YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Bình An có đáp án

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Bộ 5 đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Bình An có đáp án dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BÌNH AN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Gọi Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra; m là khối lượng vật; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật; ∆t là độ biến thiên nhiệt độ. Công thức tính nhiệt lượng mà vật nhận được (hay mất đi) là:

A. Q = mcΔt          

B. Q = mc2Δt

C. Q = (m/c) Δt       

D. Q = m2cΔt

Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.

C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?

A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.

B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).

C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau.

D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λm trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.

Câu 4: Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:

A. Bất kỳ.

B. Vuông góc với bề mặt chất lỏng.

C. Hợp với mặt thoáng một góc .

D. Tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 5: Hiện tượng mao dẫn:

A. Chỉ xảy ra khi ống mao đặt vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng.

B. Chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước dính ướt.

C. Là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất lỏng bên ngoài ống.

D. Chỉ xảy ra khi ống dẫn là ống thẳng.

Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?

A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.

B. Đơn vị của nội năng là Jun (J).

C. Nội năng của một vật bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

D. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Người ta cọ xát nhiều lần một miếng sắt dẹt có khối lượng 200g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 20oC. Hỏi người ta đã tốn một công là bao nhiêu để thắng ma sát, giả sử rằng 65% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt. Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ.

Câu 2: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24oC. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 80g đang ở 100oC. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.độ, của đồng là 380J/kg.độ và của nước là 4,19.103J/kg.độ.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Nhiệt lượng cần thiết để miếng sắt nóng thêm 20oC

Q = mcΔt = 0,2.460.20 = 1840J.

Công thực hiện

Câu 2:

Gọi t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

Nhiệt lượng do thìa đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 - t)

Nhiệt lượng do cốc nhôm thu vào: Q2 = m2c2(t - t2)

Nhiệt lượng do nước thu vào: Q3 = m3c3(t - t3)

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 + Q3

⇔ m1c1(t1 - t) = m2c2(t - t2) + m3c3(t - t2)

Thay số:

-(Hết đề thi số 1)

2. ĐỀ SỐ 2

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Giữa hệ số nở khối β và hệ số nở dài α có biểu thức:

A. ß=α/3                  B. ß= √3α               C. ß=α3                   D. ß=3α

Câu 2: Vật rắn vô định hình có:

A. Tính dị hướng.

B. Nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Cấu trúc tinh thể.

D. Tính đẳng hướng.

Câu 3: Khi xét biến dạng đàn hồi kéo của vật rắn, có thể sử dụng trực tiếp:

A. Định luật III Niutơn.

B. Định luật Húc.

C. Định luật II Niutơn.

D. Định luật bảo toàn động lượng.

Câu 4: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Hạt muối.

B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.

C. Viên kim cương.

D. Miếng thạch anh.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?

A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.

B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.

C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.

D. Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.

Câu 6: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.

C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.

D. Vật rắn vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

3. ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng?

A. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

B. Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế.

C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).

D. Phần năng lượng mà vật nhận được hay mất đi trong sự truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

Câu 2: Trong biểu thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học Q = ΔU + A. Quy ước về dấu nào sau đây là đúng?

A. Q > 0: Vật nhận nhiệt lượng của các vật khác. Q < 0: Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.

B. A > 0: Vật thực hiện công; A < 0: Vật nhận công lên các vật khác.

C. ΔU > 0: Vật sinh công; ΔU < 0: Vật nhận công.

D. Các quy ước trên đều đúng.

Câu 3: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Gió.

B. Thể tích của chất lỏng.

C. Nhiệt độ.

D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hòa?

A. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm.

D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật?

A. Nội năng của một vật có thể biến đổi bằng 2 cách: thực hiện công và sự truyền nhiệt.

B. Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuỷen dời của vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công.

C. Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 6: Độ biến thiên nội năng của một vật bằng:

A. Tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

B. Nhiệt lượng mà vật nhận được.

C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

D. Công mà vật nhận được.

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Động lượng là đại lượng véctơ.

B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.

C. Động lượng là đại lượng vô hướng.

D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.

Câu 2: Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu tăng khối lượng một vật lên 2 lần và tăng vận tốc của nó lên 2 lần thì động lượng của vật sẽ:

A. tăng 4 lần.    

B. không đổi.

C. giảm 2 lần.    

D. tăng 2 lần.

Câu 3: Gọi α là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công cản:

A. α là góc tù.    

B. α là góc nhọn.

C. α = π/2 rad.    

D. α = π rad.

Câu 4: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F1 > F2 > F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình vẽ. Sinh công tương ứng là A1; A2 và A3. Hệ thức đúng là

A. A1 > A2 > A3    

B. A1 < A2 < A3

C. A1 = A2 = A3    

D. A2 < A1 < A3

Câu 5: Một vật có khối lượng 200 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động lượng của ôtô là

A. 1,08.104 kgm/s    

B. 3.103 kgm/s

C. 22,5 kgm/s    

D. 45.104 kgm/s

Câu 6: Một gàu nước khối lượng 5 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 4 m trong khoảng thời gian 50 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo (g = 10 m/s2):

A. 4J.                         B. 4W                           C. 40W                           D. 40J

Câu 7: Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g, có vận tốc v1 = 3 m/s, v2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là:

A. 0,85 kg.m/s     B. 0

C. 85 kg.m/s     D. 1,2 kg.m/s.

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .

B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn

D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

ĐÁP ÁN

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

C

A

B

A

C

A

 

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

5. ĐỀ SỐ 5

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?

A. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

B. Trog mạng tinh thể, các hạt có thể là iôn dương, iôn âm, có thể là nguyên tử hay phân tử

C. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2: Tìm câu sai.

Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng luôn:

A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn của mặt thoáng của chất lỏng.

B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

C. Phụ thuộc vào hình dạng bình chứa chất lỏng.

D. Tính bằng công thức F = σ.l, trông đó σ là suất căng mặt ngoài, l là chiều dài đường giới hạn của mặt ngoài chất lỏng.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?

A. Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc.

B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút.

C. Bấc đèn hút dầu.

D. Giấy thấm hút mực.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng?

A. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước.

B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.

C. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.

D. Giọt nước đọng trên lá sen.

Câu 5: Gọi: l0 là chiều dài ở 0oC; l là chiều dài ở toC; α là hệ số nở dài. Công thức tính chiều dài l ở toC là:

A. l = l0(1 + αt)

B. l = l0αt

C. l = l0 + αt

D. l = l0 / (1 + αt)

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF