YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021 dạng trắc nghiệm có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Công nghệ đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021 dạng trắc nghiệm có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI HK2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021 DẠNG TRẮC NGHIỆM

1. ĐỀ 1:

Câu 1. Động cơ đốt trong là nguồn động lực sử dụng phổ biến trong:

   A. Nông nghiệp

   B. Công nghiệp

   C. Giao thông vận tải

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Điền vào chỗ trống: cấu tạo hệ thống truyền lực phụ thuộc ......... của máy công tác và loại động cơ.

   A. Yêu cầu

   B. Nhiệm vụ

   C. Điều kiện làm việc

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Động cơ đốt trong đặt ở trong buồng lái:

   A. Lái xe quan sát mặt đường dễ

   B. Tiếng ồn động cơ không ảnh hưởng tới lái xe

   C. Nhiệt thải động cơ không ảnh hưởng tới lái xe

    D. Dễ dàng cho việc chăm sóc. Bảo dưỡng động cơ

Câu 4. Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ô tô:

   A. Truyền, biến đổi momen quay về chiều từ động cơ tới bánh xe

   B. Truyền, biến đổi momen quay về trị số từ động cơ tới bánh xe

   C. Ngắt momen khi cần thiết

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Nhiệm vụ của hộp số là:

   A. Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe

   B. Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe

   C. Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho xe máy là:

   A. Công suất nhỏ

   B. Thường làm mát bằng không khí

   C. Số lượng xilanh ít

   D. Cả 3 phương án trên

Câu 7. Động cơ đốt trong đặt lệch về đuôi xe máy:

    A. Hệ thống truyền lực phức tạp

   B. Lái xe chịu ảnh hưởng từ nhiệt thải động cơ

   C. Làm mát động cơ không tốt

   D. Khối lượng xe phân bố đều

Câu 8. Chọn phát biểu đúng:

   A. Động cơ đặt ở giữa xe máy thì truyền lực đến bánh sau bằng xích

   B. Động cơ đặt lệch về đuôi thì truyền lực đến bánh sau bằng trục cacđăng

   C. Hộp số không có số lùi

   D. Hộp số có số lùi

Câu 9. Hệ thống truyền lực của tàu thủy có mấy chân vịt?

   A. Không có

   B. Chỉ có 1

   C. Chỉ có 2

   D. Đáp án khác

Câu 10. Đâu là sơ đồ khối hệ thống truyền lực của tàu thủy?

   A. Động cơ → li hợp → hộp số → hệ trục → chân vịt.

   B. Động cơ → hộp số → li hợp → hệ trục → chân vịt.

   C. Động cơ → hệ trục→ hộp số → li hợp → chân vịt.

   D. Li hợp → động cơ → hộp số → hệ trục → chân vịt.

Câu 11. Chương trình công nghệ 11 giới thiệu mấy loại máy kéo?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 12. Chọn phát biểu sai:

   A. Cách bố trí hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi tương tự trên ô tô

   B. Cách bố trí hệ thống truyền lực trên máy kéo xích tương tự trên ô tô

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 13. Chọn phát biểu đúng:

   A. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát qua khớp nối

   B. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát qua đai truyền

   C. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát qua hộp số

   D. Động cơ đốt trong nối gián tiếp máy phát qua khớp nối

Câu 14. Động cơ đốt trong nối gián tiếp máy phát qua:

   A. Bộ đai truyền

   B. Hộp số

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Khớp nối

Câu 15. Ưu điểm của việc sử dụng khớp nối thủy lực chất lượng cao là:

   A. Quá trình truyền momen êm dịu

   B. Tránh được hiện tượng phá hủy máy khi quá tải

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 16. Hệ thống bôi trơn đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt masat để:

   A. Đảm bảo động cơ làm việc bình thường

   B. Tăng tuổi thọ của chi tiết

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 17. Hệ thống bôi trơn có bộ phận:

   A. Cacte

   B. Bơm dầu

   C. Bầu lọc dầu

   D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 18. Khi động cơ làm việc bình thường, hệ thống bôi trơn có:

   A. Van an toàn bơm dầu đóng

   B. Van khống chế lượng dầu qua két đóng

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 19. Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là:

   A. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết luôn vượt quá giới hạn cho phép

   B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 20. Hệ thống làm mát bằng nước có:

   A. Bơm nước

   B. Đường ống dẫn nước

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

ĐÁP ÁN

1 - D

2 - D

3 - A

4 - D

5 - D

6 - D

7 - C

8 - C

9 - D

10 - A

11 - B

12 - D

13 - A

14 - C

15 - C

16 - C

17 - D

18 - A

19 - B

20 - C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2:

Câu 1. Động cơ đốt trong không được sử dụng trong:

   A. Lâm nghiệp

   B. Ngư nghiệp

   C. Quân sự

   D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2. Nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong là:

   A. Tốc độ quay

   B. Công suất

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và b đều sai

Câu 3. Nguyên tắc về công suất:

   A. NĐC = (NCT . NTT) + K

   B. NĐC = (NCT + NTT) . K

   C. NCT = (NĐC + NTT) . K

   D. NTT = (NĐC + NCT) . K

Câu 4. Động cơ đốt trong đặt ở trước buồng lái thì:

   A. Lái xe chịu ảnh hưởng của tiếng ồn động cơ

   B. Lái xe chịu ảnh hưởng của nhiệt thải động cơ

   C. Tầm quan sát mặt đường bị hạn chế

   D. Khó khăn cho việc sửa chữa, bảo dưỡng

Câu 5. Theo phương pháp điều khiển người ta chia hệ thống truyền lực ra làm mấy loại?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 6. Động cơ đốt trong dùng cho xe máy không có đặc điểm nào sau đây?

   A. Là động cơ xăng 2 kì cao tốc

   B. Là động cơ xăng 4 kì cao tốc

   C. Li hợp, hộp số bố trí riêng vỏ

   D. Thường có 1 hoặc 2 xilanh

Câu 7. Đâu là sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên xe máy?

   A. Động cơ → li hợp →hộp số → xích hoặc cacđăng → bánh xe

   B. Động cơ → hộp số → li hợp → xích hoặc cacđăng → bánh xe

   C. Li hợp → động cơ →hộp số → xích hoặc cacđăng → bánh xe

   D. Hộp số → động cơ → li hợp → xích hoặc cacđăng → bánh xe

Câu 8. Bộ phận nào thuộc hệ thống truyền lực trên xe máy?

   A. Li hợp

   B. Hộp số

   C. Xích hoặc cacđăng

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Đặc điểm động cơ đốt trong trên tàu thủy là:

   A. Thường là động cơ điêzen

   B. Chỉ được phép sử dụng một động cơ làm nguồn động lực cho một tàu.

   C. Chỉ được phép sử dụng nhiều động cơ làm nguồn động lực cho một tàu

   D. Số lượng xilanh ít

Câu 10. Chọn phát biểu đúng:

   A. Một động cơ có thể truyền momen cho hai chân vịt

   B. Một động cơ có thể truyền momen cho ba chân vịt

   C. Một chân vịt có thể nhận momen từ nhiều động cơ

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Đâu là đặc điểm hệ thống truyền lực trên tàu thủy?

   A. Khoảng cách truyền momen quay từ động cơ đến chân vịt rất nhỏ.

   B. Trên tàu thủy có hệ thống phanh

   C. Đối với hệ thống truyền lực có hai chân vịt trở lên, chân vịt có thể giúp cho quá trình lái được mau lẹ

   D. Tàu thủy chuyển động với quán tính nhỏ

Câu 12. Đặc điểm động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp:

   A. Công suất nhỏ

   B. Tốc độ cao

   C. Làm mát bằng nước

   D. Hệ số dự trữ công suất nhỏ

Câu 13. Máy kéo được giới thiệu trong chương trình công nghệ 11 là:

   A. Máy kéo bánh hơi

   B. Máy kéo xích

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 14. Động cơ đốt trong nối trực tiếp máy phát :

   A. Là phương án đơn giản nhất

   B. Chất lượng dòng điện cao

   C. Tốc độ quay động cơ bằng tốc độ máy phát

   D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 15. Để tạo ra dòng điện có chất lượng cao thì:

   A. Động cơ nối trực tiếp máy phát

   B. Động cơ nối gián tiếp máy phát

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 16. Phương pháp bôi trơn bằng vung té lợi dụng chuyển động của chi tiết:

   A. Má khuỷu

   B. Đầu to thanh truyền

   C. Bánh răng

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Hệ thống bôi trơn có bộ phận:

   A. Đường dây dẫn

   B. Van an toàn bơm dầu

   C. Van khống chế lượng dầu qua két

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Khi động cơ làm việc bình thường, hệ thống bôi trơn có:

   A. Van an toàn bơm dầu mở

   B. Van khống chế lượng dầu qua két mở

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 19. Hệ thống làm mát có:

   A. Hệ thống làm mát bằng nước

   B. Hệ thống làm mát bằng không khí

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 20. Hệ thống làm mát bằng nước có:

   A. Puli

   B. Đai truyền

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

ĐÁP ÁN

1 - D

2 - C

3 - B

4 - C

5 - B

6 - C

7 - A

8 - C

9 - A

10 - D

11 - C

12 - C

13 - C

14 - D

15 - A

16 - D

17 - D

18 - B

19 - C

20 - C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3:

Câu 1. Động cơ đốt trong dùng làm nguồn động lực cho phương tiện di chuyển:

   A. Trong phạm vi hẹp

   B. Với khoảng cách nhỏ

   C. Trong phạm vi rộng và khoảng cách lớn

   D. Trong phạm vi hẹp và khoảng cách nhỏ

Câu 2. Có mấy nguyên tắc về ứng dụng động cơ đốt trong?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 3. Giá trị của hệ số dự trữ trong công thức tính công suất động cơ là:

   A. K > 1,5

   B. K < 1,05

   C. K > 1,05

   D. K = 1,05 ÷ 1,5

Câu 4. Động cơ đốt trong trên ô tô được bố trí ở?

   A. Đầu xe

   B. Đuôi xe

   C. Giữa xe

   D. Có thể bố trí ở đầu xe, đuôi xe hoặc giữa xe

Câu 5. Theo số cầu chủ động, người ta chia hệ thống truyền lực trên ô tô làm mấy loại?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 6. Động cơ đốt trong trên xe máy bố trí ở:

   A. Đặt ở giữa xe

   B. Đặt lệch về đuôi xe

   C. Đặt ở giữa hoặc lệch về đuôi xe

   D. Đặt ở đầu xe

Câu 7. Những bộ phận nào thường bố trí trong một vỏ chung?

   A. Động cơ, li hợp

   B. Động cơ, hộp số

   C. Li hợp, hộp số

   D. Động cơ, li hợp, hộp số

Câu 8. Đâu là đặc điểm của động cơ đốt trong trên tàu thủy?

   A. Động cơ trên tàu thường làm mát bằng không khí

   B. Công suất động cơ trên tàu thủy không thể đạt trên 50000 kW

   C. Tàu thủy cỡ lớn thường sử dụng động cơ điêzen có tốc độ quay cao

   D. Tàu thủy cỡ nhỏ, cỡ trung thường sử dụng động cơ có tốc độ quay trung bình và cao

Câu 9. Khi cần giảm vận tốc đột ngột, người ta làm cách nào?

   A. Đảo chiều quay động cơ

   B. Dùng hộp số có số lùi

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 10. Sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên tàu thủy không có:

   A. Hộp số

   B. Li hợp

   C. Xích

   D. Hệ trục

Câu 11. Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp thường là:

   A. Động cơ xăng 2 kì

   B. Động cơ xăng 4 kì

   C. Động cơ điêzen

   D. Động cơ gas

Câu 12. Hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi có đặc điểm là:

   A. Tỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn

   B. Tỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động nhỏ

   C. Tỉ số truyền momen từ bánh xe chủ động đến động cơ lớn

   D. Tỉ số truyền momen từ bánh xe chủ động đến động cơ nhỏ

Câu 13. Sơ đồ nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp:

   A. Động cơ → hệ thống truyền lực → máy công tác

   B. Động cơ → máy công tác → hệ thống truyền lực

   C. Máy công tác → động cơ → hệ thống truyền lực

   D. Máy công tác → hệ thống truyền lực → động cơ

Câu 14. Để tần số dòng điện ổn định thì:

   A. Tốc độ quay động cơ > tốc độ quay máy phát

   B. Tốc độ quay động cơ < tốc độ quay máy phát

   C. Tốc độ quay động cơ và tốc độ quay máy phát ổn định

   D. Không phụ thuộc gì vào tốc độ quay động cơ hay máy phát

Câu 15. Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện:

   A. Là động cơ xăng hoặc điêzen có công suất phù hợp với công suất máy phát

   B. Tốc độ quay phù hợp tốc độ quay máy phát

   C. Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Hệ thống bôi trơn có bộ phận:

   A. Lưới lọc dầu

   B. Nắp máy

   C. Van hằng nhiệt

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn chia làm mấy trường hợp:

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 18. Khi áp suất dầu phía sau bơm vượt quá giới hạn:

   A. Van an toàn bơm dầu mở

   B. Van khống chế lượng dầu qua két mở

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 19. Hệ thống làm mát bằng nước có:

   A. Van hằng nhiệt

   B. Quạt gió

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 20. Cấu tạo két nước làm mát gồm mấy phần?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

ĐÁP ÁN

1 - C

2 - B

3 - D

4 - D

5 - A

6 - C

7 - D

8 - D

9 - C

10 - C

11 - C

12 - A

13 - A

14 - C

15 - D

16 - A

17 - B

18 - C

19 - C

20 - B

{-- Còn tiếp--}

4. ĐỀ 4:

Câu 1. Chọn câu trả lời sai: Các nước coi trọng công tác:

   A. Đào tạo đội ngũ chuyên gia về động cơ đốt trong

   B. Bỏ qua việc đào tạo công nhân lành nghề

   C. Đào tạo cán bộ kĩ thuật về động cơ đốt trong

   D. Đào tạo công nhân lành nghề về động cơ đốt trong

Câu 2. Đâu là sơ đồ ứng dụng động cơ đốt trong?

   A. Động cơ đốt trong → hệ thống truyền lực → máy công tác

   B. Động cơ đốt trong → máy công tác → hệ thống truyền lực

   C. Hệ thống truyền lực → động cơ đốt trong → máy công tác

   D. Hệ thống truyền lực → máy công tác → động cơ đốt trong

Câu 3. Đặc điểm động cơ đốt trong trên ô tô?

   A. Tốc độ quay cao

   B. Kích thước và trọng lượng nhỏ, gọn

   C. Thường làm mát bằng nước

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Động cơ đốt trong bố trí ở đuôi ô tô:

   A. Thường áp dụng cho xe du lịch, xe khách

   B. Hạn chế tầm nhìn lái xe

   C. Lái xe chịu ảnh hưởng của tiếng ồn

   D. Dễ làm mát động cơ

Câu 5. Bộ phận chính của hệ thống truyền lực là:

   A. Li hợp

   B. Hộp số

   C. Bộ vi sai

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Động cơ đốt trong đặt ở giữa xe máy:

   A. Khối lượng phân bố không đều

   B. Dễ dàng cho việc làm mát

   C. Hệ thống truyền lực đơn giản

   D. Lái xe ít chịu ảnh hưởng từ nhiệt thải động cơ

Câu 7. Hộp số trên xe máy thường có:

   A. Ba cấp tốc độ

   B. Bốn cấp tốc độ

   C. Không có số lùi

   D. Ba, bốn cấp tốc độ và không có số lùi

Câu 8. Trong sơ đồ hệ thống truyền lực trên tàu thủy gồm mấy khối?

   A. 3

   B. 4

   C. 5

   D. 6

Câu 9. Tìm phát biểu sai?

   A. Vấn đề chống ăn mòn và tránh nước lọt vào khoang tàu rất quan trọng

   B. Hệ trục trên tàu thủy chỉ có một đoạn

   C. Một phần trục lắp chân vịt bị ngập nước

   D. Lực đẩy do chân vịt tạo ra tác dụng lên vỏ tàu thông qua ổ chặn.

Câu 10. Máy nông nghiệp sử dụng động cơ đốt trong là:

   A. Máy phay đất

   B. Máy cày

   C. Máy gặt

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi:

   A. Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng

   B. Trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.

   C. Có trục trích công suất

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Trong hệ thống truyền lực của máy kéo hơi nước:

   A. Bánh xe chủ động chỉ được bố trí ở bánh sau

   B. Bánh xe chủ động chỉ được bố trí ở bánh trước

   C. Bánh xe chủ động chỉ được bố trí ở bánh trước hoặc bánh sau

   D. Bánh xe chủ động có thể được bố trí cùng lúc ở bánh trước và bánh sau

Câu 13. Đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện là:

   A. Không đảo chiều quay của toàn bộ hệ thống

   B. Không có bộ phận điều khiển hệ thống truyền lực

   C. Thương không bố trí li hợp

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14. Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ kéo máy phát yêu cầu đối với động cơ thay thế là:

   A. Công suất phù hợp với công suất máy phát điện

   B. Tốc độ quay bằng tốc độ quay máy phát

   C. Phải có bộ điều tốc

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Cấu tạo chung của cụm động cơ – máy phát:

   A. Khớp nối, giá đỡ

   B. Khớp nối, động cơ đốt trong

   C. Khớp nối, động cơ đốt trong, máy phát điện, giá đỡ

   D. Động cơ đốt trong, giá đỡ

Câu 16. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn có trường hợp nào?

   A. Trường hợp làm việc bình thường

   B. Trường hợp áp suất dầu phía sau bơm vượt quá giới hạn

   C. Trường hợp nhiệt độ dầu trên đường ống vượt quá giới hạn cho phép

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Hệ thống bôi trơn có bộ phận:

   A. Két làm mát dầu

   B. Đồng hồ báo áp suất

   C. Đường dầu chính

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Khi nhiệt độ dầu trên đường ống vượt quá giới hạn cho phép:

   A. Van an toàn bơm dầu đóng

   B. Van khống chế dầu qua két đóng

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 19. Hệ thống làm mát bằng nước có:

   A. Két nước

   B. Áo nước

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 20. Cấu tạo két nước làm mát có:

   A. Ngăn trên

   B. Ngăn dưới

   C. Giàn ống

   D. Cả 3 đáp án trên

ĐÁP ÁN

1 - B

2 - A

3 - D

4 - A

5 - D

6 - B

7 - D

8 - C

9 - B

10 - D

11 - D

12 - D

13 - D

14 - D

15 - C

16 - D

17 - D

18 - C

19 - C

20 - D

{-- Còn tiếp--}

5. ĐỀ 5:

Câu 1. ở hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, biến áp đánh lửa có mấy cuộn dây:

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 2. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 3. Độ cứng Brinen kí hiệu là:

   A. HB

   B. HRC

   C. HV

   D. Đáp án khác

Câu 4. Độ cứng HB dùng đo độ cứng của vật liệu có:

   A. Độ cứng thấp

   B. Độ cứng cao

   C. Độ cứng trung bình

   D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5. Vật liệu Compozit là:

   A. Compozit nền vật liệu hữu cơ

   B. Compozit nền là kim loại

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 6. Sản phẩm đúc có:

   A. Hình dạng của lòng khuôn

   B. Kích thước của lòng khuôn

   C. Hình dạng và kích thước của lòng khuôn

   D. Đáp án khác

Câu 7. Vật đúc được gọi là:

   A. Chi tiết

   B. Phôi

   C. Đáp án A hoặc B

   D. Đáp án khác

Câu 8. Dụng cụ khi gia công áp lực là:

   A. Đe

   B. Kìm

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 9. Có mấy phương pháp gia công áp lực?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 10. Đặc điểm phương pháp rèn tự do là:

   A. Độ chính xác thấp

   B. Năng suất thấp

   C. Điều kiện làm việc nặng nhọc

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Ở hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, ĐĐK mở khi:

   A. ĐĐK phân cực thuận

   B. Có điện áp dương đặt vào cực điều khiển

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 12. Ở hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm, biến áp đánh lửa có:

   A. Cuộn sơ cấp

   B. Cuộn thứ cấp

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 13. Có mấy tính chất đặc trưng về cơ học?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 14. Độ cứng Rocven kí hiệu là:

   A. HB

   B. HRC

   C. HV

   D. Đáp án khác

Câu 15. Độ cứng HRC dùng đo độ cứng của vật liệu có:

   A. Độ cứng thấp

   B. Độ cứng cao

   C. Độ cứng trung bình

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Vật liệu hữu cơ là:

   A. Nhựa nhiệt cứng

   B. Nhựa nhiệt dẻo

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 17. Chương trình công nghệ 11 giới thiệu mấy loại đúc?

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 18. Chi tiết đúc là:

   A. Vật đúc được sử dụng ngay

   B. Vật đúc phải qua gia công cắt gọt

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 19. Gia công áp lực giúp:

   A. Chế tạo dụng cụ gia đình

   B. Chế tạo phôi cho gia công cơ khí

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 20. Phương pháp gia công áp lực là:

   A. Rèn tự do

   B. Dập thể tích

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

ĐÁP ÁN

1 - B

2 - B

3 - A

4 - A

5 - C

6 - C

7 - C

8 – C

9 - B

10 - D

11 - C

12 - C

13 - B

14 - B

15 - C

16 - C

17 - B

18 - A

19 - C

20 - C

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021 dạng trắc nghiệm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với đề thi online tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF