Nhằm mục đích giúp các em học sinh rèn luyện ôn tập cho kì thi học kì 1 sắp tới, HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Châu Trinh. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập lại kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện kĩ năng làm đề thi Học kì 1 môn GDCD 11 giúp chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo tài liệu bên dưới đây.
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: GDCD 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. Đề thi số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM).
Câu 1. Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm:
A. phát triển kinh tế.
B. sản xuất của cải vật chất.
C. quá trình lao động.
D. quá trình sản xuất.
Câu 2. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm:
A. lao động.
B. sức lao động.
C. vận động.
D. sản xuất vật chất.
Câu 3. Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là:
A. giá trị. B. giá cả. C. giá trị sử dụng. D. giá trị cá biệt.
Câu 4. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, ngoài quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội còn hình thức quá độ nào sau đây?
A. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
B. Quá độ trực tiếp từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. Quá độ gián tiếp từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội.
D. Quá độ gián tiếp từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 5. Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng:
A. phương tiện lưu thông.
B. thước đo giá trị.
C. phương tiện thanh toán.
D. tiền tệ thế giới.
Câu 6. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là:
A. chợ. B. kinh tế. C. thị trường. D. sản xuất.
Câu 7. Các nhân tố cơ bản của thị trường là:
A. hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán.
B. hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị.
C. người mua, người bán, người sản xuất, giá cả.
D. người bán, người sản xuất, cung – cầu.
Câu 8. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là:
A. đồ vật. B. hàng hóa. C. tiền tệ. D. kinh tế.
Câu 9. Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng.
B. Giá trị thương hiệu.
C. Giá trị trao đổi.
D. Giá trị sử dụng.
Câu 10. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì:
A. đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc.
B. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì thế giới mới giúp đỡ đất nước ta.
C. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới được thế giới công nhận.
D. chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới được thế giới quan tâm.
Câu 11. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua:
A. sản xuất, tiêu dùng.
B. trao đổi mua – bán.
C. phân phối, sử dụng.
D. quá trình lưu thông.
Câu 12. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với:
A. thời gian lao động xã hội.
B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể.
D. thời gian lao động cộng đồng.
Câu 13. Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua:
A. giá trị hàng hóa.
B. giá cả trên thị trường.
C. giá trị xã hội.
D. quan hệ cung cầu.
Câu 14. Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải:
A. cải tiến khoa học kĩ thuật.
B. đào tạo gián điệp kinh tế.
C. nâng cao uy tín cá nhân.
D. vay vốn ưu đãi.
Câu 15. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá.
B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá.
D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 16. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ:
A. công nghiệp cơ khí.
B. khoa học kĩ thuật.
C. công nghệ thông tin.
D. lực lượng sản xuất.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM).
Câu 1: (3,0 điểm). Sự vận động của cung - cầu có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả thị trường? Khi là người tiêu dùng, em sẽ vận dụng quan hệ cung - cầu như thế nào để có lợi nhất?
Câu 2: (3,0 điểm). Vì sao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu khách quan? Là một công dân đang ngồi trên ghế nhà trường em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM).
1B |
2A |
3C |
4A |
5D |
6C |
7A |
8B |
9A |
10A |
11B |
12A |
13B |
14A |
15A |
16D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM).
Câu 1. Sự vận động của cung - cầu có ảnh hưởng như thế nào đến giá cả thị trường? Khi là người tiêu dùng, em sẽ vận dụng quan hệ cung – cầu như thế nào để có lợi nhất?
- Sự vận động của cung- cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
+ Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
+ Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
+ Khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.
=> Trên thực tế, các trường hợp vận động của quan hệ cung- cầu thường không ăn khớp với nhau.
- Để có lợi nhất người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách:
+ Tăng nhu cầu mua các mặt hàng khi cung lớn hơn cầu, vì lúc đó giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất, lúc này người tiêu dùng có lợi. Ví dụ ban đầu đi chợ em không có dự định mua cá, nhưng cá hôm nay rất nhiều ngon lại rất rẻ nữa…. Thế nên em sẽ điều chỉnh mua sang cá vừa ngon vừa rẻ,…
+ Ngược lại, giảm nhu cầu mua các mặt hàng khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao và có thể chuyển sang mua các mặt hàng thay thế có cung lớn hơn cầu và giá cả thấp tương ứng. Ví dụ định ăn thịt lợn nhưng do dịch tả làm lợn chết nhiều, nên đẩy giá cả lên cao. Nên em chuyển sang ăn trứng, ăn cá.…khi những mặt hàng này cung nhiều hơn cầu, giá cả rẻ hơn….
Câu 2: Vì sao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu khách quan? Là một công dân đang ngồi trên ghế nhà trường em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
- Là một công dân đang ngồi trên ghế nhà trường để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước em cần phải:
+ Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước…
+ Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, ra sức học tập nắm bắt kĩ thuật công nghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH – HĐH.
2. Đề thi số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).
Câu 1. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là:
A. đồ vật. B. hàng hóa. C. tiền tệ. D. kinh tế.
Câu 2. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là:
A. vận động. B. hoạt động. C. tác động. D. lao động.
Câu 3. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là:
A. chợ. B. kinh tế. C. thị trường. D. sản xuất.
Câu 4. Kinh tế nhà nước có vai trò nào sau đây?
A. Cần thiết. B. Chủ đạo. C. Then chốt. D. Quan trọng.
Câu 5. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với:
A. khả năng thanh toán.
B. khả năng sản xuất.
C. giá cả và giá trị xác định.
D. giá cả và thu nhập xác định.
Câu 6. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá.
B. Công nghiệp hoá.
C. Tự động hoá.
D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 7. Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và:
A. có quan hệ với nhau.
B. không liên quan tới nhau.
C. đấu tranh triệt tiêu nhau.
D. gây khó khăn cho nhau.
Câu 8. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với:
A. thời gian lao động xã hội.
B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể.
D. thời gian lao động cộng đồng.
Câu 9. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng:
A. thu hẹp sản xuất.
B. mở rộng sản xuất.
C. giữ nguyên sản xuất.
D. ngừng sản xuất.
Câu 10. Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi:
A. xã hội loài người xuất hiện.
B. con người biết lao động.
C. sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 11. Một trong những mặt tích cực của quy lụật giá trị là:
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá.
B. người tiêu dùng mua được hàng hoá có giá trị.
C. người sản xuất ngày càng giàu có, đời sống cao hơn.
D. kích thích lực lượng sản xuất, nâng cao suất lạo động tăng.
Câu 12. Hai hàng hoá có thể trao đổi được với nhau vì:
A. chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
B. chúng có giá trị sử dụng khác nhau.
C. chúng có giá trị bằng nhau.
D. chúng đều là sản phẩm của lao động.
Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Bà H hàng ngày hái rau đem ra chợ bán.
B. Công ty nông sản A thu mua 10 tấn lúa để xuất khẩu.
C. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang.
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?
A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của đất nước.
B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân có chất lượng sống thấp.
C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu.
D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 16. Nguyên nhân của cạnh tranh là:
A. những nhà sản xuất có quan điểm bất đồng với nhau.
B. các chủ thể kinh tế độc lập, điều kiện và lợi ích khác nhau.
C. các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
D. những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.
Câu 17. Khi người thợ hầm lò dùng thân gỗ chống hầm cho khỏi sập, tức là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động.
D. Nguyên liệu lao động.
Câu 18. Dịp cuối năm, cơ sở làm mứt K tăng sản lượng để kịp phục vụ tết. Việc làm của cơ sở K chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Sản xuất. B. Lưu thông. C. Tiêu dùng. D. Phân hóa.
Câu 19. Chị A dùng thùng xốp đựng hoa quả để di chuyển đến bán cho các cửa hàng. Thùng xốp chị A sửa dụng thuộc thành phần nào của tư liệu lao động?
A. Kết cấu sản xuất.
B. Hệ thống bình chứa.
C. Kết cấu hạ tầng.
D. Công cụ lao động.
Câu 20. Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế Nhà nước.
D. Kinh tế cá thể.
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
3. Đề thi số 3
Câu 1. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là:
A. đối tượng lao động.
B. cách thức lao động.
C. tư liệu lao động.
D. hoạt động lao động.
Câu 2. Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
A. sản xuất kinh tế.
B. thỏa mãn nhu cầu.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. quá trình sản xuất.
Câu 3. Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là:
A. giá trị. B. giá cả. C. giá trị sử dụng. D. giá trị cá biệt.
Câu 4. Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính:
A. xã hội. B. lịch sử. C. vĩnh viễn. D. bất biến.
Câu 5. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó là nội dung của:
A. quy luật giá trị.
B. quy luật thặng dư.
C. quy luật kinh tế.
D. quy luật sản xuất.
Câu 6. Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải:
A. vay vốn ưu đãi của Nhà nước.
B. sản xuất một loại hàng hóa.
C. nâng cao năng suất lao động.
D. đào tạo gián điệp kinh tế.
Câu 7. Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá hình thành trong sản xuất, do ảnh hưởng của:
A. chất lượng hàng hoá.
B. công nghệ sản xuất.
C. trình độ người lao động
D. cạnh tranh, cung – cầu.
Câu 8. Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là:
A. nhân tố cơ bản.
B. động lực kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu.
D. cơ sở quan trọng.
Câu 9. Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
Câu 10. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng:
A. thu hẹp sản xuất.
B. mở rộng sản xuất.
C. giữ nguyên sản xuất.
D. ngừng sản xuất.
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
4. Đề thi số 4
Câu 1: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định
A. Chất lượng và số lượng hàng hóa
B. Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa
D. Giá cả và số lượng hàng hóa
Câu 2: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán
D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả
Câu 3: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận
C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận
Câu 4: Thông tin của thị trường giúp người mua:
A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường
B. Mua được hàng hóa mình cần
C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa
D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất
Câu 5: Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao hơn là một trong các nội dung của:
A. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
B. Tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. Đặc điểm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
D. Nguyên nhân dẫn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu 6: Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là:
A. Xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần
B. Con người có điều kiện phát triển toàn diện
C. Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng
D. Tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội
Câu 7: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nôi dung cơ bản nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiểu quả
C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Câu 8: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?
A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển
C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Câu 9: Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần:
A. Chuyển dịch lao động
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. Chuyển đổi mô hình sản xuất
D. Chuyển đổi hình thức kinh doanh
Câu 10: Quan điểm nào dưới đây về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đúng?
A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp
B. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa
C. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả
........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
5. Đề thi số 5
Câu 1. Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là?
A. Lao động.
B. Sản xuất.
C. Sản xuất vật chất.
D. Sản xuất của cải vật chất.
Câu 2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất là?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Cả A và B.
Câu 3. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội, sáng tạo ra đời sống vật chất và tinh thần của xã hội nói đến vai trò nào của sản xuất của cải vật chất?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Sản xuất của cải vật chất là tiền đề của mọi hoạt động xã hội.
Câu 4. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất nói đến vai trò nào của sản xuất của cải vật chất?
A. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. Sản xuất của cải vật chất là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và mọi hoạt động xã hội.
D. Sản xuất của cải vật chất là tiền đề của mọi hoạt động xã hội.
Câu 5. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Công cụ lao động.
Câu 6. Tư liệu sản xuất được tạo thành từ những yếu tố nào?
A. Đối tượng lao động và công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
C. Đối tượng lao động và tư liệu sản xuất.
D. Công cụ lao động và đối tượng lao động.
Câu 7. Tư liệu lao động gồm có?
A. Công cụ lao động.
B. Hệ thống bình chứa.
C. Kết cấu hạ tầng.
D. Cả A,B,C.
Câu 8. Nhà xưởng, sân bay, bến cảng thuộc loại nào của tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Hệ thống bình chứa.
D. Tư liệu sản xuất.
Câu 9. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?
A. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.
B. Tư liệu sản xuất và đối tượng lao động.
C. Công cụ lao động và đối tượng lao động.
D. Công cụ lao động và tư liệu sản xuất.
Câu 10. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội nói đến khái niệm nào?
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Hiệu quả kinh tế.
D. Cơ cấu kinh tế.
.........
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Bội Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.