YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2021 – 2022

Thời gian: 45 phút

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam?

A. Phật giáo.                

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.                 

D. Hinđu giáo.

Câu 2: Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi.

B. Năm 1527, Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua.

C. Năm 1527, thế lực phong kiến nhà Mạc hợp quân tiến đánh nhà Lê sơ, giành được chính quyền.

D. Năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập ra nhà Mạc.

Câu 3: Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” được nêu trong

A. bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

B. “ Tinh thần luật pháp” của Mông-te-xki-ơ.

C. Hiến pháp năm 1791 của Pháp.

D. Hiến pháp năm 1793 của Pháp.

Câu 4: Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI- XVII vì

A. nhà nước cho xây dựng nhiều hải cảng mới.

B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất và buôn bán.

C. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.

D. chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh- Nguyễn.

Câu 5: Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?

A. Nhà Tiền Lê.                 

B. Nhà Lí.

C. Nhà Trần.                      

D.  Nhà Hồ.

Câu 6: Trận chiến quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Bạch Đằng.

B. Chi Lăng - Xương Giang.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút. 

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 7: Thành phần chủ yếu của quốc hội Anh là

A. tư sản và quý tộc mới.

B. tư sản và quý tộc phong kiến.

C. tư sản vừa và nhỏ. 

D. quý tộc phong kiến.

Câu 8: Ý không phản ánh đúng sự phát triển của Phật giáo ở nước ta thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần là

A. chùa chiền được xây dựng khắp nơi.

B. nhiều nhà sư đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và rất được coi trọng.

C. một số vị vua thời Lí, Trần đã tìm đến với Phật giáo.

D. một số cao tăng Phật giáo Việt Nam đã đến tận Ấn Độ để tu nghiệp giáo lí đạo Phật.

Câu 9: Sau cách mạng tư sản, thể chế chính trị mới được thiết lập ở Anh là

A. quân chủ lập hiến.

B. dân chủ đại nghị.

C. nền cộng hòa. 

D. độc tài quân sự.

Câu 10: Kết cục của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là

A. thế lực phong kiến họ Nguyễn giành và giữ chính quyền trong cả nước.

B. thế lực phong kiến họ Trịnh giành và giữ chính quyền trong cả nước.

C. chia lãnh thổ nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. đất nước thống nhất dưới quyền cai trị của vua Lê.

Câu 11: Văn bản công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

A. hiệp ước Pa-ri.

B. hòa ước Véc-xai.

C. Hiến pháp năm 1787.

D. bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 12: Địa danh nào không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII?

A. Thăng Long.            

B. Phố Hiến.

C. Vân Đồn.                 

D. Thanh Hà.

Câu 13: Trận thắng có ý nghĩa quyết định buộc thực dân Anh phải đầu hàng Bắc Mĩ là ở

A. Phi-la-đen-phi-a.          

B. Bô-xtơn.

C. I-oóc-tao.                     

D. Xa-ra-tô-ga.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về tình hình xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789 là

A. phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

B. phân chia thành ba giai cấp: tư sản, công nhân và nông dân.

C. phân chia thành ba giai cấp: địa chủ, tư sản và nông dân.

D. phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, tư sản và Đẳng cấp thứ ba.

Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

C. Phong trào nông dân bị đàn áp.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Câu 16: Loại máy giữ vai trò quan trọng, có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất ở Anh thời kì cách mạng công nghiệp là

A. máy kéo sợi.            

B. máy hơi nước.

C. máy dệt.                 

D. máy kéo.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.

Câu 2: Nêu tình hình kinh tế- xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1

B

5

B

9

A

13

C

2

D

6

C

10

C

14

A

3

A

7

A

11

B

15

D

4

D

8

D

12

C

16

B

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Phong trào Tây Sơn có vai trò to lớn

+ Năm 1773- 1777, lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

+ Năm 1785, đánh tan quân xâm lược Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.

+ Năm 1786- 1788, lật đổ chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài, làm chủ đất nước.

+ Năm 1789, đánh tan quân xâm lược Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa.

-> Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu hoàn thành.

Câu 2.

* Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp: lạc hậu, phương thức sản xuất thô sơ...

- Công thương nghiệp phát triển: Máy móc nhiều, xí nghiệp được mở rộng...

- Ngoại thương có bước tiến mới: buôn bán với Châu Âu và phương Đông...

* Tình hình xã hội:

- Chia thành 3 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp Tăng Lữ và đẳng cấp Quý tộc: chiếm số ít, có nhiều đặc quyền, đặc lợi...

+ Đẳng cấp thứ ba: tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Chiếm số đông, bị lệ thuộc...

- Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.

-> Xã hội Pháp khủng hoảng sâu sắc.

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG - ĐỀ 02

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng.

B. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng.

C. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến.

D. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

Câu 2: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là gì?

A. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè.

B. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì.

C. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp.

D. Đặt ra nhiều thứ thuế mới.

Câu 3: Tháng 8 – 1789, phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

A. đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ.

B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. xử tử vua Lui XVI.

D. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi.

Câu 4: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là gì?

A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.

B. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp.

C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.

Câu 5: Vua Sáclơ I bị xử tử là do đâu?

A. Ý muốn của giai cấp tư sản.

B. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội.

C. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc.

D. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 6: Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì

A. là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

B. là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi.

C. đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

D. là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa là

A. mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.

B. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây.

C. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.

D. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài.

Câu 8: Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

A. Cộng hòa tư sản.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Dân chủ.

Câu 9: Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

A. Giáo hội Anh.

B. Nông dân và công nhân.

C. Quý tộc mới.

D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Câu 10: Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:

A. G. Oasinhtơn.          

B. Phranklin.

C. Ru-dơ-ven.              

D. A. Lincôn.

Câu 11: Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì

A. ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập,

B. cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

C. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

D. vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

Câu 12: Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?

A. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.

B. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền.

C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền.

D. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.

Câu 13: Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là ai?

A. Giai cấp tư sản.

B. Phái Giacôbanh.

C. Lực lượng quân đội cách mạng.

D. Quần chúng nhân dân.

Câu 14: Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang.

B. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

C. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.

D. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh.

Câu 15: Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là

A. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte.

B. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông.

C. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông.

D. Môngtexkiơ, Ôoen và Phuriê.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG - ĐỀ 03

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Quốc gia đầu tiên của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Phùng Nguyên.

C. Văn hóa Đồng Đậu.

D. Văn hóa Gò Mun.

Câu 2. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.

C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng.

D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 3. Vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê là ai?

A. Lê Thái Tổ.              

B. Lê Đại Hành.

C. Lê Thánh Tông.      

D. Lê Nhân Tông.

Câu 4. Ai là tác giả của hai câu thơ sau:

"Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ".

A. Trần Nhân Tông.

B. Trần Quang Khải.

C. Trần Nguyên Đán.

D. Phạm Sư Mạnh.

Câu 5. Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Đó là một con sông lớn.

C. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

D. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho phong trào Tây Sơn bị thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Các thế lực phong kiến nổi dậy giành quyền lực.

B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.

C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Tây Sơn.

D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi nhưng không đủ năng lực.

Câu 7. Ngày 4-7-1776 ghi vào lịch sử nước Mĩ là:

A. Ngày quốc khánh nước Mĩ.

B. Ngày bùng nổ chiến tranh.

C. Các thuộc địa tuyên bố tách khỏi nước Anh.

D. Đại hội lục địa lần hai thành công.

Câu 8. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là gì?

A. Tư bản, nhân công.

B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.

C. Tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học, kỹ thuật.

D. Tư bản và các thiết bị máy móc.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 9. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Câu 10. Máy hơi nước ra đời có ý nghĩa như thế nào? Nêu hệ quả của cách mạng công nghiệp ở Châu Âu.

ĐÁP ÁN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

B

C

D

D

A

C

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 9.

Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân)

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng sản xuất TBCN phát triển

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng nhân dân quyết định tiến trình phát triển của cách mạng

- Mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG - ĐỀ 04

Câu 1 (TH): Nội dung nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.

C. Thống nhất hoàn toàn đất nước.

D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông - Nguyễn, Xiêm và Thanh.

Câu 2 (NB): Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính đưới thời Minh Mạng là gì?

A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.

B. Chứa cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

D. Cha cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.

Câu 3 (TH): Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước là gì?

A. Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.

B. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.

C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.

D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

Câu 4 (NB): Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của triều Nguyễn?

A. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với các nước phương Tây.

B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục.

C. Chủ trương thiết lập quan hệ bang giao với Mĩ.

D. Phục tùng nhà Thanh.

Câu 5 (TH): Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là

A. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.

B. điều kiện khí hậu thuận lợi.

C. đất đai màu mỡ, diện tích lớn.

D. nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế.

Câu 6 (NB): Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kỳ nào của cách mạng tư sản Pháp 1789?

A. Thời kì phái Gi-rông-đanh cầm quyền.

B. Thời kì phái Gia-cô-banh cầm quyền.

C. Thời kỳ quân chủ lập hiến.

 D. Thời kì phong kiến chuyên chế.

Câu 7 (VDC):Cùng với sự phát triển mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, theo em, để có thể phát triển bền vững, tất cả các quốc gia trên thế giới cần quan tâm giải quyết vấn đề gì?

A. bùng nổ dân số.

B. ô nhiễm môi trường.

C. khủng bố.

D. chênh lệch giàu nghèo.

Câu 8 (NB): Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

A. Hoàng Việt luật lệ.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.

D. Hình luật.

Câu 9 (TH): Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc

A. kháng chiến chống ngoại xâm.

B. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.

C. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

D. xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Câu 10 (VD): Chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian. Đó là đặc điểm của văn hóa thời

A. Đinh, Tiền Lê.                   

B. Lý, Trần.

C. Lý, Trần, Lê.                     

D. Lê sơ.

Câu 11 (NB): Năm 1861, ở Mĩ diễn ra sự kiện lịch sử gi?

A. Lin-côn trùng cử Tổng thống.

B. nội chiến bắt đầu.

C. Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.

D. Lin-côn kí sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ.

Câu 12 (NB): Chính sách nào của nhà Mạc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ?

A. Thân phục các nước Phương Nam.

B. Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

D. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp.

Câu 13 (TH): Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn nào?

A. Nhà Tống, Mông - Nguyên.

B. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Minh.

C. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Thanh.

D. Nhà Minh và nhà Thanh.

Câu 14 (NB): Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII là

A. Hội An (Quảng Nam).

B. Kinh Kì (Kẻ Chợ).

C. Phố Hiến (Hưng Yên).   

D. Thanh Hà (Phú Xuân - Huế).

Câu 15 (TH): Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV được xây dựng theo thể chế

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Dân chủ đại nghị.

C. Dân chủ chủ nô.

D. Quân chủ lập hiến.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 10 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG - ĐỀ 05

Câu 1. Anh (chị) hãy lập bảng so sánh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ với Cách mạng tư sản Pháp theo các tiêu chí sau:

+ Thời gian bùng nổ cách mạng

+ Hình thức

+ Nhiệm vụ

+ Lãnh đạo

+ Động lực

+ Kết quả - ý nghĩa

Câu 2. Anh (chị) hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng và nêu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng tư sản Anh?

Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm tư tưởng, tôn giáo Việt Nam từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX và giải thích tại sao thế kỉ XVI Nho giáo nước ta lại từng bước suy thoái?

ĐÁP ÁN

Câu 1. 

* Bảng: So sánh chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mỹ với CMTS Pháp

Nội dung

so sánh

Chiến tranh giành độc lập

ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

 

Thời gian

 

1775

1789

Hình thức

 

Giành độc lập

Vừa là cuộc nội chiến, vừa chống thù trong giặc ngoài

Nhiệm vụ

 

Giải phóng dân tộc, đánh đuổi phong kiến Anh

Lật đổ phong kiến trong nước và đánh đuổi liên minh phong kiến bên ngoài

Lãnh đạo

 

Tư sản, chủ nô

Đại tư sản, tư sản, tư sản vừa và nhỏ

Động lực

 

Quần chúng nhân dân lao động (Tư sản, nông dân, công nhân…)

Quần chúng nhân dân lao động (đông đảo là nông dân)

Kết quả

 

Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. Thành lập hợp chúng quốc Hoa Kỳ (USA)

Lật đổ chế độ phong kiến, Tư sản nắm quyền tạo điều kiện cho CBTN phát triển

Ý nghĩa

- Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi chế độ thực dân

- Mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mỹ

- Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Nam Mỹ, châu Âu…

- Làm cho chế độ phong kiến lung lay mở đường cho CNTB phát triển khắp châu Âu

Câu 2

a) Tình hình nước Anh trước cách mạng:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ CNTB xâm chiếm

+ Hiện tượng “Cừu ăn thịt người”

- Công thương nghiệp:

+ Xuất hiện nhiều công trường thủ công

+ Buôn bán phát triển đặc biệt là hai mặt hàng len dạ và nô lệ

* Về chính trị - xã hội

- Quý tộc mới ra đời và giàu lên nhanh chóng

- Đời sống nhân dân khổ cực

- Xuất hiện mâu thuẫn xã hội cơ bản đó là: giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động

b) Nguyên nhân trực tiếp

Tháng 6 – 1640 Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế nhưng không được Quốc hội thông qua…

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lý Tự Trọng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON