Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì năm 2020 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Tri Phương có đáp án, được HOC247 biên tập và tổng hợp để giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRI PHƯƠNG |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. có tốc độ trung bình lớn hơn.
C. nở ra lớn hơn.
D. liên kết lại với nhau.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.
Câu 3: Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
D. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ.
Câu 4: Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?
A. Nhiệt độ khí giảm.
B. Áp suất khí giảm.
C. Áp suất khí tăng.
D. Khối lượng khí tăng.
Câu 5: Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?
A. p/T=const B.p/V=const
C. V/T=const D.p1/V1=p3/V3
Câu 6: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí
A. không đổi. B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 7: Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:
A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt
B. Định luật Sác-lơ
C. Định luật Gay Luy-xác
D. Cả ba định luật trên.
Câu 8: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng Δp = 40 kPA. Áp suất ban đầu của khí là:
A. 50kPa B. 80 kPa
C. 60 kPa D. 90 kPa
Câu 9: Trên hệ trục tọa độ OpT, một khối lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như hình vẽ. Hãy so sánh các thông số của hai trạng thái của khối khí đó. Chọn đáp án đúng.
A. p2 > p1; T2 > T1 và V2 > V1.
B. p2 > p1; T1 > T2 và V1 > V2.
C. p2 > p1; T2 > T1 và V2 = V1.
D. p1 > p2; T2 = T1 và V1 > V2.
Câu 10: Nén 24 lít khí ở nhiệt độ 27oC cho thể tích của nó chỉ còn là 8 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 77oC. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?
A. 4 lần B. 2,3 lần
C. 3,5 lần D. 5 lần
II. TỰ LUẬN
Câu 1 :
Một thang máy có khối lượng 1,5 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 120m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g=9,8m/s2. Tìm thế năng của thang máy ở tầng cao nhất.
Câu 2:
Một hệ gồm hai vật có khối lượng và độ lớn vận tốc lần lượt là m1=2kg, v1=3m/s và
m2=1kg, v2=6m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp:
a) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau góc α=600
b) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau góc α=1200
ĐÁP ÁN
1. B |
2. B |
3. B |
4. C |
5. B |
6. D |
7. D |
8. B |
9. A |
10. C |
Câu 1:
Chọn gốc thế năng tại tầng 10.
Khoảng cách từ tầng cao nhất đến gốc thế năng là: z=120−40=80m
Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:
Wt=mgz=1,5.1000.9,8.80=1176000J=1176kJ
Chọn A.
Câu 2:
a) 63kg.m/s
b) 6kg.m/s
--(Hết đề số 1)--
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tìm phát biểu sai khi nói về nội năng của vật
A. số đo thể hiện nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng
B. nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
C. nội năng là tổng động năng và thế năng của vật
D. nội năng có đơn vị là jun (J)
Câu 2. Cho hai vật A và B tiếp xúc với nhau. Nhiệt chắc chắn không thể truyền từ A sang B nếu
A. khả năng thực hiện công của vật A lớn hơn vật B
B. nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B
C. nhiệt độ của A nhỏ hơn nhiệt độ của vật B
D. nhiệt lượng của vật A lớn hơn nhiệt lượng của vật B
Câu 3. Khi hệ nhận nhiệt và nhận công thì nội năng của hệ
A. không đổi
B. giảm
C. tăng
D. chưa đủ điều kiện để kết luận
Câu 4. Một khối khí thực hiện công và có nội năng tăng. Chọn phát biểu đúng
A. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ tăng
B. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
C. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ giảm
D. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
Câu 5. Trong quá trình biến đổi đẳng tích, nếu nội năng của hệ giảm thì hệ
A. nhận công và nhận nhiệt
B. nhận nhiệt và thực hiện công
C. nhận nhiệt và nhận công
D. truyền nhiệt, không thực hiện công
Câu 6. Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí và thấy nội năng của khối khí giảm 40J. Khối khí đã
A. nhận một nhiệt lượng là 60 J
B. nhận một nhiệt lượng là 140 J
C. tỏa một nhiệt lượng là 60 J
D. tỏa một nhiệt lượng là 140 J
...
-( Để xem nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để tải về)-
3. ĐỀ SỐ 3
A – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1. Đơn vị của động năng là:
A. N. B. J
C. m. D. m/s.
Câu 2. Véc tơ động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức
A. vecto p=m.v
B. p=m.v
C. p=m.a
D. p=m.a
Câu 3. Chọn phát biểu sai về động năng.
A. Động năng là một đại lượng vô hướng
B. Động năng luôn luôn dương
C. Động năng có tính tương đối
D. Động năng tỉ lệ nghịch với vận tốc
Câu 4. Tập hợp 3 thông số trạng thái nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.
A. Áp suất, thể tích, khối lượng.
B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. Thể tích, khối lượng, áp suất.
D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 5. Khi vận tốc của một vật giảm hai lần, thì
A. gia tốc của vật tăng gấp hai.
B. động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. động năng của vật giảm bốn lần.
D. thế năng của vật tăng gấp hai.
Câu 6. Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của
A. Trọng lực tác dụng lên vật đó
B. Lực phát động tác dụng lên vật đó
C. Lực cản tác dụng lên vật đó
D. Hợp lực tác dụng lên vật đó
...
-( Để xem nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để tải về)-
4. ĐỀ SỐ 4
I – TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Biểu thức nào không phải là công suất:
A. F.s B. A/t
C. F.s/t D. F.V
Câu 2: Một gàu nước có khối lượng 20kg được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong thời gian 1 phút 4 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 100W B. 10W
C. 1W D. 30W
Câu 3: Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc v=72km/h. Công suất của động cơ là P = 60kW. Lực phát động của động cơ là:
A. 3000N B. 2800N
C. 3200N D. 2500N
Câu 4: Một thang máy có khối lượng m = 3 tấn đi lên với gia tốc a=1m/s2. Trong thời gian 4 giây đầu tiên công suất của thang máy là: (cho g=10m/s2).
A. 33kW B. 66kW
C. 5,5kW D. 45kW
Câu 5: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 2 tấn làm cho vật chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng lên cao 12,5m với gia tốc 1m/s2. Lấy g=10m/s2. Hãy tính công mà cần cầu thực hiện và công suất trung bình của cần cẩu ấy.
A. 275000J; 55kW
B. 35000J; 50kW
C. 4500J; 60W
D. 300000J; 65kW
Câu 6: Một ô tô đang leo dốc, nếu công suất của động cơ không đổi thì vận tốc của ô tô sẽ giảm đi vì:
A. Để lực kéo tăng.
B. Để lực kéo giảm.
C. Để lực kéo không đổi.
D. Để động cơ chạy êm.
...
-( Để xem nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để tải về)-
5. ĐỀ SỐ 5
I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?
A. P=At
B. P=A/t
C. P=t/A
D. P=A.t/2
Câu 2: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng 800kg lên cao 5m trong thời gian 20s, lấy g=10m/s2. Công suất của cần cẩu là bao nhiêu:
A. 200W B. 400W
C. 4000W D. 2000W
Câu 3: Một ôtô khối lượng 1 tấn chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu:
A. 15.105J
B. 5.105J
C. 25.105J
D. 105J
Câu 4: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 lần?
A. tăng 2 lần
B. tăng 4 lần
C. tăng 6 lần
D. Giảm 2 lần
Câu 5: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần.
B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần.
D. thế năng của vật không đổi.
Câu 6: Một vật có khối lượng 1kg, có thế năng trọng trường là 20J. (Lấy g=10m/s2). Khi đó vật có độ cao là bao nhiêu:
A. 12 m B. 6m.
C. 3m D. 2m
...
-( Để xem nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để tải về)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Tri Phương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.