YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đoàn Kết

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THPT Đoàn Kết. Đề thi gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án hướng dẫn giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ra sao? Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào? 

Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật (giai đoạn 1944 – 1945). 

Câu 3: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ra sao? Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào?

+ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất:

- Âm mưu của Pháp: đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam.

- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.

- Pháp dựng lên vụ "Đuy-puy" ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, Pháp đem quân ra đánh thành Hà Nội (20/11/1873) và sau đó chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ 23/11 đến 12/12/1873).

+ Cuộc kháng chiến của quân và dân ta trong những năm 1873 – 1874:

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu đến người cuối cùng tại ô Quan Chưởng.

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh.

- Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

- Trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gácniê tử trận. Pháp lo sợ, tìm cách thương lượng với triều đình Huế.

- Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình dâng sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp.

Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật giai đoạn 1944 -1945.

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:

- CNPX Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống CNPX.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX.

- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá...

- CTTG thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

- Vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật giai đoạn 1944 – 1945:

Liên Xô:

- Đầu năm 1944, sau 10 chiến dịch của cuộc tổng phản công, Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát biên giới Đức, mở mặt trận phía Đông và trực tiếp đánh bại hơn 1 triệu quân Đức ở Bec-lin.

- Đánh bại đạo quân Quan Đông 70 vạn của Nhật Bản ở Mãn Châu 7/1945.

Đồng minh:

- Tháng 6/1944, mở mặt trận thứ hai ở phía Tây, giải phóng Pháp và các nước Bỉ, Hà Lan, Lúc xăm bua. Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm và nhanh chóng thất bại.

- Cuộc tấn công của Mĩ – Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á từ năm 1944, đặc biệt là việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật có tác dụng phá hủy lực lượng Nhật.

Câu 3: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam?

- Đà Nẵng có cảng nước sâu => tàu chiến hoạt động dễ dàng.

- Đà Nẵng gần kinh đô Huế (cách Huế 100km về phía Bắc), vì vậy dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

- Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo đạo Thiên chúa, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

- Hậu phương Quảng Nam giàu có và đông dân, Pháp sẽ thực hiện được âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".

ĐỀ SỐ 2

A. Phần trắc nghiệm khách quan 

(Học sinh đọc kỹ câu hỏi và chọn một đáp án duy nhất đúng rồi đánh dấu X vào ô tương ứng của câu trong phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm)

Câu 1: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là:

a. Lưu Vĩnh Phúc.          

c. Nguyễn Tri Phương.

b. Hoàng Diệu.            

d. Hoàng Tá Viêm.

Câu 2: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là:

a. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng.

b. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

c. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.

d. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh.

Câu 3: Người bất chấp "lệnh bãi binh" của triều đình tiếp tục chống Pháp là:

a. Nguyễn Hữu Huân.

b. Nguyễn Trung Trực.

c. Nguyễn Tri Phương.

d. Trương Định.

Câu 4: Kế hoạch của Pháp khi tiến hành xâm lược nước ta là:

a. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

b. Đe doạ, khống chế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải từ bỏ chính sách cấm đạo.

c. Bao vây, cấm vận, từng bước buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

d. Phối hợp với quân đội của triều đình nhà Nguyễn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

Câu 5: Tại Gia Định, kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bị thất bại là vì:

a. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề.

b. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

c. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng.

d. Tất cả các vấn đề trên.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

a. Khởi nghĩa Hương Khê.

b. Khởi nghĩa YênThế.

c. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

d. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc – hạ lưu sông Đà.

Câu 7: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

a. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.        

c. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

b. Xã Hội thuộc địa.                    

d. Xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là:

a. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.

b. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.

c. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

d. Nhà Thanh bắt tay với Pháp.

B. Phần tự luận 

Câu 1: Thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ 1787 đến 1858?

Câu 2: Hãy trình bày khái quát cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai trong những năm 1882-1883?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Đáp án trắc nghiệm

01

02

03

04

05

06

07

08

 C

 C

 D

A

 B

 B

A

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? 

Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? 

Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) thực dân Pháp làm gì?

A. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

B. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.

C. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

D. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.

Câu 2: Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là

A. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc.

B. đòi quyền lãnh đạo cách mạng.

C. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

D. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình.

Câu 3: Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 - 1939 được thể hiện ở sự kiện nào?

A. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương.

B. Sự ra đời của Đảng CSVN (từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương).

C. Sự ra đời của Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương.

Câu 4: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918-1929 đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Quốc xã.

B. Đảng Cộng sản.

C. Đảng Quốc đại.

D. Đảng tự do.

Câu 5: Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh nào ở Nam Kì

A. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.

B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

C. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 6: Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?

A. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…

B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

C. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

Câu 7: Đâu không phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên?

A. Là vựa lúa lớn của Việt Nam.

B. Cảng biển sâu, rộng.

C. Gần kinh thành Huế.

D. Gần đồng bằng Nam-Ngãi.

Câu 8: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859) đã

A. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

C. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.

D. làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.

Câu 9: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm

A. hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.

B. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.

C. biến Việt Nam thành thuộc địa.

D. giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.

Câu 10: Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chỉ có xu hướng cải cách.

B. Chỉ có xu hướng tư sản phát triển manh.

C. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

D. Chỉ có xu hướng vô sản.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

D

8

A

15

C

22

B

2

C

9

C

16

A

23

B

3

C

10

C

17

B

24

D

4

C

11

A

18

A

25

D

5

D

12

D

19

B

26

D

6

D

13

C

20

B

27

A

7

A

14

B

21

B

28

A

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích:

A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.

B. Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 10 - 1929, Anh.

B. Tháng 10 - 1929, Mĩ.

C. Tháng 12 - 1929, Pháp.

D. Tháng 11 - 1929, Đức

Câu 3Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là

A. Mĩ, Anh, Pháp > < Đức, Ia-ta-l-a, Nhât Bản.

B. Mĩ, Đức,Anh > < I-ta-li-a, Nhật, Pháp.

C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật > < Anh, Pháp, Đức.

D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a > < Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 4:  Để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

A. Cải cách dân chủ.

B. Tiến hành đóng cửa.

C. Tiến hành đổi mới đất nước.

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 5. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã

A. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước.

B. Góp phần đẩy mạnh quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước.

C. Góp phần làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản trở nên trầm trọng.

D. Làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước giai cấp tư sản, quý tộc.

Câu 6: Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra là gì?

A. Thực hiện đạo luật phục hưng công nghiệp

B. Hệ thống các chính sách, biện pháp đưa nước Mĩ thoát ra khủng hoảng.

C. Sử dụng vai trò tích cực của Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.

D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu 7: Đâu là mốc đánh dấu sự chấm dứt thời kì hoàng kim của Mĩ?

A. 10-1933                

B. 11-1933.

C. 10-1929                

D. 11-1929

Câu 8:  Điền từ, cụm từ vào chỗ trống trong đoạn trích sau:

“Sau khi lên cầm quyền, Hitler tuyên bố rút ra khỏi … (10-1933) để tránh mọi ràng buộc quốc tế, để rảnh tay hành động. Tiếp đó, … y hủy bỏ chế độ với vùng … (vùng phi quân sự giữa Pháp và Đức theo quy định của hội nghị Vecxai) và đưa quân đến đến khu vực phi quân sự này.”

A. Hội quốc liên, tháng 11-1933, vùng Rua

B. Hiệp ước Vecxai, tháng 11-19936; Béc-lin

C. Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, tháng 3-1936; Muy-ních

D. Hội quốc liên, tháng 3-1936; sông Ranh.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?

Câu 2: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. B

3. A

4. D

5. A

6. C

7. C

8. D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đoàn Kết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF