Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi Học kì 2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 5 đề thi Học kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 THPT Phan Huy Ích gồm các câu hỏi đọc hiểu và làm văn có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT PHAN HUY ÍCH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Câu 1 (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu “Ngoài rèm thước chẳng mách tin/Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Câu 4 (1,0 điểm). Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) với câu chủ đề: Niềm hi vọng trong cuộc sống của mỗi người.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Em hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn để thấy được tinh thần khẳng khái, cương trực, dũng cảm của người trí thức nước việt trong trác phẩm Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên. (Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2:
- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…
- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:
“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (1 điểm)
Câu 2. Văn bản có nhắc đến hành động đốt cháy đền tà của Ngô Tử Văn, hãy nêu cụ thể những chi tiết liên quan đến ngôi đền này. (2 điểm)
Câu 3. Qua văn bản, nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật Ngô Tử Văn? (1 điểm)
Câu 4. Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào? (2 điểm)
Câu 5. Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình. (4 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Nội dung chính: Lời răn về nhân cách của kẻ sĩ: phải sống cương trực, ngay thẳng, cứng cỏi.
Câu 2:
Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:
- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.
- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.
Câu 3:
- Nhà văn Nguyễn Dữ tỏ thái độ, tình cảm: ca ngợi, khâm phục sự cứng cỏi và lòng can đảm của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
Câu 4:
- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:
+ Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.
+ Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
CHÂN QUÊ
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Dẫn theo Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?
Câu 2 (0,75 điểm). Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong các câu thơ sau:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng chũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
---(Để xem đầy đủ những đáp án còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần 1: Đọc - hiểu (5.0 đ)
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 đ)
Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 đ)
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 đ)
Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 đ)
Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng), trình bày suy nghĩ của Anh/ chị về tình mẫu tử. (2.0 đ)
Phần 2: Làm văn (5.0 đ)
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên”:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây...”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)
Câu 1: Chủ đề của bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.
Điểm 0.5:Trả lời theo đúng như trên.
Điểm 0.25: Trả lời công ơn của mẹ hoặc tình mẫu tử.
Điểm 0.0:Câu trả lời khác hoặc không trả lời.
Câu 2:
* Phép điệp: Những mùa quả.
* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.
Điểm 0.5:Trả lời theo đúng như trên.
Điểm 0.25: Trả lời được phép điệp hoặc phép đối. Hoặc trả lời đúng cả 2 ý nhưng viết sai lỗi chính tả.
Điểm 0.0:Câu trả lời khác hoặc không trả lời.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”
(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)
- Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)
Câu 4 (2,0 điểm):
Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:
...Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm):
Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.”
(Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1:
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh.
Câu 2:
Có thể chọn một trong các phương án sau:
- Bỏ cụm từ: “đã làm cho”: Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn.
- Hoặc bỏ cụm từ “Có được”: Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.
Câu 3:
- Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả.
Câu 4:
- Học sinh nêu khái niệm phép điệp: Là phép tu từ điệp lại một yếu tố âm, vần, từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức gơị hình gợi cảm cho diễn đạt.
- Học sinh chỉ ra phép điệp trong đoạn thơ điệp từ “ buồn trông”.
- Tác dụng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi ở lầu xanh.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2022-2023 trường THPT Phan Huy Ích. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !