Nhằm mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 10 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDKT & PL 10 Cánh diều năm 2022-2023 Trường THPT Lê Văn Sỹ với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em ôn tập môn GDKT & PL 10 Cánh diều. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN SỸ |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: GDKT & PL 10 CD NĂM HỌC 2022-2023 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
1. Đề số 1
Câu 1: Quy định "... Công dân có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;..." thuộc Điều mấy của Pháp lệnh Dân số năm 2003?
A. Điều 6 B. Điều 7 C. Điều 4 D. Điều 5
Câu 2: Quỹ dân số Liên hợp quốc có tên viết tắt là gì?
A. UNICEF B. UNEP C. UNCED D. UNFPA
Câu 3: Khi thấy động vật hoang dã bị quảng cáo, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ trái phép, chúng ra cần thông báo với các cơ quan chức năng thông qua số điện thoại của đường dây nóng nào?
A. 18001022 B. 18001522 C. 19001091 D. 18001091
Câu 4: Chủ đề của ngày môi trường thế giới năm 2015 tại Việt Nam là:
A. Chúng ta muốn biển và đại dương sống hay chết?
B. Hãy cho trái đất một cơ hội
C. Liên kết toàn cầu vì sự sống
D. Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm – vì một trái đất bền vững
Câu 5: Trong các phạm trù đạo đức, phạm trù nào là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức con người?
A. Lương tâm B. Nhân phẩm C. Hạnh phúc D. Hòa nhập
Câu 6: Tự ái là:
A. Muốn mình nổi tiếng B. Bảo vệ danh dự của mình
C. Giữ gìn nhân phẩm của mình D. Quá đề cao cái tôi
Câu 7: Một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, đó là:
A. Hợp tác B. Hòa nhập C. Nhân phẩm D. Nhân nghĩa
Câu 8: Xác định tác giả của câu nói sau:
"Truyền thống yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại".
A. Chủ Tịch Hồ Chí Minh B. Tố Hữu
C. Giáo sư Trần Văn Giàu D. Chế Lan Viên
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại các nước công nghiệp hiện nay?
A. Khí thải công nghiệp
B. Khí thải từ phương tiện giao thông
C. Từ việc xử lý rác thải
D. Khai thác rừng
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Yêu nước là một truyền thống đạo đức ... của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc.
A. Mạnh mẽ và oai hùng nhất
B. Tốt đẹp và quý báu nhất
C. Cao quý và thiêng liêng nhất
D. Sáng ngời và vẻ vang nhất
Câu 11: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng cơ bản của gia đình?
A. Chức năng sản xuất của cải vật chất B. Chức năng tổ chức đời sống gia đình
C. Chức năng kinh tế D. Chức năng duy trì nòi giống
Câu 12: Bạn A đang làm bài tập ở nhà. Bạn B học cùng lớp thấy vậy, mang vở bài tập của mình đã làm xong bảo A chép lại cho nhanh rồi cùng đi chơi. A từ chối vì cho rằng đây là nhiệm vụ của bản thân phải hoàn thành.
Hành động này của A phản ánh phạm trù đạo đức nào?
A. Lương tâm B. Nghĩa vụ C. Danh dự D. Nhân phẩm
Câu 13: Một trong những điều cần tránh trong tình yêu là:
A. Có sự gắn bó giữa hai người khác giới
B. Quan hệ tình dục trước hôn nhân
C. Quyến luyến, quan tâm sâu sắc đến nhau
D. Luôn mong muốn gần gũi bên nhau
Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Ngày nay, đất nước ta tuy đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải ... , chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc.
A. Luôn đoàn kết B. Luôn cảnh giác C. Luôn sẵn sàng D. Luôn chuẩn bị
Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói đến quá trình tự hoàn thiện bản thân?
A. Có chí thì nên B. Lửa thử vàng gian nan thử sức
C. Dốt đến đâu học lâu cũng biết D. Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật
Câu 16: Chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn nhân như thế nào?
A. Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
B. Tự do, dựa trên lợi ích giai cấp
C. Thỏa thuận, cào bằng
D. Bắt buộc, dựa trên lợi ích kinh tế
Câu 17: Ngày sinh của chị A là 31/12/1997. Ngày sớm nhất chị có quyền kết hôn là:
A. Ngày 01/01/2014 B. Ngày 31/12/2014 C. Ngày 31/12/2015 D. Ngày 01/01/2015
Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Hợp tác là cùng chung sức … , giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì …
A. Chiến đấu, lí tưởng riêng B. Làm việc, mục đích riêng
C. Làm việc, mục đích chung D. Chiến đấu, lí tưởng chung
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Tham gia các hoạt động góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại, đó là ..., trách nhiệm ... của mỗi công dân.
A. Đạo đức - khả năng B. Khả năng - đạo đức C. Lương tâm - đạo đức D. Đạo đức - lương tâm
Câu 20: Ở Việt Nam ngày Quốc phòng toàn dân là:
A. Ngày 22 thàng 12 hàng năm B. Ngày 01 thàng 02 hàng năm
C. Ngày 23 thàng 09 hàng năm D. Ngày 04 thàng 07 hàng năm
Câu 21: Trách nhiệm của công dân với cộng đồng không được thể hiện qua phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Nhân nghĩa B. Nhân phẩm C. Hòa nhập D. Hợp tác
Câu 22: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ, kiên cường ... và lao động xây dựng đất nước.
A. Chống bè lũ cướp nước và bán nước B. Chống thù trong giặc ngoài
C. Chống thiên tai địch họa D. Chống giặc ngoại xâm
Câu 23: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây?
A. Những vấn đề cấp thiết của nhân loại là những vấn đề đe dọa sự sống còn của nhân loại
B. Những vấn đề cấp thiết của nhân loại là những vấn đề lớn, gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng không đe dọa sự sống còn của nhân loại
C. Những vấn đề cấp thiết của nhân loại không liên quan đến điều kiện phát triển của một quốc gia
D. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại là trách nhiệm của từng cá nhân, đất nước
Câu 24: Ô nhiễm không khí vượt quá hạn cho phép là khí SO2 vượt 14 lần, khí CO2 vượt 17 lần. Đây là số liệu liên quan đến chỉ số môi trường của:
A. Thế giới B. Các nước công nghiệp phát triển
C. Việt Nam D. Các nước đang phát triển
Câu 25: Bình Định kể từ các trường hợp phát hiện nhiễm HIV đầu tiên tại tỉnh vào tháng 9/1993 thì cho đến 30/9/2014 cả tỉnh đã phát hiện tích lũy bao nhiêu trường hợp nhiễm HIV?
A. 321 trường hợp B. 934 trường hợp C. 1034 trường hợp D. 569 trường hợp
Câu 26: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và ... phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
A. Tinh thần dũng cảm chống giặc ngọai xâm B. Ý thức sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự
C. Tinh thần lao động quên mình D. Tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình
Câu 27: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và .......
A. Gắn bó nhất đối với con người
B. Sâu sắc nhất đối với con người
C. Gần gũi nhất đối với con người
D. Thân thương nhất đối với con người
Câu 28: "Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…"
Đây là đoạn thơ của tác giả nào?
A. Đỗ Trung Quân B. Chế Lan Viên C. Hồ Chí Minh D. Tố Hữu
Câu 29: Câu tục ngữ nào sau đây nói về hạnh phúc?
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ B. Trong ấm ngoài êm
C. Giấy rách phải giữ lấy lề D. Chết vinh còn hơn sống nhục
Câu 30: Ngày 11/4/2015, tại quảng trường Chiến Thắng, thành phố Quy Nhơn tổ chức một chương trình hành động nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, chương trình hành động này có tên gọi là:
A. Vì cuộc sống tươi đẹp B. Vì môi trường tươi đẹp
C. Vì Quy Nhơn tươi đẹp D. Vì Quy Nhơn xanh – sạch – đẹp
ĐÁP ÁN
1 |
C |
7 |
D |
13 |
B |
19 |
C |
25 |
B |
2 |
D |
8 |
C |
14 |
B |
20 |
A |
26 |
D |
3 |
B |
9 |
A |
15 |
D |
21 |
B |
27 |
C |
4 |
D |
10 |
C |
16 |
A |
22 |
D |
28 |
B |
5 |
A |
11 |
A |
17 |
C |
23 |
A |
29 |
B |
6 |
D |
12 |
C |
18 |
C |
24 |
C |
30 |
A |
2. Đề số 2
Câu 1: Đạo đức là gì? Trình bày vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. (2,0 điểm)
Câu 2: Hãy phân biệt tự trọng và tự ái? Rút ra bài học cho bản thân em. (3,0 điểm)
Câu 3: Tình yêu là gì? Trình bày và phân tích một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên hiện nay? (2,5 điểm)
Câu 4: Trình bày trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta? Cho 1 ví dụ cụ thể? (2.5 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đạo đức là gì? Trình bày vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. (2,0 điểm)
- Đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. (0.5 điểm) - Vai trò của đạo đức (1,5 điểm)
+ Với cá nhân
Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách, giúp con người sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại.
+ Đối với với gia đình
Đạo đức là nền tảng hạnh phúc, tạo ra sự phát triển ổn định vững chắc của gia đình.
+ Đối với xã hội
Một xã hội trong đó các quy tắc đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố thì xã hội đó phát triển bền vững và ngược lại.
Câu 2: Hãy phân biệt tự trọng và tự ái? Rút ra bài học cho bản thân em. (3,0 điểm)
- Phân biệt:
+ Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. (0.5 điểm)
+ Người tự trọng biết làm chủ các nhu cầu của bản thân, kiềm chế các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. (1,0 điểm)
+ Tự ái là việc do quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. (0. 5 điểm)
+ Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình; khi tự ái họ thường có những phản ứng thiếu sáng suốt dễ dẫn đến sai lầm. (0. 5 điểm)
- Bài học: Luôn biết tự trọng nhưng không nên tự ái. (0. 5 điểm)
Câu 3: Tình yêu là gì? Trình bày và phân tích một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên hiện nay? (2,5 điểm)
- Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt, làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. (1,0 điểm)
- Một số điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên
+ Yêu đương quá sớm: phân tích (0,5 điểm)
+ Yêu một lúc nhiều người: phân tích (0,5 điểm)
+ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân: phân tích (0,5 điểm)
Câu 4: Trình bày trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta? Cho 1 ví dụ cụ thể? (2.5 điểm)
- Kính trọng biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; biết quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu. (0.5 điểm)
- Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. (0.5 điểm)
- Cảm thông và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. (0.5 điểm)
- Kính trọng và biết ơn các vị anh hung dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc. (0.5 điểm)
- Ví dụ phù hợp: (0.5 điểm)
3. Đề số 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. Câu nào sau đây nói về cách sống hòa nhập của công dân đối với cộng đồng?
A. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. B. Cá lớn nuốt cá bé.
C. Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau. D. Cháy nhà ra mặt chuột.
Câu 2. Truyền thống nào sau đây là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta ?
A. Yêu nước. B. Hiếu học.
C. Tôn sư trọng đạo. D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây nói về lòng tự trọng?
A. Không nhờ bạn giảng giải những bài toán khó.
B. Không “quay cóp” bài của bạn trong kiểm tra.
C. Không mượn sách của bạn.
D. Không đi nhờ xe của bạn.
Câu 4. Nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới là
A. bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. B. quy định pháp luật.
C. truyền thống đạo đức. D. bình đẳng trong xã hội.
Câu 5. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, công khai, minh bạch. B. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. Dân chủ, bình đẳng, công bằng.
Câu 6. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của
A. thế hệ trẻ Việt Nam. B. người thiểu số Việt Nam.
C. người lao động. D. dân tộc Việt Nam.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Cần cù, sáng tạo trong lao động. B. Tình yêu quê hương, đất nước.
C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Tình thương yêu nhân loại.
Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?
A. Có sự chân thành, tin cậy từ hai phía. B. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.
C. Quan tâm sâu sắc đến nhau. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến với nhau.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?
A. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người. B. Sống theo sở thích cá nhân.
C. Sống tự do trong xã hội. D. Sống phù hợp với thời đại.
Câu 10. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã
A. đám cưới. B. kết hôn.
C. trao nhẫn cưới cho nhau. D. được gia đình chấp thuận.
Câu 11. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và ngày càng được
A. bảo vệ. B. tuyên truyền sâu rộng.
C. ủng hộ. D. duy trì, phát triển.
Câu 12. Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn Trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Việc làm của nhóm A là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập?
A. Làm việc nghiêm túc. B. Làm việc có kế hoạch.
C. Hợp tác. D. Có cố gắng trong học tập.
Câu 13. Là học sinh giỏi của lớp, nhưng bạn K sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của K, em có thể khuyên K như thế nào cho phù hợp?
A. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.
B. K cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.
C. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
D. Nên sống hòa nhập với mọi người, K sẽ được mọi người yêu quý.
Câu 14. Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân
A. một vợ, một chồng và bình đẳng. B. ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.
C. tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. chồng là người quyết định mọi việc.
Câu 15. Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, học hành…của các con mà còn phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khỏe mạnh và thông minh. Thể hiện chức năng nào sau đây của gia đình?
A. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. B. Chức năng duy trì nòi giống.
C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng kinh tế.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. Nghĩa vụ là gì? Nhu cầu, lợi ích của cá nhân và tập thể có quan hệ với nhau như thế nào?
1.2. Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có đồng ý với cách sống này không? Vì sao?
Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1C 2A 3B 4A 5C 6D 7D 8B 9A 10B 11D 12C 13D 14A 15A
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2,5 điểm) |
|
1.1/ Nghĩa vụ: Là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. |
0,5 |
|
|
+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. + Xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân. |
0,25 |
0,25 |
|
1.2/ Không đồng ý với cách sống này: -Vì: người có quan niệm sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là kiểu sống ích kỉ, hẹp hòi. Đây là những lối sống đáng phê phán, Họ chỉ biết lo cho bản thân,gia đình mình mà bỏ mặc những người xung quanh, nó khiến cho nhiều mối quan hệ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ, thiếu đoàn kết. Họ không thấy được nhu cầu, lợi ích của mình có quan hệ với những người xung quanh. |
0,5 |
1 |
|
Câu 2: (2,5 điểm) |
|
Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc. |
|
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn. |
0,5 |
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. |
0,5 |
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nớc. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước |
0,5 |
- Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hương. |
0,5 |
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc |
0,5 |
4. Đề số 4
A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1. Vận động gia đình và mọi ngƣời xung quanh thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dƣới đây?
A. Hạn chế bùng nổ dân số. B. Giảm dân số
C. Đảm bảo chinh sách xã hội. D. Bình đẳng nam nữ.
Câu 2. Học sinh lớp 10A Trƣờng Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thƣơng binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, là thực hiện trách nhiệm nào dƣới đây của công dân?
A. Chăm lo cho xã hội. B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Xây dựng đất nƣớc. D. Với những ngƣời đi trƣớc.
Câu 3. Trong giờ thảo luận của lớp 10A, có một số bạn bè nêu câu hỏi. “Cần cù và sáng tạo trong lao động có phải là biểu hiện của lòng yêu nƣớc hay không?”. Em đồng ý với ý kiến nào dƣới đây?
A. Có, vì đây là biểu hiện của tinh thần dân tộc.
B. Không, vì đây là biểu hiện của đức tinh chăm chỉ.
C. Có, vì lao động cần cù và sáng tạo góp phần cho đất nƣớc phát triển.
D. Không, vì ngƣời lao động nào cũng cần phải cần cù sáng tạo.
Câu 4. Biết hợp tác trong công việc chung là yêu cầu đối với mỗi công dân trong
A. Xã hội cũ. B. Xã hội tƣơng lai. C. Xã hội công nghiệp. D. Xã hội hiện đại.
Câu 5. Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dƣới đây?
A. Nhiệt tình, chân thành. B. Tự nguyện, bình đẳng.
C. Tự giác, tự lực, tự chủ. D. Cần cù, sang tạo.
Câu 6. Mọi ngƣời cần phải hợp tác vì lý do nào sau đây?
A. Vì hợp tác đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
B. Vì sự phân công trong xã hội.
C. Vì mỗi ngƣời không thể tự hoàn thành công việc riêng.
D. Vì mỗi ngƣời đều có tính sáng tạo.
Câu 7. Học xong lớp 12, nhiều bạn của nam vào học ở các trƣờng đại học, cao đẳng, còn A thì tình nguyện lên đƣờng nhập ngũ. Việc làm của A là thực hiện trách nhiệm nào dƣới đây của công dân học sinh?
A. Xây dựng Quân đội. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Xây dựng Tổ quốc. D. Bảo vệ hòa bình.
Câu 8. Mọi ngƣời cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sang hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần
thiết là biểu hiện của
A. Chung sức. B. Trách nhiệm. C. Hợp tác. D. Cộng đồng
Câu 9. Không kết hôn sớm, không sinh con ở độ tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ có 1 và 2 con là trách nhiệm
A. Của riêng công dân nữ. B. Của Hội Phụ nữ các cấp.
C. Của những ngƣời có chức quyền. D. Của mọi công dân.
Câu 10. Nghiêm chỉnh thực hiện Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nƣớclà góp phần vào
thực hiện chủ trƣơng nào dƣới đây?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Phát triển kinh tế đất nƣớc.
C. Hạn chế bùng nổ dân số. D. Hạn chế tệ nạn xã hội.
Câu 11. Mặc dù học tập ở Mỹ, nhƣng anh A thƣờng xuyên quan tâm đến tình hình đất nƣớc và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hƣơng đất nƣớc của lƣu học sinh Việt Nam. Những hành vi, việc làm của anh A nói lên biểu hiện nào dƣới đây của ngƣời Việt Nam?
A. Lòng tự tôn dân tộc. B. Truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn”.
C. Truyền thống vì cộng đồng. D. Lòng yêu nƣớc.
Câu 12. Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi ngƣời xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nƣớc là trách nhiệm của công dân trong việc
A. Hạn chế bùng nổ dân số. B. Hạn chế các vấn đề xã hội.
C. Xóa đói giảm nghèo. D. Bảo vệ gia đình.
Câu 13. Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần
A. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nƣớc.
B. Nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
C. Thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội.
D. Tích cực lao động sản xuất và tiết kiệm.
Câu 14. Để hạn chế sự bùng nổ dân số, mỗi công dân cần phải:
A. Chấp hành luật hôn nhân gia đình 2014và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
B. Chăm lo phát triển kinh tế.
C. Chỉ kết hôn khi có tình yêu chân chính.
D. Chấp hành luật hôn nhân gia đình 2000 và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Câu 15. Hành vi, việc làm nào dƣới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh?
A. Hai ngƣời mắng một ngƣời.
B. Hai ngƣời hát chung một bài.
C. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.
D. Bàn bạc vớ nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.
Câu 16. Hành vi, việc làm nào dƣới đây là biểu hiện hợp tác giữa các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam?
A. Nhân dân hai dân tộc trong bản cùng thảo luận xây dựng cây cầu treo mới.
B. Một nhóm thanh niên trong bản cùng nhau đánh ngƣời thuộc dân tộc khác.
C. Hai ngƣời của dân tộc A cùng nhau lấn chiếm đất của ngƣời thuộc dân tộc
D. Một số ngƣời cùng bàn với nhau chia rẽ dân tộc mình với dân tộc khác.
Câu 17. Hành vi, việc làm nào dƣới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phƣơng ở Việt Nam?
A. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã
B. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.
C. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đƣờng đi chung nhƣng không có kết quả.
D. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đƣờng đi chung giữa hai xã.
Câu 18. Là học sinh lớp 10, Huyền rất chăm chỉ học hành nên năm nào cũng đạt Học sinh Giỏi. Huyền mơ ƣớc sau này làm đƣợc nhiều việc có ích cho đất nƣớc. Hành vi, việc làm của Huyền là thể hiện trách nhiệm nào dƣới đây của công dân?
A. Học tập. B. Tự hào dân tộc. C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Xây dựng Tổ quốc.
Câu 19. Mặc dù đất nƣớc hòa bình, nhƣng các chú bộ đội ở quần đảo Trƣờng Sa vẫn ngày đêm canh giữ
biển đảo đất nƣớc. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dƣới đây của công dân?
A. Nêu cao cảnh giác. B. Giữ gìn biển đảo. C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Canh gác nơi đảo xa.
Câu 20. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là thực hiện trách nhiệm
A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Làm tốt nghĩa vụ quân sự.
C. Công dân với Tổ quốc. D. Giữ gìn quê hƣơng.
Câu 21. Câu nào dƣới đây không nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Học thầy không tày học bạn. B. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Học đi đôi với hành.
Câu 22. Câu nào dƣới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?
A. Năng nhặt chặt bị. B. Học một hiểu mƣời.
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Có chí thì nên.
Câu 23. Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần xác định rõ
A. Quy trình thực hiện. B. Cách thức thực hiện. C. Biện pháp thực hiện. D. Quy tắc thực hiện.
Câu 24. Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi ngƣời cần phải
A. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình. B. Không cần làm gì cả.
C. Trông cậy vào sự giúp đỡ của ngƣời khác. D. Quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.
Câu 25. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
A. Thực hành. B. Rèn luyện. C. Lao động. D. Học tập.
Câu 26. Biểu hiện nào dƣới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?
A. Tự tin vào bản thân. B. Tự cao, tự đại. C. Ham hỏi hỏi. D. Rèn luyện sức khỏe.
Câu 27. Điểm quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là cần xác định đƣợc
A. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. B. Khả năng của bản thân.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của bản thân. D. Sức mạnh của bản thân.
Câu 28. Vợ chồng anh Hiệp và chị Xuân sinh đƣợc hai cô con gái, nhƣng sợ không có ngƣời nối dõi nên hai anh chị đã sinh thêm con thứ ba. Việc anh Hiệp và chị Xuân thêm con thứ ba là không thực hiện trách nhiệm nào dƣới đây của công dân?
A. Hạn chế bùng nổ dân số. B. Xóa đói giảm nghèo.
C. Kế hoạch hóa gia đình. D. Thực hiện pháp luật.
B. TỰ LUẬN: (3 điểm)
1. Những dịch bệnh hiểm nghèo (1,5đ)
………………………………………………………………………………………………………………
2. Trách nhiệm của công dân: (1,5đ)
………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
1A 2B 3C 4D 5B 6A 7B 8C 9D 10C 11D 12A 13B 14A
15C 16A 17D 18D 19C 20A 21B 22D 23C 24D 25B 26B 27A 28C
5. Đề số 5
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm)
Câu 1: A là người hay tự ái, người hay tự ái thường có những phản ứng nào dưới đây?
A. Thiếu sáng suốt và và dễ rơi vào sai lầm. B. Nôn nóng và đốt cháy giai đoạn.
C. Thiếu sáng suốt và dễ nổi cáu. D. Tự tin và sôi nổi.
Câu 2: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là gì?
A. Cộng đồng. B. Dân cư. C. Làng xóm. D. Tập thể.
Câu 3: Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của nội dung nào dưới đây?
A. Lễ nghĩa, đạo đức. B. Phong tục, tập quán.
C. Tín ngưỡng. D. Tình cảm.
Câu 4: K tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là
biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Định hướng. B. Nhân đạo. C. Biết ơn. D. Nhân nghĩa.
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?
A. Sống theo sở thích cá nhân. B. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.
C. Sống phù hợp với thời đại. D. Sống tự do trong xã hội.
Câu 6: Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Cần cù và sáng tạo trong lao động. B. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.
C. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. D. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?
A. Không vui với việc làm từ thiện của người khác.
B. Chào hỏi người lớn tuổi.
C. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
D. Lễ phép với thầy cô.
Câu 8: Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống được gọi là gì?
A. Khu dân cư. B. Dòng họ. C. Gia đình. D. Làng xã.
Câu 9: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Không cố chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải.
B. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống.
C. Yêu ghét rõ ràng.
D. Luôn chung sức cùng mọi người làm việc.
Câu 10: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?
A. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối. B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.
C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ. D. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?
A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc.
B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản của người khác.
C. Giúp người già neo đơn.
D. Vứt rác bừa bãi.
Câu 12: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là gì?
A. Tình đồng đội. B. Tình yêu. C. Tình bạn. D. Tình đồng hương.
Câu 13: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là?
A. Danh dự. B. Nghĩa vụ. C. Tự trọng. D. Hạnh phúc.
Câu 14: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi.
B. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng.
C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường.
D. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Câu 15: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình
A. phục vụ cho công việc. B. phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
C. chăm lo cho cuộc sống của gia đình. D. xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Câu 16: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có
A. sự tự ái. B. danh dự. C. lòng tự trọng. D. nhân phẩm.
Câu 17: Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?
A. Yêu thích ngoại ngữ. B. Yêu quê hương, đất nước.
C. Yêu thích tham quan, du lịch. D. Yêu công việc đang làm.
Câu 18: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
C. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
D. Nhân ái, thương yêu con người.
Câu 19: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là gì?
A. Danh dự. B. Nhân phẩm. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm.
Câu 20: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất
A. của mọi người sống trên đất nước Việt Nam.
B. của dân tộc Việt Nam.
C. của người lao động.
D. của mọi doanh nghiệp.
Câu 21: Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Nói xấu anh C với mọi người. B. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C.
C. Lờ đi vì không phải việc của mình. D. Quay clip và tung lên mạng xã hội.
Câu 22: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào?
A. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết gây hại cho ai.
B. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác.
C. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
D. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.
Câu 23: Sức mạnh của truyền thống yêu nước của dân ta được Bác ví như
A. một cơn gió. B. một cơn mưa. C. một âm thanh. D. một làn sóng.
Câu 24: Nguyễn Thị L. sinh ngày 23 tháng 5 năm 2000, đã nghỉ học và hiện không có việc làm, gia đình L dự kiến sẽ tổ chức lễ cưới cho L ngày 20 tháng 5 năm 2018 với H - hàng xóm nhà L. Vậy trước lễ cưới, L có thể đăng kí kết hôn không? Vì sao?
A. Không. Vì L chưa có việc làm ổn định.
B. Không. Vì L chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn.
C. Được. Vì hiện nay giới trẻ được tự do yêu đương.
D. Được. Vì L đã đủ tuổi đăng kí kết hôn.
Câu 25: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. bắt buộc. B. áp đặt. C. cưỡng chế. D. tự nguyện.
Câu 26: Pháp luật quy định tuổi kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 21 tuổi. B. 19 tuổi . C. 18 tuổi . D. 20 tuổi .
Câu 27: Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Im lặng để bạn chép bài.
B. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn.
C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác.
D. Báo giáo viên bộ môn.
Câu 28: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. pháp luật. B. phong tục. C. đạo đức. D. tín ngưỡng.
Câu 29: N hay giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước, đây là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?
A. Trách nhiệm. B. Hợp tác. C. Hòa nhập. D. Nhân nghĩa.
Câu 30: Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?
A. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. B. Tôn trọng người yêu.
C. Tặng quà cho người yêu. D. Yêu nhau vì lợi ích.
Câu 31: Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là
A. hòa nhập.
B. sự hợp tác.
C. yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
D. gần gũi, thân thiện.
Câu 32: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?
A. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời. B. Môn đăng hộ đối.
C. Trai năm thê bảy thiếp. D. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 2 điểm)
Câu 1: Biểu hiện của lòng nhân nghĩa? ( 1 điểm)
Câu 2: Hiện nay một số gia đình vẫn có quan niệm về tình yêu, hôn nhân như “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, “Môn đăng hộ đối” “Áo mặc sao qua khỏi đầu”. Em có nhận xét, đánh giá gì về các quan niệm trên? ( 1 điểm)
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
1A 2 A 3 A 4 D 5 B 6 B 7 C 8 C 9 A10 D 11 A 12 B 13 A 14 D 15 B 16 C 17 B
18 A 19 D 20 B 21 B 22 C 23 D 24 B 25 D 26 C 27 C 28 C 29 D 30 D 31 C 32 A
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDKT & PL 10 Cánh diều năm 2022-2023 Trường THPT Lê Văn Sỹ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt!