YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Minh Xuân

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Minh Xuân được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới cũng như giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD 11

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1. (1,5 điểm): Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các đáp án sau đây. Sản xuất của cải vật chất là quá trình:

A. Tạo ra của cải vật chất.

B.  Sản xuất xã hội.

C. Con người tác động vào giới tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

D.Tạo ra cơm ăn áo mặc ,tạo ra tư liệu sản xuất.

Câu 2.(1,5 điểm): Một sản phẩm để trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện?

A. Hai điều kiện.

B. Ba điều kiện.

C. Bốn điều kiện.

D. Một điều kiện.

Câu 3.(5 diểm): Em hãy nêu và phân tích tính hai mặt của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Cho ví dụ.

Câu 4.(2 điểm): Em hãy giải thích vì sao “ sức lao động ” lại là yếu tố quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? Cho ví dụ.

ĐÁP ÁN

CÂU

                                ĐÁP ÁN

ĐIỂM

CÂU 1

                                                 ĐÁP ÁN C

1,5 Đ

CÂU 2

                                                 ĐÁP ÁN B

1,5Đ

CÂU 3

MẶT TÍCH CỰC CỦA CẠNH TRANH;

 
 

- là động lựckinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa

0,5đ

 

- kích thích lực lượng sản xuất . khoa học kỹ thuật phát triển và năng xuất lao động tăng lên

0,5đ

 

- khai thác tối đa mọi  nguồn lực của đất nước vào đầu tư xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

0,5đ

 

-  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế ,góp phần hội nhập kinh tế quốc tế

0,5đ

 

-  nêu được vài ví dụ thực tiễn …

0,5đ

 

 

MẶT HẠN CHẾ CỦA CẠNH TRANH:

 
 

- chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức ,vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên.làm môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng

0,5đ

 

- Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ bỏ những thủ đoạn phi pháp bất lương

0,5đ

 

- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường , từ đó nâng giá lên  cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dan

0,5đ

 

_Nêu được vài ví dụ thực tiễn …

CÂU 4

- trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất thì:đối tượng lao động và tư liệu lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên.còn sức lao động với tính sáng tạo giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất.

0,5đ

 

- trình độ phát triển của quá trình sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người

0,5đ

 

- Nhật Bản là quốc gia nghèo về tài nguyên ,nhiều thảm họa động đất,sóng thần ….nhưng vẫn vươn lên trở thành cường quốc về kinh tế ,khoa học,công nghệ…vì sức lao động sáng tạo của họ.

0,5đ

 

- Giáo dục ,chăm lo phát triển nguồn lực con người là cần thiết.khôi phục và bảo vệ tài nguyên, môi trường nhiệm vụ của mỗi người…..

0,5đ

2. Đề số 2

Chọn một phương án đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1: Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?

A. Thời gian lao động cá biệt                              B. Thời gian lao động xã hội cần thiết

C. Giá trị của hàng hóa                                        D. Nhu cầu của mọi người

Câu 2: Yếu tố nào quyết định số lượng cung hàng hóa ?

A. Các yếu tố sản xuất                                         B. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

C. Mức giá cả hàng hóa                                       D. Khả năng sản xuất

Câu 3: Trên thị trường người tiêu dùng chịu ảnh hưởng như thế nào về quan hệ cung – cầu ?

A. Vừa có lợi, vừa thua thiệt                               B. Luôn có lợi

C. Thiệt thòi, bị ép giá                                          D. Không bị ảnh hưởng gì

Câu 4: Khi giá cả hàng hóa tăng lên, các doang nghiệp mở rộng sản xuất. Đây là biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường          B. Cung – cầu tác động lẫn nhau

C. Tất cả các các biểu hiện trên                          D. Giá cả trị trường ảnh hưởng đến cung – cầu

Câu 5: Cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển khi nào ?

A. Khi lưu thông hàng hóa xuất hiện                 B. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện

C. Khi sản xuất hàng hóa xuất hiện                   D. Khi quy luật giá trị xuất hiện

Câu 6: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước-       B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

C. Kích thích sức sản xuất                                   D. Làm cho môi trường bị suy thoái

Câu 7: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh ?

A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất

B. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận---

C. Hạ giá thành sản phẩm

D. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng

Câu 8: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi :

A. Giá trị sử dung của hàng hóa

B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa

C. Giá trị của hàng hóa

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết

Câu 9: Ý kiến nào đúng khi nói về cạnh tranh ?

A. Ở nơi nào có sản xuất thì nơi có có cạnh tranh           B. Nền kinh tế tập trung bao cấp có cạnh tranh

C. Nền kinh tế tự túc tự cấp có cạnh tranh                 D. Chỉ có sản xuất hàng hóa thì mới có cạnh tranh

Câu 10: Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào khiến cho giá cả hàng hóa trở nên cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị?

A. Cạnh tranh và phân phối sản phẩm                  B. Độc quyền

C. Cung – cầu                                                           D. Người mua, người bán

Câu 11: Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng chuộng dùng hàng ngoại. Để hạn chế xu hướng này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước cần phải làm gì?

A. Làm hàng nhái giống như của nước ngoài

B. Có những ưu đãi đặc biệt về giá cả

C. Tìm cách ngăn chặn không cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta

D. Tích cực cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài giành ưu thế trên thị trường nội địa

Câu 12: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết               B. Giá trị hàng hóa

C. Thời gian lao động cá nhân                            D. Thời gian lao động cá biệt

Câu 13: Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào ?

A. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị                     B. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán

C. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị                      D. Cung –  cầu, giá cả, tiền tệ

Câu 14: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật lưu thông hàng hóa                          B. Quy luật cạnh tranh

C. Quy luật giá trị                                                 D. Quy luật cung – cầu

Câu 15: Nam có thu nhập ổn định 9 triệu đồng/ tháng. Nam không có khả năng thanh toán nhu cầu nào ?

A. Mua xe gắn máy cho con đi học                    B. Mua nhà ở xã hội

C. Đổi điên thoại đời mới                                    D. Mua ô tô đi làm

Câu 16: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật giá trị                                                 B. Quy luật cung – cầu

C. Quy luật cạnh tranh                                         D. Quy luật lưu thông hàng hóa

Câu 17: Lưu thông tiền tệ do yếu tố nào quy định ?

A. Lưu thông hàng hóa                                        B. Ngân hàng Nhà nước

C. Chất lượng sản phẩm                                      D. Giá cả hàng hóa

Câu 18: ……………… là cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các tác động tích cực .

A. Cạnh tranh hoàn hảo                                       B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh lí tưởng                                          D. Cạnh tranh tích cực

Câu 19: Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, mức độ cạnh tranh như thế nào ?

A. Vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền            B. Chỉ có độc quyền không có cạnh tranh

C. Chỉ có cạnh tranh không có độc quyền        D. Cạnh tranh thì ít, độc quyền nhiều hơn

Câu 20: Khi năng suất lao động tăng lên gấp 3 lần thì lượng giá trị của hàng hóa như thế nào ?

A. Giảm xuống 1/2       B. Tăng lên gấp 3 lần   C. Giảm xuống 1/3       D. Không thay đổi

Câu 21: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

B. Tăng năng suất lao động

C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

Câu 22: Tiền giấy ra đời đầu tiên ở quốc gia nào ?

A. Anh-                         B. Mỹ                            C. Trung Quốc                   D. Pháp

Câu 23: Nội dung của quan hệ cung – cầu trên thị trường nhằm xác định :

A. Giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ           B. Số lượng hàng hóa lưu thông

C. Giá trị hàng hóa                                               D. Mức giá cả hàng hóa, dịch vụ

Câu 24: Trong nền kinh tế thị trường,  khái niệm cầu được hiểu  là tên gọi tắt của nhu cầu nào?

A. Hàng hóa mà người tiêu dùng cần                 B. Nhu cầu có khả năng thanh toán

C. Nhu cầu của mọi người                                   D. Nhu cầu nói chung

Câu 25: Số lượng cầu phụ thuộc vào yếu tố nào nhất ?

A. Mức giá cả hàng hóa                                       B. Sở thích người tiêu dùng

C. Thu nhập                                                           D. Tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng

Câu 26: Hành động nào là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh ?

A. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác   B. Chèo kéo, tranh giành khách hàng

C. Giảm giá bán sản phẩm                                   D. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác

Câu 27: Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa …………

A. Không bán được                  B. Được bày bán nhiều hay ít            C. Thay đổi mẫu mã             D. Giá bán

Câu 28: Nhà nước có trách nhiệm điều tiết cạnh tranh bằng cách thông qua các hình thức :

A. Nâng cao mức thuế thu nhập                             B. Giáo dục, pháp luật, chính sách kinh tế - XH thích hợp

C. Giáo dục tư tưởng cho các chủ thể kinh tế        D. Phổ biến pháp luật cho mọi người nắm được-

Câu 29: Xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu :

A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   =   Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   <  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

C. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán      >=   Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong SX

D. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   >  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

Câu 30: Trường hợp nào người bán có nhiều lãi ?

A. Cung <  cầu                     B. Cung =  cầu      C. Cung >  cầu        D. Mọi trường hợp đều có lãi                                                                                     

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2C 3A 4D 5B 6D 7B 8D 9D 10C 11D 12B 13B 14C 15D 16A 17A 18B 19A 20D

21A 22C 23A 24B 25C 26C 27A 28B 29A 30A 31D 32A 33C 34D 35C 36B 37C 38B 39D 40B

3. Đề số 3

Chọn một phương án đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh ?

A. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng

B. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận----

C. Hạ giá thành sản phẩm

D. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất

Câu 2: ……………… là cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các tác động tích cực .

A. Cạnh tranh tích cực                                          B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh lí tưởng                                          D. Cạnh tranh hoàn hảo

Câu 3: Tiền giấy ra đời đầu tiên ở quốc gia nào ?

A. Anh                          B. Mỹ                               C. Pháp                      D. Trung Quốc

Câu 4: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết               B. Giá trị hàng hóa

C. Thời gian lao động cá biệt                              D. Thời gian lao động cá nhân

Câu 5: Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, mức độ cạnh tranh như thế nào ?

A. Cạnh tranh thì ít, độc quyền nhiều hơn         B. Chỉ có cạnh tranh không có độc quyền

C. Chỉ có độc quyền không có cạnh tranh        D. Vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền

Câu 6: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi :

A. Giá trị của hàng hóa

B. Thời gian lao động xã hội cần thiết

C. Giá trị sử dung của hàng hóa

D. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa

Câu 7: Trong nền kinh tế thị trường,  khái niệm cầu được hiểu  là tên gọi tắt của nhu cầu nào?

A. Nhu cầu có khả năng thanh toán                   B. Nhu cầu của mọi người

C. Nhu cầu nói chung                                           D. Hàng hóa mà người tiêu dùng cần

Câu 8: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?

A. Trở thành người chi phối thị trường             B. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác

C. Bán được nhiều hàng hóa nhất                                 D. Sản xuất được nhiều hàng hóa nhất

Câu 9: Cạnh tranh trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất ?

A. Trong lĩnh vực nghệ thuật                              B. Trong lĩnh vực chính trị

C. Trong lĩnh vực kinh tế                                     D. Trong lĩnh vực xã hội

Câu 10: Trường hợp nào người bán có nhiều lãi ?

A. Cung <  cầu                    B. Cung =  cầu            C. Mọi trường hợp đều có lãi           D. Cung >  cầu

Câu 11: Khi cung < cầu thì tất yếu điều gì xảy ra trên thị trường ?

A. Giá cả > giá trị hàng hóa                                B. Giá cả = giá trị hàng hóa

C. Nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất       D. Giá cả < giá trị hàng hóa

Câu 12: Khi giá cả hàng hóa tăng lên, các doang nghiệp mở rộng sản xuất. Đây là biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường          B. Cung – cầu tác động lẫn nhau

C. Giá cả trị trường ảnh hưởng đến cung – cầu D. Tất cả các các biểu hiện trên

Câu 13: Cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển khi nào ?

A. Khi quy luật giá trị xuất hiện                         B. Khi sản xuất hàng hóa xuất hiện

C. Khi lưu thông hàng hóa xuất hiện                 D. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện

Câu 14: Trong nền kinh tế hàng hóa,  người tiêu dùng muốn có giá trị sử dụng của hàng hóa thì trước hết phải thực hiện được điều gì?

A. Lao động cá biệt         B. Giá trị trao đổi     C. Giá trị xã hội                           D. Giá trị -

Câu 15: Để giúp cho các chủ thể kinh tế kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đúng kỷ cương. Nhà nước cần phải làm gì?

A. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả

B. Bù lỗ cho các doanh nghiệp bị thua lỗ

C. Quản lý các hoạt động của các chủ thể kinh tế

D. Để cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh

Câu 16: Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào ?

A. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị                     B. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị

C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán     D. Cung –  cầu, giá cả, tiền tệ

Câu 17: Hành động nào là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh ?

A. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác        B. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác

C. Giảm giá bán sản phẩm                                   D. Chèo kéo, tranh giành khách hàng

Câu 18: Mối quan hệ giữa số lượng cầu và giá cả hàng hóa là:

A. Tỉ lệ nghịch              B. Tỉ lệ thuận                C. Bằng nhau                           D. Ngược chiều

Câu 19: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?

A. Tăng năng suất lao động

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

C. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Câu 20: Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa …………

A. Được bày bán nhiều hay ít                              B. Không bán được

C. Giá bán                                                              D. Thay đổi mẫu mã

Câu 21: Quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện trên lĩnh vực nảo?

A. Lưu thông                    B. Sản xuất                C. Tiêu dùng                                   D. Phân phối-

Câu 22: Yếu tố nào quyết định số lượng cung hàng hóa ?

A. Khả năng sản xuất                                           B. Mức giá cả hàng hóa

C. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực       D. Các yếu tố sản xuất

Câu 23: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật giá trị                                                 B. Quy luật cạnh tranh

C. Quy luật lưu thông hàng hóa                          D. Quy luật cung – cầu

Câu 24: Biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa là gì ?

A. Trao đổi theo quan hệ cung – cầu                 B. Trao đổi theo nhu cầu

C. Trao đổi theo sự biến động của thị trường    D. Trao đổi theo theo nguyên tắc ngang giá

Câu 25: Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào khiến cho giá cả hàng hóa trở nên cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị?

A. Cung – cầu                                                        B. Độc quyền

C. Cạnh tranh và phân phối sản phẩm               D. Người mua, người bán

Câu 26: Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng chuộng dùng hàng ngoại. Để hạn chế xu hướng này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước cần phải làm gì?

A. Làm hàng nhái giống như của nước ngoài

B. Tích cực cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài giành ưu thế trên thị trường nội địa

C. Tìm cách ngăn chặn không cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta

D. Có những ưu đãi đặc biệt về giá cả

Câu 27: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật cạnh tranh                                         B. Quy luật lưu thông hàng hóa

C. Quy luật giá trị                                                 D. Quy luật cung – cầu

Câu 28: Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng ?

A. Giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

B. Thiếu tự tin khi tham gia mua bán trên thị trường

C. Không thiệt thòi khi bán hàng

D. Nhắc nhở người khác không thực hiện sai giá trị hàng hoá

Câu 29: Trên thị trường người tiêu dùng chịu ảnh hưởng như thế nào về quan hệ cung – cầu ?

A. Vừa có lợi, vừa thua thiệt       B. Thiệt thòi, bị ép giá       C. Không bị ảnh hưởng gì          D. Luôn có lợi

Câu 30: Xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu :

A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   <  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   >  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

C. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   =  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

D. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán         >=  Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong SX

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2B 3D 4B 5D 6B 7A 8B 9C 10A 11A 12C 13D 14D 15A 16C 17C 18A 19D 20B

21C 22B 23A 24D 25A 26B 27C 28A 29A 30C 31D 32D 33D 34C 35D 36C 37C 38B 39C 40B

4. Đề số 4

Chọn một phương án đúng nhất cho mỗi câu sau và điền vào khung trên:

Câu 1: Nội dung của quan hệ cung – cầu trên thị trường nhằm xác định:

A. Mức giá cả hàng hóa, dịch vụ                        B. Giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ

C. Giá trị hàng hóa                                               D. Số lượng hàng hóa lưu thông

Câu 2: ……………… là cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các tác động tích cực .

A. Cạnh tranh hoàn hảo                                       B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh lí tưởng                                          D. Cạnh tranh tích cực

Câu 3: Khi cung < cầu thì tất yếu điều gì xảy ra trên thị trường ?

A. Giá cả < giá trị hàng hóa                                B. Giá cả = giá trị hàng hóa

C. Nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất       D. Giá cả > giá trị hàng hóa

Câu 4: Hành động nào là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh ?

A. Giảm giá bán sản phẩm                                   B. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác

C. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác   D. Chèo kéo, tranh giành khách hàng

Câu 5: Để giúp cho các chủ thể kinh tế kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đúng kỷ cương. Nhà nước cần phải làm gì?

A. Quản lý các hoạt động của các chủ thể kinh tế

B. Để cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh

C. Bù lỗ cho các doanh nghiệp bị thua lỗ

D. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả

Câu 6: Số lượng cầu phụ thuộc vào yếu tố nào nhất ?

A. Thu nhập                                                           B. Mức giá cả hàng hóa

C. Sở thích người tiêu dùng                                D. Tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng

Câu 7: Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng chuộng dùng hàng ngoại. Để hạn chế xu hướng này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước cần phải làm gì?

A. Tích cực cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài giành ưu thế trên thị trường nội địa

B. Tìm cách ngăn chặn không cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta

C. Làm hàng nhái giống như của nước ngoài

D. Có những ưu đãi đặc biệt về giá cả

Câu 8: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật lưu thông hàng hóa                          B. Quy luật cung – cầu

C. Quy luật giá trị                                                 D. Quy luật cạnh tranh

Câu 9: Xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu :

A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   =  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   >  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

C. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải   <  Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX

D. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán          >=  Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong SX

Câu 10: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật lưu thông hàng hóa                          B. Quy luật cung – cầu

C. Quy luật giá trị                                                 D. Quy luật cạnh tranh

Câu 11: Quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện trên lĩnh vực nảo?

A. Lưu thông                    B. Tiêu dùng             C. Phân phối             -           D. Sản xuất

Câu 12: Ý kiến nào đúng khi nói về cạnh tranh ?

A. Nền kinh tế tự túc tự cấp có cạnh tranh                    B. Chỉ có sản xuất hàng hóa thì mới có cạnh tranh  

C. Nền kinh tế tập trung bao cấp có cạnh tranh            D. Ở nơi nào có sản xuất thì nơi có có cạnh tranh

Câu 13: Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng ?

A. Nhắc nhở người khác không thực hiện sai giá trị hàng hoá

B. Không thiệt thòi khi bán hàng

C. Giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

D. Thiếu tự tin khi tham gia mua bán trên thị trường

Câu 14: Yếu tố nào quyết định số lượng cung hàng hóa ?

A. Mức giá cả hàng hóa                                       B. Các yếu tố sản xuất

C. Khả năng sản xuất                                           D. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Câu 15: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?

A. Thời gian lao động cá biệt                              B. Thời gian lao động xã hội cần thiết

C. Thời gian lao động cá nhân                            D. Giá trị hàng hóa

Câu 16: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi :

A. Giá trị sử dung của hàng hóa       B. Thời gian lao động xã hội cần thiết

C. Giá trị của hàng hóa                        D. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa

Câu 17: Cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển khi nào ?

A. Khi quy luật giá trị xuất hiện                         B. Khi lưu thông hàng hóa xuất hiện

C. Khi sản xuất hàng hóa xuất hiện                   D. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện

Câu 18: Lưu thông tiền tệ do yếu tố nào quy định ?

A. Giá cả hàng hóa                                               B. Chất lượng sản phẩm

C. Lưu thông hàng hóa                                        D. Ngân hàng Nhà nước

Câu 19: Trong nền kinh tế thị trường,  khái niệm cầu được hiểu  là tên gọi tắt của nhu cầu nào?

A. Nhu cầu nói chung                                           B. Nhu cầu có khả năng thanh toán

C. Nhu cầu của mọi người                                   D. Hàng hóa mà người tiêu dùng cần

Câu 20: Mối quan hệ giữa số lượng cầu và giá cả hàng hóa là:

A. Bằng nhau                B. Tỉ lệ thuận                C. Ngược chiều               D. Tỉ lệ nghịch

Câu 21: Trong nền kinh tế hàng hóa,  người tiêu dùng muốn có giá trị sử dụng của hàng hóa thì trước hết phải thực hiện được điều gì?

A. Giá trị xã hội           B. Giá trị -                       C. Lao động cá biệt                   D. Giá trị trao đổi

Câu 22: Nam có thu nhập ổn định 9 triệu đồng/ tháng. Nam không có khả năng thanh toán nhu cầu nào ?

A. Đổi điên thoại đời mới                                    B. Mua xe gắn máy cho con đi học

C. Mua nhà ở xã hội                                             D. Mua ô tô đi làm

Câu 23: Khi năng suất lao động tăng lên gấp 3 lần thì lượng giá trị của hàng hóa như thế nào ?

A. Không thay đổi        B. Giảm xuống 1/2       C. Tăng lên gấp 3 lần       D. Giảm xuống 1/3

Câu 24: Cạnh tranh trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất ?

A. Trong lĩnh vực chính trị                                  B. Trong lĩnh vực xã hội

C. Trong lĩnh vực nghệ thuật                              D. Trong lĩnh vực kinh tế

Câu 25: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh ?

A. Hạ giá thành sản phẩm

B. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận--

C. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất

D. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng

Câu 26: Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?

A. Giá trị của hàng hóa                                        B. Thời gian lao động cá biệt

C. Nhu cầu của mọi người                                   D. Thời gian lao động xã hội cần thiết

Câu 27: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Kích thích sức sản xuất                                   B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước-       D. Làm cho môi trường bị suy thoái

Câu 28: Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, mức độ cạnh tranh như thế nào ?

A. Chỉ có cạnh tranh không có độc quyền        B. Cạnh tranh thì ít, độc quyền nhiều hơn

C. Vừa có cạnh tranh vừa có độc quyền            D. Chỉ có độc quyền không có cạnh tranh

Câu 29: Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa …………

A. Được bày bán nhiều hay ít                              B. Giá bán

C. Không bán được                                               D. Thay đổi mẫu mã

Câu 30: Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào ?

A. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị                     B. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán

C. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị                      D. Cung –  cầu, giá cả, tiền tệ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D 2D 3C 4B 5C 6C 7B 8A 9B 10B 11D 12C 13C 14A 15D 16D 17A 18D 19A 20D

21A 22D 23C 24A 25B 26C 27C 28D 29A 30B 31B 32D 33B 34D 35A 36B 37A 38C 39B 40C

5. Đề số 5

Chọn một phương án đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1: Cạnh tranh trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất ?

A. Trong lĩnh vực nghệ thuật                              B. Trong lĩnh vực chính trị

C. Trong lĩnh vực xã hội                                      D. Trong lĩnh vực kinh tế

Câu 2: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật cung – cầu                                        B. Quy luật cạnh tranh

C. Quy luật lưu thông hàng hóa                          D. Quy luật giá trị

Câu 3: Quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện trên lĩnh vực nảo?

A. Lưu thông                               B. Phân phối-                       C. Tiêu dùng                                    D. Sản xuất

Câu 4: Trường hợp nào người bán có nhiều lãi ?

A. Mọi trường hợp đều có lãi      B. Cung <  cầu                   C. Cung >  cầu                      D. Cung =  cầu

Câu 5: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi :

A. Giá trị sử dung của hàng hóa

B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết

D. Giá trị của hàng hóa

Câu 6: Ý kiến nào đúng khi nói về cạnh tranh ?

A. Nền kinh tế tự túc tự cấp có cạnh tranh                              B. Ở nơi nào có sản xuất thì nơi có có cạnh tranh

C. Chỉ có sản xuất hàng hóa thì mới có cạnh tranh    D. Nền kinh tế tập trung bao cấp có cạnh tranh

Câu 7: Trong nền kinh tế thị trường,  khái niệm cầu được hiểu  là tên gọi tắt của nhu cầu nào?

A. Nhu cầu của mọi người                                             B. Nhu cầu có khả năng thanh toán

C. Hàng hóa mà người tiêu dùng cần                           D. Nhu cầu nói chung

Câu 8: Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng chuộng dùng hàng ngoại. Để hạn chế xu hướng này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nước cần phải làm gì?

A. Tích cực cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài giành ưu thế trên thị trường nội địa

B. Tìm cách ngăn chặn không cho hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta

C. Làm hàng nhái giống như của nước ngoài

D. Có những ưu đãi đặc biệt về giá cả

Câu 9: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế                                   B. Làm cho môi trường bị suy thoái

C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước         -          D. Kích thích sức sản xuất

Câu 10: Nhà nước có trách nhiệm điều tiết cạnh tranh bằng cách thông qua các hình thức :

A. Nâng cao mức thuế thu nhập

B. Giáo dục, pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội thích hợp

C. Giáo dục tư tưởng cho các chủ thể kinh tế

D. Phổ biến pháp luật cho mọi người nắm được-

Câu 11: Yếu tố nào quyết định số lượng cung hàng hóa ?

A. Khả năng sản xuất                                           B. Các yếu tố sản xuất

C. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực       D. Mức giá cả hàng hóa

Câu 12: Mối quan hệ giữa số lượng cầu và giá cả hàng hóa là:

A. Ngược chiều             B. Tỉ lệ thuận                C. Tỉ lệ nghịch              D. Bằng nhau

Câu 13: Khi cung < cầu thì tất yếu điều gì xảy ra trên thị trường ?

A. Nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất       B. Giá cả < giá trị hàng hóa

C. Giá cả > giá trị hàng hóa                                D. Giá cả = giá trị hàng hóa

Câu 14: Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào khiến cho giá cả hàng hóa trở nên cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị?

A. Cung – cầu                                                        B. Người mua, người bán

C. Độc quyền                                                        D. Cạnh tranh và phân phối sản phẩm

Câu 15: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa ?

A. Quy luật cạnh tranh                                         B. Quy luật lưu thông hàng hóa

C. Quy luật cung – cầu                                        D. Quy luật giá trị

Câu 16: ……………… là cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các tác động tích cực .

A. Cạnh tranh tích cực                                          B. Cạnh tranh lí tưởng

C. Cạnh tranh hoàn hảo                                       D. Cạnh tranh lành mạnh

Câu 17: Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa …………

A. Không bán được                                               B. Giá bán

C. Thay đổi mẫu mã                                             D. Được bày bán nhiều hay ít

Câu 18: Nam có thu nhập ổn định 9 triệu đồng/ tháng. Nam không có khả năng thanh toán nhu cầu nào ?

A. Đổi điên thoại đời mới                                    B. Mua nhà ở xã hội

C. Mua xe gắn máy cho con đi học                    D. Mua ô tô đi làm

Câu 19: Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết               B. Nhu cầu của mọi người

C. Thời gian lao động cá biệt                              D. Giá trị của hàng hóa

Câu 20: Nội dung của quan hệ cung – cầu trên thị trường nhằm xác định :

A. Số lượng hàng hóa lưu thông                         B. Giá trị hàng hóa

C. Mức giá cả hàng hóa, dịch vụ                        D. Giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ

Câu 21: Biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa là gì ?

A. Trao đổi theo theo nguyên tắc ngang giá      B. Trao đổi theo sự biến động của thị trường

C. Trao đổi theo nhu cầu                                     D. Trao đổi theo quan hệ cung – cầu

Câu 22: Tiền giấy ra đời đầu tiên ở quốc gia nào ?

A. Anh                          B. Pháp                         C. Mỹ                           D. Trung Quốc

Câu 23: Trong nền kinh tế hàng hóa,  người tiêu dùng muốn có giá trị sử dụng của hàng hóa thì trước hết phải thực hiện được điều gì?

A. Lao động cá biệt         B. Giá trị xã hội        C. Giá trị                    D. Giá trị trao đổi-  

Câu 24: Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng ?

A. Giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

B. Không thiệt thòi khi bán hàng

C. Thiếu tự tin khi tham gia mua bán trên thị trường

D. Nhắc nhở người khác không thực hiện sai giá trị hàng hoá

Câu 25: Khi giá cả hàng hóa tăng lên, các doang nghiệp mở rộng sản xuất. Đây là biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

A. Tất cả các các biểu hiện trên                          B. Giá cả trị trường ảnh hưởng đến cung – cầu

C. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường          D. Cung – cầu tác động lẫn nhau

Câu 26: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?

A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

B. Tăng năng suất lao động

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Câu 27: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết               B. Thời gian lao động cá biệt

C. Giá trị hàng hóa                                               D. Thời gian lao động cá nhân

Câu 28: Số lượng cầu phụ thuộc vào yếu tố nào nhất ?

A. Mức giá cả hàng hóa                                       B. Tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng

C. Sở thích người tiêu dùng                                D. Thu nhập

Câu 29: Trên thị trường người tiêu dùng chịu ảnh hưởng như thế nào về quan hệ cung – cầu ?

A. Vừa có lợi, vừa thua thiệt                               B. Thiệt thòi, bị ép giá

C. Không bị ảnh hưởng gì                                   D. Luôn có lợi

Câu 30: Để giúp cho các chủ thể kinh tế kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đúng kỷ cương. Nhà nước cần phải làm gì?

A. Để cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh

B. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả

C. Quản lý các hoạt động của các chủ thể kinh tế

D. Bù lỗ cho các doanh nghiệp bị thua lỗ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2B 3D 4A 5D 6A 7A 8C 9A 10C 11B 12B 13C 14A 15D 16C 17D 18C 19B 20D

21B 22D 23A 24D 25B 26D 27D 28C 29C 30B 31A 32C 33D 34A 35B 36A 37C 38A 39B 40D

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Minh Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF