Mời các em cùng tham khảo Bộ 7 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 được hoc247 biên soạn và tổng hợp từ Trường THCS Thị Trấn Yên Châu dưới đây. Tài liệu các câu trắc nghiệm và tự luận với đáp án chi tiết rõ ràng sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN YÊN CHÂU |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II |
ĐỀ SỐ 1:
I - Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1. Dãy các chất đều làm mất mầu dung dịch nước brom là
A. C2H2, C6H6, CH4.
B. C2H2, CH4, C2H4.
C. C2H2, C2H4.
D. C2H2, H2, CH4.
Câu 2. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 là
A. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2.
B. NaHCO3, Na2SO4, KCl.
C. NaCl, Ca(OH)2, BaCO3.
D. AgNO3, K2CO3, Na2SO4.
Câu 3. Dung dịch HCl có thể tác dụng với chất nào sau đây?
A. Na2CO3 B.KCl C. Cu D. Ag
Câu 4. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch CuSO4 là
A. Mg, Al, Cu. B. Al, Fe, Mg.
C. Al, Fe, Ag. D. Ag, Al, Cu.
Câu 5. Dung dịch ZnCl2 có tạp chất CuCl2 có thể dùng chất nào trong các chất sau đây để loại tạp chất trên?
A. Fe B. Zn C. Cu D. Al
Câu 6. Thuốc thử nào sau đây để nhận ra rượu etylic và axit axetic ?
A. Na B. Na2CO3 C. NaCl D. KCl
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 7. (2,0 điểm) Viết phương trình hoá học thể hiện những chuyển hoá sau:
Saccarozo → Glucozo → rượu etylic → axit axetic → natri axetic
Câu 8. (2,0 điểm) Để điều chế axit axetic người ta có thể lên men 1,5 lit rượu etylic 200
a) Tính thể tích rượu etylic nguyên chất đã dùng. Biết D = 0,8 g/ml
b) Tính khối lượng axit axetic tạo thành.
Câu 9. (3,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất hữu cơ A. Thu được 8,8 g khí CO2 và 5,4 g H2O.
a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
d) Viết PTHH của A với clo khi có ánh sáng.
ĐỀ SỐ 2:
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1. Khí clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây tạo sản phẩm là muối?
A. Fe, KOH, H2O C. Cu, Al , H2O
B. KOH, Fe, Al D. H2, Ca(OH)2, Mg
Câu 2. Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây đều tạo sản phẩm có đơn chất kim loại?
A. Fe, CuO, O2 C. PbO, ZnO, Fe2O3
B. Ca, Fe2O3, CuO D. H2, CuO, PbO
Câu 3. Cặp chất nào sau đây tồn tại được trong cùng một dung dịch?
A. K2CO3 và HCl C. NaNO3 và KHCO3
B. K2CO3 và Ca(OH)2 D. KHCO3 và NaOH
Câu 4. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có thể làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4, C6H6 C. CH4, C2H2
B. C2H4, C2H2 D. C6H6, C2H2
Câu 5. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH?
A. CH3COOH, (-C6H1O5-)n
C. CH3COOH, C6H12O6
B. CH3COOC2H5, C2H5OH
D. CH3COOH, CH3COOC2H5
Câu 6. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với kim loại natri?
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n
C. C2H5OH, (-C6H10O5-)n
B. CH3COOH, C2H5OH
D. C2H5OH, CH3COOC2H5
Câu 7. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch axit clohiđric tạo ra axit axetic?
A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n, PE, CH3COONa.
B. CH3COOC2H5, C2H5OH, PVC, CH3COONa.
C. CH3COOH, C6H12O6, C2H5OH, (CH3COO)2Mg.
D. CH3COONa, CH3COOC2H5, (CH3COO)2Mg.
Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân?
A. Tinh bột, xenlulozơ, PVC
B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo
C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ
D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 9. (2,5 điểm): Có các khí sau đựng riêng biệt trong mỗi bình không dán nhãn: C2H4, HCl, Cl2, CH4
Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt mỗi bình đựng khí nào. Dụng cụ, hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Câu 10. (3, 5 điểm): Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Nguời ta thực hiện thí nghiệm với hỗn hợp A và thu được kết quả như sau:
- Nếu cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí không màu .
- Nếu cho A phản ứng với Na2CO3 dư và dẫn khí tạo thành qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa.
1. Hãy viết các phương trình hoá học.
2. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. (Ca= 40, C= 12, H= 1, O = 16)
ĐỀ SỐ 3:
I. Trắc nghiệm (2,5đ).
Câu 1(1,5đ): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng.
a, Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brôm là:
A. CH4, C6H6 B. C2H4, C2H2 C. CH4, C2H2 D. C6H6, C2H2.
b, Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Na0H là:
A. CH3C00H; C6H1206 C. CH3C00H; CH3C00C2H5
B. CH3C00H; C2H50H D. CH3C00C2H5; C2H50H.
c, Công thức của rượu etylic là:
A. CH3COOH B. C2H5OH C. C2H6O D. CH3C00C2H5
d, Độ rượu là:
A. số (ml) rượu etylic có trong 100(ml) hỗn hợp rượu và nước.
B. số (g) rượu etylic có trong 100 (g) nước.
C. số (g) rượu etylic có trong 100 (g) hỗn hợp rượu và nước.
D. số (ml) rượu etylic có trong 100 (ml) nước.
e, Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Na là:
A. CH3C00H; C6H1206 C. CH3C00H; CH3C00C2H5
B. CH3C00H; C2H50H D. CH3C00C2H5; C2H50H.
g, Axit axetic có tính axit vì:
A. Phân tử có chứa nhóm –OH B. Phân tử có chứa nhóm–OH và nhóm–COOH
C. Phân tử có chứa nhóm –COOH D. Phân tử có chứa C, H, O
Câu 2(1đ): Nối một chất ở cột trái ứng với tính chất ở cột phải theo bảng sau :
Hợp chất |
Tính chất |
1.Benzen 2. Axit axetic 3. Rượu etylic 4. Glucozơ |
A. Tác dụng với Na giải phóng khí H2, dễ cháy trong không khí sinh ra CO2 và H2O. B. Tác dụng với kiềm tạo glixerol và muối axit hữu cơ C. Tác dụng với Na giải phóng Hidrô, tác dụng với bazơ, oxit bazơ sinh ra muối và nước, tác dụng với muối cacbonat sinh ra khí CO2 D. Tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu E. Không tác dụng với kim loại Na, khi cháy sinh ra CO2, H2O và có nhiều muội than. |
II. Tự luận (7,5 đ).
Câu 1( 3 đ): Hoàn thành các phương trình sau(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a. CH4 + Cl2 → ............ .......+ ...................
b. C2H4 + Br2 → ...................
c. CH3COOH + .......................→ (CH3COO)2Mg + .........
d. CH3COONa + .....................→ CH3COOH + ..................
e. C2H5OH + ...........................→ CH3COOH + .................
g. C6H12O6 + Ag2O → ................. + ......................
Câu 2(1,5đ):Nêu 2 cách khác nhau để phân biệt rượu etylic và axit axetic bằng phương pháp hóa học, viết PTHH minh họa nếu có.
Câu 3(3đ): Cho 10,6g hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
ĐỀ SỐ 4:
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:(2điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Tính chất vật lí của phi kim là:
a. Dẫn điện tốt b. Dẫn nhiệt tốt
c. Dẫn nhiệt, dẫn điện kém d. Chỉ tồn tại ở trạng thái khí
2. Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng các chất sau:
a. Nước
b. Dung dịch H2SO4
c. Dung dịch NaOH
d. Dung dịch NaCl
3. Những chất nào sau đây đều là hợp chất hữu cơ:
a. BaCO3, C2H6, C2H6O
b. C2H4O2, C2H5Br, MgCO3
c. C2H4O2, C2H5Br, H2CO3
d. CH3NO2, C6H6, CH4
4. Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Các hợp chất có trong tự nhiên là các hợp chất hữu cơ.
b. Tất cả các hợp chất có trong cơ thể sống đều là hợp chất hữu cơ.
c. Chỉ có hợp chất có trong cơ thể sống mới là hợp chất hữu cơ.
d. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống.
5. Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 100 gam ancol etylic thu được 55 gam etyl axetat.
Hiệu suất của phản ứng trên là:
a. 62,5% b. 48,4% c. 91,6% d. 55%
6. Axit axetic không thể tác dụng với chất nào sau đây:
a. Al b. Ca(OH)2 c. K2SO4 d. Na2CO3
7. Chất nào sau đây vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng, vừa có khả năng tham gia phản ứng thế với clo:
a. Etilen b. Benzen c. Metan d. Axetilen
8. Một hỗn hợp gồm hai khí CH4 và C2H4. Để thu khí CH4 tinh khiết ta dùng hóa chất sau:
a. Nước brom thiếu b. Nước vôi trong c. Nước cất d. Nước brom dư
Câu 2: (1 điểm )Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ (......) trong các câu sau:
1. Chất béo là hỗn hợp nhiều este của ............................ và các .............................. .
2. Mỗi hợp chất hữu cơ có một ...................... xác định giữa các .................... trong phân tử.
Câu 3:(1 điểm) Hãy ghép mỗi nội dung thí nghiệm ở cột A với hiện tượng xảy ra ở cột B cho phù hợp
Cột A |
Cột B |
1. Đun nóng dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 |
a. Có khí thoát ra làm đục nước vôi trong. |
2. Nhỏ vài giọt dung dịch axit axetic vào đá vôi |
b. Không có hiện tượng gì |
3. Cho vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột. |
c. Xuất hiện kết tủa Ag |
4. Sục khí metan vào dung dịch brom |
d. Mất màu dung dịch brom |
|
e. Xuất hiện màu xanh |
B. TỰ LUẬN:
Câu 1 (3 điểm):
Hãy viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng sau:
a) Cacbua canxi → Axetilen → Etilen → Đibrometan
b) Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic → Etyl axetat
Câu 2 (1 điểm ):
Có 3 lọ không nhãn đựng 3 dung dịch không màu: hồ tinh bột, glucozơ, ancol etylic.
Hãy nêu cách nhận biết các chất trên bằng phương pháp hóa học.
Câu 3: (2 điểm )
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 10,56 gam CO2 và 4.32 gam H2O.
a) Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A biết 1 lít hơi A ở đktc nặng 2,679 gam
b) Biết A là axit hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo đúng của A
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 7 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Thị Trấn Yên Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: