Cùng Hoc247 ôn tập với Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 9 năm 2020 Phòng GD&ĐT Châu Thành sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 9 vừa rèn luyện kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
1. Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 Phòng GD&ĐT Châu Thành - Số 1
2. Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 Phòng GD&ĐT Châu Thành - Số 2
3. Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 Phòng GD&ĐT Châu Thành - Số 3
4. Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 Phòng GD&ĐT Châu Thành - Số 4
5. Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa 9 Phòng GD&ĐT Châu Thành - Số 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa.
b. Hãy giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước.
Câu 2: Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
a. HNO3, HCl, BaCl2, NaOH
b. Al, Fe, Cu
Câu 3:
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Na à NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl
Câu 4: Sau một lần đi tham quan nhà máy, khi về lớp làm bài tập tường trình thầy giáo có đặt ra một câu hỏi thực tế: “Khí SO2 và CO2 do nhà máy thải ra gây ô nhiễm không khí rất nặng. Vậy em hãy nêu lên cách để loại bỏ bớt lượng khí trên trước khi thải ra môi trường”. Bạn Ân cảm thấy rất khó và không biết cách trả lời em hãy hỗ trợ bạn ấy để giải quyết câu hỏi này.
Câu 5: Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.
a. Viết phương trình xảy ra.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.
c. Tính khối lượng kết tủa thu được.
ĐỀ SỐ 2:
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.
Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 |
B. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 |
C. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl |
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu |
Câu 2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:
A. 6,5 gam. |
B. 10,8 gam. |
C. 13 gam. |
D. 21,6 gam. |
Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:
A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4 |
B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4 |
C. Al, Fe, CuO, FeSO4 |
D. Al, Fe, CO2, H2SO4 |
Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:
- Phản ứng với oxit khi nung nóng.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3.
- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:
A. Cu. |
B. Fe. |
C. Al. |
D. Na. |
---(Nội dung phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Cho 1,84g hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 ở đktc và dung dịch X. khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 1,17(g) B. 2,17(g) C. 3,17(g) D. 4,17(g)
Câu 2: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:
A. Nước giếng. B. Nước mưa. C. Nước sông. D. Nước biển.
Câu 3: Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:
A. 4 g B. 8 g C. 6 g D. 12 g
Câu 4: Để có được dung dịch NaCl 32%, thì khối lượng NaCl cần lấy hoà tan vào 200 gam nước là:
A. 141,18 g. B. 94,12 g. C. 100g. D. 90g.
Câu 5: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nhanh axit đặc vào nước. B. Rót từ từ axit đặc vào nước.
C. Rót từ từ nước vào axit đặc. D. Rót nước vào axit đặc.
Câu 6: Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao, thấy tạo thành 1,8 gam nước. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là
A. 4,5 gam. B. 4,8 gam. C. 4,9 gam. D. 5,2 gam.
Câu 7: Khối lượng quặng hematit chứa 90% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80% là:
A. 1884,92 Kg B. 1357,41 kg C. 1696,425Kg D. 2000 kg
Câu 8: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ số mol là 1: 1. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 0,1 mol B. 0,25 mol C. 0,2 mol D. 0,15 mol
Câu 9: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 10: Nhóm bazơ vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch KOH.
A. Ba(OH)2 và NaOH B. NaOH và Cu(OH)2
C. Al(OH)3 và Zn(OH)2 D. Zn(OH)2 và Mg(OH)2
Câu 11: Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất?
A. FeO B. FeS2 C. Fe2O3 D. Fe3O4
Câu 12: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:
A. Quỳ tím và dung dịch HCl B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3 D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Câu 13: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối clorua là:
A. 16,20 g. B. 15,25 g. C. 17,25 g. D. 16,25 g.
Câu 14: Nung nóng 16,5 gam hỗn hợp hai bazơ không tan là Mg(OH)2 và Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, chất rắn còn lại có khối lượng 12 gam. Thành phần phần trăm mỗi bazơ trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 35,15% ; 64,85%. B. 34,15% ; 65,85%. C. 64,85% ; 35,15 %. D. 65,85% ; 34,15%.
Câu 15: Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:
A. 2,22 g B. 22,2 g C. 22,3 g D. 23,2 g
---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào bài làm.
1. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần?
A. Cu, Ag, Fe, Al, Mg, K B. K, Mg, Al, Fe, Cu, Ag.
C. Ag, Cu, Fe, Al, Mg, K. D. K, Mg, Al, Cu, Ag, Fe.
2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt đồng thời các chất khí để riêng biệt: Oxi, Clo, Hiđro chorua?
A. Dung dịch axit clohiđric. B. Dung dịch bạc nitrat.
C. Dung dịch bari clorua. D. Quỳ tím ẩm.
3. Cặp chất nào sau đây phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu?
A. Fe và dung dịch HCl. B. CuO và dung dịch HNO3.
C. Fe(OH)3 và dung dịch H2SO4. D. Fe(OH)2 và dung dịch H2SO4.
4. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp bị lẫn các tạp chất là các khí CO2, SO2, Cl2, HCl. Để làm sạch khí CO người ta dùng .....
A. dung dịch Ca(OH)2 dư. B. dung dịch NaCl dư.
C. dung dịch HCl dư. D. nước dư.
5. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dd FeCl3, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Chất rắn A là:
A. Fe(OH)2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4
6. Dung dịch nhôm clorua bị lẫn tạp chất là dung dịch CuCl2 và ZnCl2. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch nhôm clorua?
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
---(Nội dung phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
I. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Câu 1: Các chất nào sau đây là bazơ:
A) NaOH; BaO; KOH; Ca(OH)2 |
C) KOH, Cu(OH)2; Ca(OH)2 |
B) Ba(OH)2; MgCl2; Al(OH)3 |
D) HCl; H2SO4, HNO3 |
Câu 2: Các chất nào sau đây tan trong nước:
A) CuCl2; H2SO4; AgNO3 |
C) BaSO4; NaOH; K2SO3 |
B) S; NaNO3; KCl |
D) HBr; H2SiO3; K2CO3 |
Câu 3: Để phân biệt dung dịch Na2SO4và Na2CO3 ta dùng thuốc thử nào?
A) Dung dịch BaCl2 |
C) Dung dịch BaCO3 |
B) Dung dịch HCl |
D) Khí CO2 |
Câu 4: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học
A) CuCl2 và Na2SO4 |
C) BaCO3 và Cu(OH)2 |
B) HCl và BaSO4 |
D) Ca(OH)2 và K2CO3 |
Câu 5: Axit H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây:
A) Ag; CuO, KOH, Na2CO3 |
C) Mg, BaCl2, Al(OH)3, CuO |
B) Al, Fe3O4, Cu(OH)2; K2SO4 |
D) Na; P2O5, Mg(OH)2, CaSO3 |
Câu 6: Để nhận biết các chất rắn: Na2SO4; Ba(OH)2; NaOH cần ít nhất mấy hoá chất:
A) 1 |
B) 2 |
C) 3 |
D) 4 |
Câu 7: Các chất nào sau đây gồm cả oxit, axit, bazơ, muối:
A) P2O5; KMnO4; H2SO4; KCl |
B) CuO; HNO3; NaOH; CuS |
C) CuSO4; MnO2; H2S; H3PO4 |
D) CuCl2; O2; H2SO4; KOH |
Câu 8: Các chất nào sau đây phản ứng được với nước ở điều kiện thường:
A) P2O5; HCl; CaO; CO2 |
B) NaCl; KOH; Na2O; FeO |
C) BaO; K2O; CuO; SO2 |
D) CaO; Na2O; P2O5; SO3 |
Câu 9: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch:
A) NaNO3 và H2SO4 |
B) Na2CO3 và HCl |
C) H2SO4 và Na2SO3 |
D) BaCl2 và Na2SO4 |
Câu 10: Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với dung dịch axit HCl:
A) Fe2O3; Cu; Mg(OH)2; AgNO3 |
B) Fe(OH)3; Na2SO4; K; MnO2 |
C) CuO; CaCO3; Ba; Al(OH)3 |
D) P2O5; KOH; Fe; K2CO3 |
Câu 11: Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ:
A) Dung dịch axit HCl |
B) Axit H2SiO3 |
C) Dung dịch NaOH |
D) Các đáp án A và B |
Câu 12: Chất nào có thể dùng để nhận biết axit sunfuric và cả muối sunfat
A) NaCl |
B) BaCl2 |
C) BaCO3 |
D) Cả B và C |
Câu 13: Dãy chất nào sau sắp xếp theo thứ tự: oxit, axit, bazơ, muối:
A) Na2O, HCl, Cu(OH)2, BaO |
B) P2O5; H2SO4, KOH, KMnO4 |
C) HNO3, CO2, Mg(OH)2, CuS |
D) CaCl2, H2S, NaOH, CuSO4 |
Câu 14: Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng với nhau:
A) HCl và Na2SO4 |
B) NaOH và BaCl2 |
C) AgCl và NaNO3 |
D) H2SO4 và BaCO3 |
Câu 15: Có những khí sau: CO2, H2, O2, SO2. Khí nào làm đục nước vôi trong:
A) CO2, O2 |
B) CO2, H2, SO2 |
C) CO2, SO2 |
D) CO2, O2, H2 |
---(Nội dung phần tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là nội dung trích dẫn Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 9 năm 2020 Phòng GD&ĐT Châu Thành, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!