít vào và một lần thở ra thì gọi là cử động hô hấp.

-Nhịp hô hấp: là số lần cử động hô hấp trong một phút.

-Hít vào: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co làm cho lồng ngực nở về phía trước và hai bên.

-Thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn, các xương sườn được hạ xuống.

-Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe và sự luyện tập.

2 – Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào: Theo cơ chế khuếch tán:

-Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.

-Trao đổi khí ở tế bào: O­­2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

 

Câu 16. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lòng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển (< 25 tuổi ở nam và < 20 tuổi ở nữ). Sau độ tuổi đó sẽ không phát triển thêm nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng dãn tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

- Tóm lại, nếu được luyện tập thể dục, thể thao đúng cách (tập vận động cơ, xương; tập thở thường xuyên và đều đặn từ bé; hay luyện tập trong độ tuổi cơ, xương còn phát triển), bạn sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lí tưởng.

 

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè môn Sinh học 8 năm 2021 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON