Tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập kiến thức, rèn luyện bộ môn GDCD chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới cũng như giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.
Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT ĐINH BỘ LĨNH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD 11 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn cao hơn giá trị B. Luôn ăn khớp với giá trị
C. Luôn thấp hơn giá trị D. Luôn xoay quanh giá trị
Câu 2: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 4 giờ. B. 3 giờ. C. 6 giờ. D. 5 giờ.
Câu 3: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật kinh tế
C. Quy luật giá trị D. Quy luật cung cầu.
Câu 4: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
A. Khi xã hội loài người xuất hiện.
B. Khi ngôn ngữ xuất hiện.
C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
D. Khi con người biết lao động.
Câu 5: Anh An trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện lưu thông. B. Phương tiện thanh toán.
C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện giao dịch.
Câu 6: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
A. Quá trình sản xuất. B. Sản xuất của cải vật chất.
C. Thỏa mãn nhu cầu. D. Sản xuất kinh tế
Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu có khả năng thanh toán. B. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của mọi người.
Câu 8: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Trung tâm. B. Cần thiết.
C. Quyết định. D. Quan trọng.
Câu 9: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị số lượng, chất lượng. B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. . Giá trị sử dụng của hàng hóa. D. . Giá trị trao đổi.
Câu 10: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?
A. . Người mua, người bán, tiền tệ. B. . Hàng hóa, người mua, người bán.
C. . Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. D. . Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 11: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. . Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.
B. . Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.
C. . Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
D. . Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.
Câu 12: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?
A. . Cung cầu tác động lẫn nhau B. . Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả
C. . Thị trường chi phối cung cầu D. . Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu
Câu 13: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. . Giá trịsử dụng. B. . Giá trị, giá trị trao đổi.
C. .Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng. D. . Giá trị, giá trị sử dụng.
Câu 14: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. . Tư liệu lao động. B. . Tài nguyên thiên nhiên
C. . Đối tượng lao động. D. . Công cụ lao động.
Câu 15: Đáp án nào dưới đây là chức năng của tiền tệ?
A. . Thước đo kinh tế. B. . Thước đo thị trường.
C. . Thước đo giá cả. D. . Thước đo giá trị.
Câu 16: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thong phải căn cứ vào đâu?
A. . Thời gian lao động cá biệt B. . Thời gian lao động xã hội cần thiết
C. . Thời gian cần thiết D. . Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 17: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. . Một đòn bẩy kinh tế. B. . Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
C. . Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá. D. . Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 18: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. . Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa B. . Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa
C. . Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa D. . Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa
Câu 19: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. . Thời gian lao động thực tế. B. . Thời gian lao động cá biệt.
C. . Thời gian lao động xã hội cần thiết. D. . Thời gian lao động của anh B.
Câu 20: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
A. . Phương tiện thanh toán. B. . Phương tiện mua bán.
C. . Phương tiện trao đổi. D. . Phương tiện giao dịch.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Phần đáp án trắc nghiệm:
1 |
D |
7 |
A |
13 |
D |
19 |
B |
2 |
A |
8 |
C |
14 |
C |
20 |
A |
3 |
C |
9 |
D |
15 |
D |
21 |
A |
4 |
C |
10 |
D |
16 |
B |
22 |
A |
5 |
A |
11 |
D |
17 |
B |
23 |
D |
6 |
B |
12 |
A |
18 |
C |
24 |
B |
Phần đáp án câu tự luận:
Câu 1:
Sản xuất của cải vật chất: Là quá trình Con người tác động vào tự nhiên để làm biến đổi các yếu tố tự nhiên tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu của con người. (0.5 điểm)
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
- Sức lao động (0.5 điểm)
+ Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần được con người sử dụng vào quá trình sản xuất.
+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình
- Khác nhau giữa sức lao động và lao động
+ Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động
+ Lao động là sự tiêu dùng sức lao động
- Đối tượng lao động (có 2 loại) (0.5 điểm)
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ loại qua tác động của lao động.
ĐTLĐ là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người
*Tư liệu lao động (chia lam 3 loại) (0.5 điểm)
+ Công cụ lao động
+ Hệ thống bình chứa
+ Kết cấu hạ tầng
TLLĐ là một vật hay hệ thống các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhàm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Câu 2:
- Cạnh tranh là: Là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. (0.5 điểm)
- Ví dụ: Tại phố X, có rất nhiều người cùng bán một mặt hàng A, giữa họ tất yếu có cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và theo đóa lợi nhuận nhiều hơn người khác. (0.5 điểm)
- Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh:
+ Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh diến ra đúng pháp luật gắn liền với các mặt tích cực sau:
- Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng xuất lao động tăng lên.
- Khai thác tốt các nguồn lực
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh (0.5 điểm)
+ Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, thường gắn với các mặt hạn chế sau.
- Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương
- Gây rối loạn thị trường (0.5 điểm)
2. Đề số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ông N. kinh doanh mặt hàng sắt thép xây dựng, thấy trên thị trường mặt hàng này đang khan hiếm, ông bỏ vốn ra gom hàng và đợi đến khi giá lên cao ông tung ra bán để có lợi nhuận cao. Việc làm trên của ông N thể hiện điều gì trong cạnh tranh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Giành giật khách hàng.
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không phải là điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa?
A. Có công dụng nhất định. B. Thông qua mua- bán.
C. Do lao động tạo ra. D. Có sẵn trong tự nhiên.
Câu 3: Là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là?
A. Tư liệu sản xuất. B. Đối tượng lao động.
C. Sức lao động. D. Công cụ lao động.
Câu 4: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là gì?
A. Quá trình sản xuất. B. Quá trình tồn tại.
C. Bản năng sống. D. Sản xuất của cải vật chất.
Câu 5: Lao động của con người là dạng hoạt động gì?
A. Hoạt động bản năng. B. Hoạt động có mục đích, có ý thức.
C. Hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. D. Hoạt động vô thức.
Câu 6: Yếu tố nào sau đây không phải phải tác động của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.
Câu 7: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn thấp hơn giá trị. B. Luôn khớp với giá trị.
C. Luôn cao hơn giá trị. D. Luôn xoay quanh giá trị.
Câu 8: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ.
A. Thông tin. B. Thước đo giá cả.
C. Thước đo giá trị. D. Thước đo kinh tế.
Câu 9: Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
A. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
B. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu mua bán của con người.
C. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.
D. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Câu 10: Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây?
A. Giá trị và giá trị sử dụng. B. Giá trị và giá trị tiêu dùng.
C. Giá trị tiêu dùng và giá trị thanh toán. D. Giá trị sử dụng và giá trị cất trữ.
Câu 11: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
A. Tổng giá cả> tổng giá trị. B. Tổng giá cả= tổng gí trị.
C. Tổng giá cả ≥ tổng giá trị. D. Tổng giá cả< tổng giá trị.
Câu 12: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Thúc đẩy. B. Quan trọng. C. Định hướng. D. Quyết định.
Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?
A. Do điều kiện sản xuất của các chủ sở hữu khác nhau.
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
C. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có nhiều lợi ích khác nhau.
D. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu cùng sản xuất một loại mặt hàng.
Câu 14: Ý nào sao đậy là tác động hạn chế của quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
B. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.
C. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Điều tiết sản xút và lưu thông hàng hóa.
Câu 15: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, " cạnh tranh" được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Cạnh tranh văn hóa. B. Cạnh tranh công nghệ.
C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh kinh tế.
Câu 16: Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa được gọi là gì?
A. Giá trị của hàng hóa. B. Giá trị thặng dư của hàng hóa.
C. Giá trị trao đổi của hàng hóa. D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 17: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản và lưu thông căn cứ vào đâu?
A. Thời gian loa động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
B. Giá cả của hàng hóa trên thị trường.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Thời gian lao động các biệt để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 18: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
B. sức lao động,đối tượng lao động, công cụ lao động.
C. sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.
D. sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất.
Câu 19: Chị A làm một chiếc áo mất hết 6 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm chiếc áo là 7 giờ. Vậy chị A bán chiếc áo với giá cả tương ứng với bao nhiêu giờ?
A. 8 giờ. B. 5 giờ. C. 7 giờ. D. 6 giờ.
Câu 20: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò gì đối với sự tồn tại của xã hội?
A. Là điều kiện. B. Là đòn bẩy. C. Là động lực. D. Là cơ sở.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 |
A |
7 |
D |
13 |
B |
19 |
C |
2 |
D |
8 |
C |
14 |
B |
20 |
D |
3 |
C |
9 |
D |
15 |
D |
21 |
D |
4 |
D |
10 |
A |
16 |
A |
22 |
B |
5 |
B |
11 |
B |
17 |
A |
23 |
C |
6 |
D |
12 |
D |
18 |
C |
24 |
D |
Phần đáp án câu tự luận:
Câu 1
* Khái niệm hàng hóa, điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa và các loại hàng hóa.
- Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
+ Do lao động tạo ra.
+ Có công dụng nhất định.
+ Khi tiêu dùng phải thông qua mua bán.
- Khái niệm: Hàng hóa là sản phảm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Các loại hàng hóa
+ Hàng hóa vật thể.
+ Hàng hóaphi vật thể.
* Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa và sự phát triển của các hình thái giá trị.
- Bản chất
+ Tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt.
+ Được tách ra làm vật ngang giá chung ,thể hiện giá trị chung cho các loại hàng hóa.
+ Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 2
VD: Biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất.
+ Người sản xuất 1: Sản xuất 1sản phẩm = 10 giờ
+ Người sản xuất 2: Sản xuất 1sản phẩm = 8 giờ
+ Người sản xuất 3: Sản xuất 1sản phẩm = 12 giờ
Trong đó TGLĐXHCT là 10 giờ.
* Nhận xét:
- Trường hợp 1: TGLĐCB = TGLĐXHCT (thực hiện đúng quy luật giá trị)
- Trường hợp 2: TGLĐCB < TGLĐXHCT (thực hiện tốt quy luật giá trị)
- Trường hợp 3: TGLĐCB > TGLĐXHCT (vi phạm quy luật giá trị)
3. Đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM (28 câu)
Chọn đáp án đúng nhất bằng cách tô vào ô trả lời trong giấy làm bài:
Câu 1. Trong kinh tế hàng hoá, việc sản xuất ra sản phẩm là để
A. thoả mãn nhu cầu của người sản xuất. C. tiêu dùng.
B. đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. D. trao đổi, mua bán.
Câu 2. Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra
A. giá trị xã hội của hàng hoá. C. giá trị cá biệt của hàng hoá.
B. giá trị lịch sử của hàng hoá. D. giá trị thực tiễn hàng hoá.
Câu 3. Hàng hoá có hai thuộc tính, đó là
A. giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
B. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của hàng hoá.
C. giá trị và giá trị trao đổi của hàng hoá.
D. giá trị lịch sử và giá trị hiện tại của hàng hoá.
Câu 4. Đâu không phải là chức năng của tiền tệ?
A. Phương tiện cất trữ. C. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện hoạch toán. D. Phương tiện lưu thông.
Câu 5. Sức lao động của con người là
A. toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
B. hoạt động có mục đích, có ý thức của con người trong quá trình lao động.
C. sự tiêu dùng sức lao động trong thực tế.
D. sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất.
Câu 6. Trên trị trường mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán và người mua nhằm mục đích
A. xác định nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
B. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
C. xác định số lượng hàng hoá cần thiết đáp ứng cho người tiêu dùng.
D. trao đổi thông tin với nhau.
Câu 7. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm
A. sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
B. sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động.
C. đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất.
D. tư liệu lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động.
Câu 8. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng nào dưới đây?
A. Giảm phát. C. Lạm phát.
B. Thiểu phát. D. Giá trị của tiền tăng lên.
Câu 9. Hoạt động trung tâm, cơ bản nhất của xã hội loài người
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. C. Hoạt động chính trị- xã hội.
B. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Hoạt động thương mại.
Câu 10.Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định
A. sức mua của đồng tiền. C. sự cạnh tranh trong trao đổi, mua bán.
B. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. D. sự cung ứng hàng hóa trên thị trường.
Câu 11.Cơ sở sản xuất tư nhân anh N làm giày, dép để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua lại nguyên liệu để tái sản xuất nhằm mở rộng sản xuất, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Theo em, trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau?
A. Phương tiện thanh toán. C. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện cất trữ. D. Thước đo giá trị.
Câu 12.Khẳng định nào dưới đây thể hiện vai trò của sản xuất của cải vật chất?
A. Là cơ sở tồn tại, phát triển và quyết định mọi hoạt động của xã hội.
B. Làm cho kinh tế gia đình ngày càng phát triển.
C. Là cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội.
D. Tạo dựng hạnh phúc gia đình nhờ có nhiều của cải vật chất.
Câu 13.Trong vụ hè thu vừa qua, mẹ M bán lúa thu được số tiền 20 triệu đồng, sau khi chi tiêu một số thứ còn 10 triệu, mẹ M tính chuyện cất trữ khi nào cần đưa ra dùng nhưng đang phân vân chưa biết cất loại tiền tệ nào cho phù hợp để phòng khi đau ốm đưa ra dùng. Nếu em là mẹ M, em sẽ chọn cách cất trữ nào dưới đây?
A. Dùng tiền giấy cất vào két sắt của gia đình. C. Dùng tiền mua vàng để cất trữ.
B. Gửi tiền giấy vào ngân hàng cho yên tâm. D. Cho người khác mượn số tiền đó.
Câu 14.Để phát triển bền vững đất nước, theo em cần phải gắn với yếu tố nào dưới đây?
A. Hội nhập kinh tế quốc tế. C. Tìm thị trường đầu tư.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng. D. Bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 15. Cha mẹ N đã trả cho công ty địa ốc 500 triệu đồng để mua căn hộ cho gia đình ở. Trong trường hợp này chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị. C. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 16.Phát triển kinh tế là
A. tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và an sinh xã hội.
B. tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
C. tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và tăng về số lượng, chất lượng.
D. có chính sách phù hợp để tăng và chuyển dịch cơ cấu một cách phù hợp.
Câu 17.Khi bàn về đối tượng lao động của quá trình sản xuất các bạn N, M, H, T đã có những ý kiến khác nhau. Qua kiến thức đã học, em chọn phương án nào trong 4 phương án của các bạn dưới đây?
A. Bạn N: Tất cả yếu tố tự nhiên tồn tại xung quang chúng ta đều là đối tượng lao động.
B. Bạn M: Những yếu tố tự nhiên có sẵn cho con người.
C. Bạn H: Đối tượng lao động là những yếu tố tự nhiên mà lao động con người tác động vào.
D. Bạn T: Đối tượng lao động là tư liệu cần cho quá trình sản xuất mà bất cứ ai cũng cần phải có.
Câu 18. P hỏi R, sau khi học xong phần 1 bài 2 sách giáo khoa GDCD 11, theo bạn, để một sản phẩm trở thành hàng hóa thì cần phải đủ những điều kiện nào dưới đây?
A. Do lao động của con người tạo ra để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình.
B. Sản phẩm đó làm thỏa mãn nhu cầu của mọi người tiêu dùng nên được trao đổi, mua bán.
C. Thông qua sự trao đổi giữa người mua và người bán diễn ra trên thị trường.
D. Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định và thông qua trao đổi, mua bán.
Câu 19.Là một người tiêu dùng, người mua hàng hóa trên thị trường, bản thân em thường quan tâm (Chú ý) đến thuộc tính nào của hàng hóa?
A. Giá trị của hàng hóa. C. Giá cả hàng hóa.
B. Giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Giá trị trao đổi của hàng hóa.
Câu 20.Ngày 28/08/2017 khi đi học về, K khoe với cha là con vừa được học ý nghĩa của việc phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội trong môn Giáo dục Công dân. Sau một hồi nói chuyện, cha hỏi con. Vậy, theo con trai việc phát triển kinh tế gia đình mình có ý nghĩa gì đối với con?
A. Phát triển kinh tế giúp con có thêm thu nhập và phúc lợi cho con.
B. Củng cố niềm tin của con với người khác trong cuộc sống.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cho con.
D. Tạo cơ sở quan trọng cho con để xây dựng gia đình chuẩn mực, văn hóa.
Câu 21.Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào
A. môi trường xung quanh tạo ra các sản phẩm phù hợp nhu cầu.
B. sự tồn tại và phát triển liên tục của xã hội, con người tác động vào thiên nhiên.
C. thiên nhiên của công cụ sản xuất cho ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của mình.
D. tự nhiên, biến đổi yếu tố tự nhiên thành sản phẩm phù hợp nhu cầu của mình.
Câu 22.Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và thông qua
A. trao tặng. C. trao tặng, mua bán.
B. trao đổi, mua bán. D. trao đổi, trưng mua hàng hóa.
Câu 23.Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên
A. công cụ lao động. C. đối tượng lao động.
B. công cụ sản xuất. D. vật dụng lao động.
Câu 24.Biểu hiện của giá trị hàng hóa là
A. thỏa mãn nhu cầu. C. giá trị trao đổi.
B. thu nhiều tiền lãi. D. sức mua của đồng tiền.
Câu 25.Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, theo em yếu tố nào dưới đây là quan trọng và quyết định nhất?
A. Tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động. D. Công cụ lao động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
1D 2A 3A 4B 5A 6B 7A 8C 9A 10B 11C 12A 13C 14D 15D 16B 17C 18D 19B 20C 21D 22B 23C 24C 25B 26A 27A 28D
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Ý |
Nội dung kiến thức |
Điểm |
1 (0,5 điểm) |
Nội dung quy luật giá trị là sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. |
0,5 |
2 (1,5 điểm) |
- Biểu hiện của quy luật giá trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đối với một hàng hoá và đối với tổng hàng hoá + Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra từng hàng hóa đó và tổng thừi gian lao động cá biệt bằng với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. + Trong lưu thông: Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
. Đối với 1 hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa, hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết . Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. |
1,5
0,75
0,75 |
3 (1 điểm) |
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận; - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu; - Đổi mới khoa học, kỹ thuật – công nghệ; - Thực hành tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa. |
1
|
4. Đề số 4
I. TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)
Câu 1: Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa được gọi là gì?
A. Giá trị trao đổi của hàng hóa. B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Giá trị thặng dư của hàng hóa. D. Giá trị của hàng hóa.
Câu 2: Ông N. Kinh doanh mặt hàng sắt thép xây dựng, thấy trên thị trường mặt hàng này đang khan hiếm, ông bỏ vốn ra gom hàng và đợi đến khi giá lên cao ông tung ra bán để có lợi nhuận cao. Việc làm trên của ông N thể hiện điều gì trong cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. Giành giật khách hàng. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 3: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nào?
A. Là đối tượng để con người tồn tại. B. Là đối tượng mua- bán.
C. Là đối tượng sử dụng. D. Là đối tượng thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người.
Câu 4: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
A. Tổng giá cả< tổng giá trị. B. Tổng giá cả> tổng giá trị.
C. Tổng giá cả= tổng giá trị. D. Tổng giá cả ≥ tổng giá trị.
Câu 5: Khái niệm cầu được gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu của người bán. B. Nhu cầu của người mua.
C. Nhu cầu của người sản xuất. D. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
Câu 6: Khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung- cầu?
A. Cung- cầu tác động lẫn nhau. B. Thị trường chi phối cung- cầu.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu. D. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Câu 7: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn cao hơn giá trị. B. Luôn khớp với giá trị.
C. Luôn thấp hơn giá trị. D. Luôn xoay quanh giá trị.
Câu 8: Là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là?
A. Công cụ lao động. B. Sức lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Tư liệu sản xuất.
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, " Cạnh tranh" được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Cạnh tranh kinh tế. B. Cạnh tranh văn hóa.
C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh công nghệ.
Câu 10: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
A. Vì sức lao động có tính sáng tạo.
B. Vì sức lao động luôn có sẵn.
C. Vì sức lao động chỉ có ở con người.
D. Vì sức lao động là yếu tố để phân biệt con người với con vật.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây không phải phải tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
C. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.
D. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 12: hợp nào dưới đây gọi là cầu?
A. Bà G mua một mảnh đất nhưng còn nợ lại một khoản tiền.
B. Chị N mua một chiếc ô tô nhưng chưa đủ tiền phải vay ngân hàng.
C. Ông M mua một chiếc xe máy đã trả hết tiền.
D. Ông T muốn mua một cái nhà nhưng chưa đủ tiền.
Câu 13: Yếu tố nào dưới đây không phải là điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa?
A. Do lao động tạo ra. B. Có sẵn trong tự nhiên.
C. Có công dụng nhất định. D. Thông qua mua- bán.
Câu 14: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là gì?
A. Quá trình tồn tại. B. Sản xuất của cải vật chất.
C. Quá trình sản xuất. D. Bản năng sống.
Câu 15: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Quan trọng. B. Định hướng. C. Quyết định. D. Thúc đẩy.
Câu 16: Ý nào sau đây không phải là nội dung cốt lõi của cạnh tranh?
A. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh. B. Mục đích của cạnh tranh.
C. Điều kiện sản xuất. D. Tính chất của cạnh tranh.
Câu 17: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá rình sản và lưu thông căn cứ vào đâu?
A. Thời gian lao động các biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Giá cả của hàng hóa trên thị trường.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Thời gian loa động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 18: Chị A làm một chiếc áo mất hết 6 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm chiếc áo là 7 giờ. Vậy chị A bán chiếc áo với giá cả tương ứng với bao nhiêu giờ?
A. 6 giờ. B. 8 giờ. C. 5 giờ. D. 7 giờ.
Câu 19: Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?
A. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
B. Do điều kiện sản xuất của các chủ sở hữu khác nhau.
C. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có nhiều lợi ích khác nhau.
D. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu cùng sản xuất một loại mặt hàng.
Câu 20: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò gì đối với sự tồn tại của xã hội?
A. Là động lực. B. Là điều kiện. C. Là đòn bẩy. D. Là cơ sở.
Câu 21: Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
A. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu mua bán của con người.
B. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
C. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
D. Là công dụng của sản r phẩm để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.
Câu 22: Sản phẩm nào dưới đây là hàng hóa?
A. Người nông dân trồng rau để ăn. B. Người nông dân trồng lúa gạo để ăn.
C. Người nông dân trồng rau để bán. D. Người nông dân nuôi gà để ăn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 |
D |
7 |
D |
13 |
B |
19 |
A |
2 |
B |
8 |
B |
14 |
B |
20 |
D |
3 |
B |
9 |
A |
15 |
C |
21 |
B |
4 |
C |
10 |
A |
16 |
C |
22 |
C |
5 |
D |
11 |
C |
17 |
D |
23 |
A |
6 |
A |
12 |
C |
18 |
D |
24 |
B |
II/ Phần tự luận
Câu 1. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Sức lao động
- Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần được con người sử dụng vào quá trình sản xuất.
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình
- Khác nhau giữa sức lao động và lao động
+ Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động
+ Lao động là sự tiêu dùng sức lao động
Đối tượng lao động
- ĐTLĐ có sẵn trong tự nhiên
- ĐTLĐ qua tác động của lao động
- ĐTLĐ là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người
Tư liệu lao động
- TLLĐ chia lam 3 loại
+ Công cụ lao động
+ Hệ thống bình chứa
+ Kết cấu hạ tầng
Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Đối với cá nhân
+ Có việc làm từ đó có thu nhập, nhu cầu vật chất và tinh thần tăng
+ Được học tập, chăm sóc sức khỏe từ đó tuổi thọ tăng…
- Đối với gia đình
+ Gia đình hạnh phúc từ đó được chăm sóc, giáo dục, gia đình văn hóa…
+ Thực hiện được các chức năng kinh tế, sinh sản…
- Đối với xã hội
+ Thu nhập quốc dân tăng từ đó chất lượng cuộc sống tăng, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển
+ Chính sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại được đảm bảo.
Câu 2. Tác động của quy luật giá trị.
* Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Giá cả > giá trị thì bán chạy có lãi thì tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng sản xuất.
- Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không sản xuất hoặc chuyển sang nghề khác
- Giá cả = giá trị vẫn tiếp tục sản xuất
Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có gía cả thấp đến nơi có giá cao từ đó cân bằng hàng hóa giữa các vùng.
* Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
Năng suất lao động tăng thì lợi nhuận tăngtừ đó cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
* Phân hoá giầu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
- Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật => Người đó phát tài, giàu có
- Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá sản…=>nghèo đi.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn GDCD 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.