YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU CẢNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I/ Phần Văn- Tiếng Việt:

Câu 1: (1 điểm)

“Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Tác giả của văn bản đó là ai?

b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn ?

Câu 2: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ:

“...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó.

II/ Phần Tập làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Đoạn văn được rút từ văn bản “Bố của Xi Mông”. Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng

b. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:

-  Phép lặp: Em           

- Phép nối: Nhưng    

Câu 2:

Phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ

 - Dùng phép điệp “ngày ngày” gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ “ măt trời trong lăng rất đỏ” Bác được ví như măt trời- là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời TN. Cách nói đó vừa ca ngợi ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

- Hình ảnh hoán dụ “Bảy mươi chín mùa xuân”: Bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên mùa xuân cho đất nước, cho con người.

II/ Phần Tập làm văn (6 điểm)

a. Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.

+ Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

b. Thân bài:

* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực

- Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

 - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

 Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. .

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?

Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:                                   

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

 

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng  dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

 Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính tự sự

Câu 2:

Chàng trai đã tuân thủ phương châm lịch sự: cách nói chuyện tôn kính với thầy mình

Câu 3:

- Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời

- Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

(2)Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?

Phần II. Làm văn

Câu 1 (3 điểm)

Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình  bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Câu thơ: “Ngày ngày mật trời đi qua trên lăng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa    

B. So sánh    

C. Ẩn dụ    

D. Hoán dụ

2. Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là thành phần gì?

A. Thành phần tình thái

B. Thành phần cảm thán

C. Thành phần phụ chú

D. Thành phần gọi – đáp

3. Câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.” được trích từ tác phẩm nào?

A. Sang thu    

B. Nói với con    

C. Mây và sóng    

D. Con cò

4. Ý nào dưới đây không phải đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu:

A. Lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất

B. Sáng tạo trong xây dựng tình huống truyện

C. Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

D. Miêu tả tâm lí nhân vật, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật

5. “Trông có vẻ yếu đuối những cũng rất tinh nghịch” là nét nổi bật trong tính cách của nhân vật nào trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê?

A. Phương Định    

B. Chị Thao    

C. Nho

6. Đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng/ Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ” sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép lặp    

B. Phép nối

C. Phép thế    

D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa

II. Tự luận (7 điểm)

1. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Bỗng nhận ra hương ổi

a. Chép lại chính xác 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. (1đ)

b. Câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nội dung chính của bài thơ đó là gì? (1đ)

c. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán. (3đ)

2. (2đ) Xác định phép liên kết có trong các câu sau:

a. Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được.

b. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm

1. A

2. B

3. C

4. A

5. C

6. A

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (5 điểm) Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nội dung chính của bài thơ đó là gì?

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

Câu 2. (5 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)

b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P. May – o)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON