YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Thánh Tôn

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 của trường THCS Lê Thánh Tôn có đáp án chi tiết năm 2021-2022. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên được thể hiện ở văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)

Câu 2. Ghi lại tên các văn bản - tên tác giả văn học nước ngoài mà em đã được học trong chương trình học kì I, lớp 8. (2,0 điểm)

Câu 3. Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố. (3,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (4,0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên được thể hiện ở văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2. Tên tác giả văn học nước ngoài đã học trong học kì I, lớp 8:

- Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

- Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) - Xéc-van-tét

- Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

- Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp

Câu 3. Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố.

Do thiếu sưu, anh Dậu bị bắt trói và bị đánh đập ở đình làng. Nửa đêm, người ta đưa anh về nhà. Chị Dậu nấu cho chồng bát cháo, vừa dọn ra ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến đòi sưu. Chúng lăng mạ đánh đập anh Dậu, mặc cho chị Dậu van xin tha thiết nhưng chúng vẫn không tha. Trong thế cùng đó, tức nước phải vỡ bờ, chị Dậu đã vùng lên phản kháng, xô ngã cai lệ và túm tóc lẳng người nhà lí trưởng khiến hắn ngã nhào ra thềm.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho đoạn văn: (1,0 điểm)

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

- Tìm các từ thuộc trường từ vựng “bộ phận của con người”.

- Tìm các từ thuộc trường từ vựng “hoạt động của con người”.

Câu 2. Cho các từ: lênh khênh, lộp bộp, lách cách, rũ rượi.

Hãy chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong những từ trên. (1,0 điểm)

Câu 3. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)

a.

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

 (Tố Hữu, Bác ơi!)

b.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau: (2,0 điểm)

a. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (Nam Cao, Lão Hạc)

b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. (Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 5. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn: (2,0 điểm)

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( )

Cái Tí ( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo ( )

( )A( )Thầy đã về( )A( )Thầy đã về( )

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. (3,0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

- Trường từ vựng “bộ phận của con người”: cổ, miệng.

- Trường từ vựng “hoạt động của con người”: túm, ấn, dúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét.

Câu 2.

- Từ tượng hình: lênh khênh, rũ rượi.

- Từ tượng thanh: lộp bộp, lách cách.

Câu 3.

a. Nói giảm, nói tránh.

b. Nói quá.

Câu 4. 

a. Vợ tôi /không ác nhưng thị /khổ quá rồi.

=> Câu ghép này chỉ quan hệ tương phản

b. Khi người ta/ khổ quá thì người ta/ chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

=> Câu ghép này chỉ quan hẹ nguyên nhân.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Em biết gì về các thể chiếu, hịch, cáo? (1,5 điểm)

Câu 2. Qua Hịch tướng sĩ, em hiểu gì về thái độ, nỗi lòng và niềm mong muốn của Trần Quốc Tuấn? (2,5 điểm)

Câu 3. Chép lại phần dịch thơ bài Đi đường của Hồ Chí Minh. (1,0 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (10 - 15 câu) trình bày cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh). (5,0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

- Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu.

- Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lí luận sắc bén.

Câu 2. Thái độ, nỗi lòng và niềm mong muốn của Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ:

- Căm thù giặc sâu sắc.

- Yêu nước tha thiết.

- Nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình những sai trái của các tướng sĩ.

- Khuyên tướng sĩ chăm chỉ luyện tập để bảo vệ đất nước.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Cho bài ca dao sau: (5,0 điểm)

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

 (Ca dao)

a. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong bài ca dao.

b. Viết đoạn văn phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong bài ca dao trên.

Câu 2. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc (Nam Cao. Lão Hạc) có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. (5,0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1. 

a. Từ tượng thanh: thánh thót; các phép tu từ: so sánh, nói quá. 

b. HS cần chỉ ra tác dụng và phân tích bằng một đoạn văn.

+ Làm cho hình ảnh sinh động, tăng giá trị biểu đạt.

+ Các biện pháp tu từ trên góp phần làm nổi bật sự vất vả, lam lũ của người nông dân Việt Nam xưa.

+ Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với chúng ta: hãy biết trân trọng những sản phẩm nông nghiệp có được từ bàn tay lao động của con người.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Tuỳ bút

Câu 2. Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào?

A. Quan hệ giữa các phần của văn bản

B. Nhan đề của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

D. Cả A, B, C

Câu 3. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được trích từ tác phẩm nào?

A. Những ngày thơ ấu

B. Quê mẹ

C. Tắt đèn

D. Thời kì đen tối

Câu 4. Truyện ngắn Lão Hạc của tác giả nào sau đây?

A. Ngô Tất Tố

B. Nguyên Hồng

C. Nam Cao

D. Thanh Tịnh

Câu 5. Ý kiến nào nói được đầy đủ nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B. Để cho nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Cả A, B, C

Câu 6. Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc cùng có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận

B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

C. Miêu tả, nghị luận, tự sự

D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

Câu 7. Tâm lí, tính cách của chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích?

A. Có sự đối lập, mâu thuẫn với nhau

B. Nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối

C. Có sự phát triển nhất quán với nhau

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 8. Nhận định nào đúng nhất vể tính chất của truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)?

A. Là truyện cổ tích thần kì.

B. Là truyện cổ tích cảm động.

C. Là truyện ngắn bi kịch.

D. Là một truyện ngắn có hậu.

Câu 9. Qua các lần quẹt diêm, mộng tưởng của nhân vật “em” trong truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen được diễn ra theo trình tự nào?

A. Lò sưởi, bàn ăn, hai bà cháu bay đi, cây thông Nô-en, người bà

B. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay đi, người bà

C. Hai bà cháu bay đi, người bà, lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en

D. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi

Câu 10. Các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri làm nghề gì?

A. Diễn viên

B. Bác sĩ

C. Hoạ sĩ

D. Nhà văn

Câu 11. Văn bản Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm văn học của nước nào?

A. Tây Ban Nha

B. Cư-rơ-gư-xtan

C. Mĩ

D. Đan Mạch

Câu 12. Qua câu chuyện của nhà văn O Hen-ri em hiểu một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi:

A. Tác phẩm đó đẹp đặc biệt

B. Tác phẩm đó đồ sộ

C. Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống

D. Tác phẩm đó độc đáo

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. Trong văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) có những so sánh mới mẻ, hấp dẫn. Hãy phân tích một so sánh mà em cho là thú vị nhất. (2,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn sau còn thiếu hai từ, em hãy điền hai từ đó vào đúng vị trí trong đoạn và nói rõ tác dụng của chúng. (1,0 điểm)

Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão khóc.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 3. Qua các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, em hiểu được những gì về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam? Viết đoạn văn khoảng 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em. (3,5 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. D

3. A

4. C

5. D

6. B

7. C

8. B

9. D

10. C

11. C

12. C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

 Câu văn: "Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp".

- Nhân vật "tôi" đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần; lần ấy chú thấy trường "là một nơi xa lạ" "cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Nhưng lần này trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy "xinh xắn". Tâm trạng một học trò mới "lo sợ vẩn vơ" và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mì Lí "oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Thánh Tôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF