YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nhân Hòa

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 6 năm 2021 Trường THCS Nhân Hòa. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NHÂN HÒA

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I : Trắc nghiệm

Câu 1: Hai phát minh lớn góp phần tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của con người thời kì Phùng Nguyên _Hoa Lộc là gì ?

a:Làm đồ gốm và đúc đồng

b:Kĩ thuật mài đá và luyện kim

c: Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước

d:Trồng trọt và chăn nuôi

Câu 2 :Đầu thế kỉ II trước công nguyên các bộ lạc sống ở...........................đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao , đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ

a:Phùng Nguyên                                            

b:Đông Sơn

c:Sông Hồng                                                  

d:Sa Huỳnh

Câu 3:Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt cổ là gì ?

a:Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp

b:Đồ gốm và nghề dệt vải

c:Lao động nam và nữ khác nhau

d:a và c đúng

Câu 4:Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang ?

a:Xã hội phân chia giàu nghèo .Mở rộng giao lưu và tự vệ .

b:Sản xuất phát triển ,cuộc sống định cư , làng chạ được mở rộng

c:Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn

d:Cả ba câu trên đúng

Câu 5: Nghề chính của cư dân Văn Lang lúc bấy giờ là gì ?

a: Săn bắt thú rừng                                          

b: Trồng lúa nước

c:Đúc đồng                                                      

d:Làm đồ gốm

Câu 6:Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?

a: Thế kỉ VII TCN                                                 

b:Thế kỉ VI TCN

c: Thế kỉ V  TCN                                                   

d:Thế kỉ IV TCN

Câu 7:Nghề thủ công nào phát triển nhất thời Văn Lang ?

a:Nghề làm đồ gốm                                     

b:Nghề dệt vải , lụa

c:Nghề luyện kim (đúc đồng )                    

d:Nghề xây nhà , đóng thuyền

Câu 8:Tín ngưỡng chủ yếu của cư dân Văn Lang là gì ?

a: Thờ cúng tổ tiên                                    

b:Thờ thần mặt trời

c:Sùng bái tự nhiên                                  

d:Thờ thần núi ,thần sông

Phần II: Tự luận(8 điểm )

Câu 1:Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc ?So sánh sự giống và khác nhau của tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ?

Câu 2: Vai trò của Thục Phán trong việc xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước Âu Lạc ?

Câu 3:Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I :Trắc nghiệm 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

   c

    c

    c

     d

      b

      a

     c

    c

Phần II: Tự luận

Câu 1: - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc 

- So sánh :

- Giống nhauTổ chức bộ máy nhà nước :từ trung ương đến địa phương (đứng đầu là vua -sau vua là các Lạc Hầu và Lạc Tướng -cuối cùng là các Bồ chính cai quản các chiềng ,các c

-  Khác nhau:

Nhà nước Văn Lang không có quân đội và pháp luật    

- Nhà nước Âu Lạc tổ chức quân đội chặt chẽ, có bộ binh và thuỷ binh được trang bị giáo mác

Câu 2: Vai trò của Thục Phán 

-Lãnh đạo cư dân Tây Âu và Lạc Việt đánh tan quân xâm lược Tần

-Lập ra nước Âu Lạc ,tổ chức bộ máy nhà nước ,chăm lo tới đời sống của cư dân

-Xây dựng thành Cổ Loa ,quân đội phong thủ đất nước

-Lãnh đạo cư dân Âu Lạc đánh đuổi quân xâm lược Triệu Đà

Câu 3:

-Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Văn Lang (1đ)

+) Vua không chăm lo tớí cuốc sống của dân ,chỉ lo ăn chơi sa đoạ

+) Quân Tần sang xâm lược

- Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc (2đ)

+) Triệu Đà sang xâm lược bị thất bại ,nên đã dùng thủ đoạn “cầu hoà và chia rẽ nội bộ nhà nước ’’

+) An Dương Vương chủ quan không lường trước thế giặc , không phát huy được sức mạnh của toàn dân

+) Các tướng giỏi phải bỏ về quê

ĐỀ SỐ 2

I.Phần trắc nghiệm ( 4 điểm)

Câu 1 ( 1 điểm) Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời em cho là đúng 

Trưng trắc được suy tôn lên làm vua  lấy hiệu là gì ?

A. Hai Bà Trưng

B. Trưng Trắc

C. Trưng vương

Câu 2. Ngoài đàn áp bóc lột thuế má, bắt dân ta cống nạp, phong kiến Trung Quốc còn thực hiện những chính sách gì ?

A.Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.

B. Đồng hóa  dân ta

C. Bắt dân ta sang Trung Quốc làm nô lệ

Câu 3. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ .... để hoàn chỉnh câu dưới đây về văn hóa Chăm – pa. Người Chăm có tục................. người chết, bỏ tro vào bình vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở ..................... và cũng có thói quên ăn trầu cau.

Câu 4. Tên gọi nước ta khi nhà Hán đô hộ là gì?

A. Giao Châu

B. An Nam đô hộ phủ

C. Châu Giao

D. Tách Châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc)và Giao Châu ( Âu lạc cũ)

I. Phần tự luận

Câu 1. Hãy tường thuật diễn biến trận đánh của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.

Câu 2. Nêu những nét chính về Kinh tế, văn hóa xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc ?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Điền vào chỗ trống các mốc thời gian, hoặc tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cho phù hợp.

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa

40

………………………………

…………………………………

…………

Bà Triệu

…………………………………

…………

………………………………

Lí Bí

…………

Mai Thúc Loan

…………………………………

776-791

………………………………

…………………………………

Câu 2: Tên nước Vạn Xuân do ai đặt ?

- Ý nghĩa của tên nước Vạn Xuân:

Câu 3: Quan sát sơ đồ dưới đây, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI ?

Thời Văn Lang - Âu Lạc

Thời kỳ bị đô hộ

Vua

Quan lại đô hộ

Quí tộc

Hào trưởng việt

Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

Nô tì

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1. Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng là:

A. Thuộc dòng dõi các vua Hùng.                 

B. Thuộc dòng dõi An Dương Vương.

C. Thuộc dòng dõi Triệu Đà.                         

D. Thuộc dòng dõi vua Hán.

2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành được thắng lợi hoàn toàn và nhanh chóng là do:

A. Tinh thần yêu nước và đoàn kết của nghĩa quân.

B. Được nhân dân ủng hộ.

C. Tài chỉ huy của Hai Bà Trưng.

D. Cả ba đều đúng.

3. Mặc dù chính quyền đô hộ âm mưu đồng hóa dân tộc ta, song nhân dân ta:

A. Vẫn sử dụng tiếng nói riêng của tổ tiên mình.

B. Vẫn sinh hoạt và giữ những phong tục cổ truyền dân tộc.

C. Tiếp thu những cái hay, cái đẹp của văn hóa Hán là phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

4. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra vào năm nào?

A. Năm 40.                

B. Năm 111 TCN.                  

C. Năm 248.               

D. Năm 42.

5. Những đạo nào du nhập vào nước ta dưới thời nhà Hán cai trị:

A. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

C. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo.

D. Nho giáo, Đạo giáo, Bà la môn giáo.

6. Lý Nam Đế đặt tên nước là gì?

A. Văn Lang.             

B. Vạn Xuân.                         

C. Đại Nam.               

D. Đại Việt.

7. Dạ Trạch Vương là tên nhân dân gọi ai?

A. Lý Nam Đế.                                                          

B. Lý Phật Tử.

C. Triệu Quang Phục.                                    

C. Lý Thiên Bảo.

8. Chữ viết của người Chăm bắt nguồn thuộc loại chữ nào?

A. Chữ Ả Rập.                       

B. Chữ Hán.                           

C. Chữ Phạn.             

D. Chữ Nôm.

9. Nhà Đường đổi Giao Châu tên mới là gì?

A. An Nam đô hộ phủ.                                              

B. Giao Chỉ.

C. Tượng Lâm.                                                          

D. Phong Châu.

10. Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?

A. Tự xưng Tiết Độ sứ, xây dựng nền tự chủ.

B. Lên ngôi vua, xây dựng chế độ phong kiến.

C. Lên ngôi hoàng đế đem quân sang đánh quân Nam Hán.

D. Tự mình sang chầu vua Nam Hán để xin thần phục.

11. Điền các sự kiện lịch sử ứng với thời gian đã nêu trong bảng sau cho đúng:

THỜI GIAN

SỰ KIỆN

1. Năm 40

A.

2. Năm 544

B.

3. Năm 722

C.

4. Năm 905

D.

II. PHẦN TỰ LUẬN : 

Câu 1:  Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? (2đ)

Câu 2: Em hãy tóm tắt diễn biến chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Quan sát sơ đồ dưới đây, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI? (Học sinh không phải vẽ lại sơ đồ mà trả lời thẳng luôn vào bài làm).

Thời Văn Lang - Âu Lạc

Thời kỳ bị đô hộ

Vua

Quan lại đô hộ

Quí tộc

Hào trưởng việt

Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

Nô tì

Câu 2: Điền vào chỗ trống các mốc thời gian và tên cuộc khởi nghĩa cho phù hợp. (Học sinh kẻ lại bảng này vào bài làm và điền vào chỗ trống)

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

40

 

 

Bà Triệu

542 - 602

 

 

Mai Thúc Loan

776 - 791

 

Câu 3: Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nhân Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF