YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 11 trong chương trình HK2 qua nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân có đáp án để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

Năm học: 2020 – 2021

Môn: SINH HỌC      Lớp 11

Thời gian làm bài 45 phút

1. ĐỀ 1:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

Câu 1: Cơ tim hoạt động không theo tính chất nào sau đây:

A. Co dãn mang tính chu kì

B. Có khả năng hoạt động tự động

C. Hoạt động tuân theo qui luật “ tất cả hoặc không có gì”

D. Co rút liên tục, không nghỉ ngơi

Câu 2: Điều chứng minh hô hấp cần thiết cho quang hợp là:

A. Năng lượng ATP của hô hấp tạo ra cần cho quang hợp

B. Hô hấp sử dụng sản phẩm của quang hợp

C. ATP và NADH được tạo ra trong giai đoạn đường phân cần cho quang hợp

D. Sản phẩm của hô hấp là CO2 và H2O cần cho quang hợp

Câu 3: Ý nghĩa sinh học của sự hình thành amít

A. Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất và là nguồn NH3 dự trữ cho các quá trình tổng hợp axit amin

B. Giải độc NH3 bằng cách loại bỏ NH3 ra khỏi tế bào

C. Dự trữ nguồn nitơ trong cây dưới dạng NO3-.

D. Tạo nguồn NH3 dự trữ cho quá trình tổng hợp axit nucleic

Câu 4: Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm là:

A. Luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực

B. Diễn ra chậm

C. Luôn tránh xa các tác nhân kích thích

D. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim ?

A. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú                                B. Lưỡng cư, bò sát, thú

C. Lưỡng cư, thú                                                       D. Cá xương, chim, thú

Câu 6: Chu trình CAM là phản ứng thích nghi sinh lý của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc vì:

A. Có giai đoạn cố định CO2 thực hiện vào ban đêm

B. Có sự tạo thành axit malic

C. Có sự tạo thành axit ôxalô axêtic

D. Có giai đoạn tái cố định CO2 thực hiện vào ban đêm

Câu 7: Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật là:

A. Hô hấp hiếu khí giải phóng năng lượng nhỏ hơn lên men nhiều lần

B. Do sản phẩm hô hấp hiếu khí là chất hữu cơ còn sản phẩm của lên men là CO2 và H2O

C. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể

D. Hô hấp hiếu khí trong điều kiện có O2 còn lên men thì trong điều kiện không có O2

Câu 8: Ruột tịt phát triển nhất ở nhóm động vật nào sau đây?

A. Động vật ăn thực vật nhai lại                                 B. Động vật ăn tạp

C. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn                       D. Gia cầm

Câu 9: Trong thực tế, khi ngâm ủ hạt giống, người ta thường trộn đảo hạt. Ý nghĩa của việc làm trên là:

A. Làm tăng tính thấm khí của hạt

B. Để tăng lượng O2 và tránh tích tụ CO2 trong môi trường ủ

C. Kích thích hạt ra rễ

D. Làm nhanh quá trình thấm nước vào hạt

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây của thực vật C4 giúp nó có năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3?

A. Không có hô hấp sáng                                  B. Tận dụng được ánh sáng cao

C. Có nhu cầu nước thấp                                  D. Tận dụng được nồng độ CO2

Câu 11: Lớp động vật nào sau đây có cấu tạo cơ quan hô hấp khác hẳn với các lớp động vật còn lại.

A. Chim                     B. Cá                      C. Bò sát                     D. Thú

Câu 12: Lọai nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?

A. Chất kích thích sinh trưởng giberelin

B. Tác động của các chất kích thích sinh trưởng

C. Chất kích thích sinh trưởng auxin

D. Tác động của các chất kìm hãm sinh trưởng

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp. Vì sao nói, quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất ? Những cây lá có màu đỏ có quang hợp không? Vì sao?

Câu 2: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?

Câu 3: Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Câu

Đ.án

1

D

2

A

3

A

4

B

5

D

6

A

7

D

8

C

9

B

10

A

11

B

12

C

 

 II. Tự luận:

Câu 1:

- Đặc điểm hình thái:

+ Diện tích bề mặt lớn -> hấp thụ nhiều ánh sáng

+ Biểu bì có nhiều khí khổng -> nhiều CO2 khuyếch tán vào

- Đặc điểm giải phẫu:

Lớp cutin -> Biểu bì -> Mô giậu -> Hệ gân -> Mô xốp -> Mô khuyết -> Biểu bì -> Lớp cutin

Nhấn mạnh:

+ Biểu bì : chứa nhiều khí khổng, thực hiện quá trình thoát hơi nước, lấy CO2

+ Mô giậu, mô xốp : chứa nhiều diệp lục, thực hiện quá trình hấp thụ ánh sáng -> QH

+ Mô khuyết: tạo thuận lợi cho qua trình thoát hơi nước + lấy CO2

+ Hệ gân: gồm mạch gỗ và mạch rây, cung cấp đầy đủ nước , muối khoáng cho QH

- Quang hợp giúp:

+ Điều hoà không khí

+ Cung cấp thức ăn cho sinh giới

+ Tích luỹ năng lượng, duy trì sự sống cho sinh giới

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người

- QH quyết định sự sống trên trái đất

Lá màu đỏ -> cây vẫn quang hợp được vì lá cây có màu đỏ là do hệ sắc tố phụ lấn át diệp lục nên biểu hiện màu đỏ ra bên ngoài. Những cây này vẫn có diệp lục nên vẫn quang hợp được

Câu 2: Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật là:

Tên bộ phận

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

Răng

-Răng cửa hình nêm

 

-Răng nanh nhọn

-Răng hàm nhỏ, nhọn, sắc

-Răng cửa to, bản bằng ( hàm trên chỉ có tấm sừng)

-Răng nanh giống răng cửa

-Răng hàm có nhiều gờ

Dạ dày

Dạ dày đơn, to

Động vật nhai lại, dạ dày có 4 ngăn

-Dạ cỏ

-Dạ tổ ong

-Dạ lá sách

-Dạ múi khế

Ruột non

Ruột non ngắn

Ruột non dài

Manh tràng

Manh tràng nhỏ (Ruột tịt)

 Manh tràng lớn

Câu 3:

Ống tiêu hoá của tất cả các loài động vật có xương sống đều không sản xuất ra xenlulaza nên không tiêu hoá được vách xenlulozo của tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng có khả năng tiết ra xenlulaza. Enzim này sẽ tiêu hoá xenlulozo thành các axit béo và tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất dinh dưỡng đơn giản. Các axit béo và các chất dinh dưỡng đơn giản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật nhai lại và vi sinh vật.

Ngoài ra, vi sinh vật cộng sinh từ dạ cỏ xuống dạ múi khế vào ruột. Tại đây chúng sẽ bị tiêu hoá và trở thành nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật nhai lại

2. ĐỀ 2:

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Các loài thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng giống nhau là:

A. Thuốc bỏng, rau má       B. Cỏ gấu, rau ngót          C. Gừng, dong riềng     D. Khoai lang, khoai tây

Câu 2. Thụ tinh kép có ý nghĩa:

A. Giúp hình thành nhiều túi phôi

B. Giúp cho hình thành nhiều hợp tử

C. Giúp cho hình thành nhiều hạt phấn

D. Giúp hình thành nội nhũ là chất dinh dưỡng để nuôi phôi

Câu 3. Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả:

A. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh           B. Bầu của nhụy

C. Nhụy của hoa                                                               D. Tất cả các bộ phận của hoa

Câu 4. Phương pháp trồng cây nào sau đây dễ xuất hiện biến dị ở cây con so với bố mẹ

A. Ghép cây                B. Chiết cành             C. Gieo hạt               D. Giâm cành

Câu 5. Thụ tinh kép là:

A. Là hiện tượng một giao tử đực kết hợp với hai giao tử cái

B. Là hiện tượng hai giao tử đực đều tham gia thụ tinh ( 1 giao tử đực kết hợp với giao tử cái, còn 1 giao tử cái kết hợp với nhân phụ)

C. Là hiện tượng hai giao tử đực kết hợp với một giao tử cái

D. Là hiện tượng hai giao tử đực kết hợp với hai giao tử cái

Câu 6. Thụ phấn chéo là hình thức:

A. Hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó

B. Hạt phấn từ nhụy hoa nảy mầm trên núm nhị của chính hoa đó

C. Hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa khác cùng loài

D. Hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa bất kì

Câu 7. Trồng khoai lang bằng cách nào sau đây có hiệu quả kinh tế cao nhất

A. Bằng chiết cành                                   B. Bằng củ

C. Bằng cách giâm thân còn đủ cả rễ         D. Bằng cách giâm các đoạn của thân xuống đất

Câu 8. Có thể tạo quả không hạt bằng cách sử dụng hóa chất nào sau đây

A. Êtilen và auxin                                               B. Auxin và gibêrelin

C. Êtilen và gibêrelin                                          D. Gibêrelin và xitôkinin

Câu 9. Kết quả của thụ tinh:

A. Tạo thành cơ thể mới                             B. Tạo thành các tế bào con

C. Tạo thành các giao tử                            D. Tạo thành hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n

Câu 10. Thực vật Hạt kín thực hiện thụ phấn nhờ:

A. Các thực vật khác                                          B. Gió, côn trùng và con người

C. Động vật ( con trùng), gió                              D. Nhờ con người

Câu 11. Trong các cây trồng bằng cách giâm, loại cây dễ sống nhất là:

A. Các loại cây ăn quả vì cành của chúng có nhiều chồi

B. Các loại cây lâu năm

C. Các loại cây sống ở bùn lầy vì môi trường ẩm cành dễ mọc rễ

D. Các loại cây thân chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc có nhựa mủ là chất dự trữ cho sự ra rễ và mọc chồi như sắn, rau muống, khoai lang, xương rồng…

Câu 12. Từ một tế bào mẹ túi phôi, qua giảm phân hình thành 4 đại bào tử đơn bội (n), qua 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo nên:

A. 1 nhân phụ và 1 túi phôi ( thể giao tử cái)

B. 1 nhân phụ và 3 tế bào đối cực

C. 3 tế bào đối cực và nhân phụ

D. 3 tế bào đối cực và 1 túi phôi

Câu 13. Ống phấn có vai trò:

A. Là đường đi của giao tử đực vào túi phôi         

B. Là nơi xảy ra thụ tinh

C. Hình thành giao tử cái

D. Hình thành giao tử đực

Câu 14. Từ một tế bào mẹ hạt phấn qua giảm phân hình thành 4 tiểu bào tử đơn bội (n), qua 2 lần nguyên phân số thể giao tử đực ( hạt phấn ) được hình thành là:

A. 16                B. 4                 C. 8                   D. 32

Câu 15. Sinh sản có ý nghĩa là:

A. Làm tăng số lượng của loài, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

B. Đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

C. Làm tăng số lượng của loài

D. Làm cho con cái hình thành những đặc điểm tiến bộ hơn bố mẹ

Câu 16. Hạt được tạo thành do:

A. Bầu của nhụy                                               B. Phần còn lại của noãn sau khi thụ tinh

C. Hợp tử sau khi thụ tinh                                 D. Noãn sau khi thụ tinh

Câu 17. Sinh sản là:

A. Là quá trình sinh ra những cá thể mới           B. Là quá trình tạo ra những cây mới

C. Là quá trình cơ thể lớn lên và sinh sản          D. Là quá trình phân chia tế bào

Câu 18. Nhóm cây sinh sản bằng thân rễ là:

A. Khoai tây, rau má, gừng                              B. Cỏ gấu, su hào, khoai lang

C. Cỏ tranh, dong riềng, tre                             D. Chuối, sài đất, nghệ

Câu 19. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản:

A. Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

B. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

C. Cần có 2 cá thể trở lên

D. Chỉ cần 1 cá thể

Câu 20. Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Phương pháp nhân giống vô tính đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp

B. Sinh sản là quá trình một cơ thể sinh ra những cá thể con để đảm bảo sự phát triển của loài

C. Trong hình thức sinh sản vô tính, con sinh ra mang các đặc điểm giống mẹ

D. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của các giao tử đực và cái

Câu 21. Để làm nhanh sự chín của quả có thể thực hiện phương pháp nào sau đây

A. Tăng hàm lượng CO2 vào môi trường chứa quả

B. Giảm lượng khí ôxi cho quả

C. Làm giảm nhiệt độ tác động lên quả

D. Tăng lượng khí êtilen vào môi trường chứa quả

Câu 22. Nội nhũ được hình thành trong quá trình thụ tinh do sự kết hợp giữa:

A. Tinh trùng và nhân phụ                                          B. Tinh trùng và túi phôi

C. Hạt phấn và bầu nhụy                                            D. Tinh trùng và noãn cầu

Câu 23. Cây ăn quả lâu năm có thể trồng được bằng phương pháp:

A. Giâm, chiết và ghép cành                                       B. Gieo hạt, giâm và ghép cành

C. Chiết cành, giâm và gieo hạt                                  D. Gieo hạt, chiết và ghép cành

Câu 24. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

B. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

C. Chỉ cần 1 cá thể

D. Cần có 2 cá thể trở lên

Câu 25. Cây nào sau đây buộc phải xảy ra thụ phấn chéo:

A. Cây đậu Hà Lan           B. Cây bắp ( ngô)           C. Cây đậu xanh           D. Cây mướp

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Đáp án

C

D

B

C

B

C

D

B

D

B

D

A

A

C

A

D

A

Câu

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

Đáp án

C

B

B

D

A

D

A

D

   

 

           

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3:

I. Phần trắc nghiệm khách quan:

Câu 1. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô thực vật là

A. Mọi tế bào thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền có thể phát triển thành cây nguyên vẹn.

B. Các tế bào thực vật được nuôi cấy trong môi trường vô trùng đều phát triển thành cơ thể bình thường.

C. Các tế bào thực vật được nuôi cấy trong môi trường giàu chất dinh dưỡng đều phát triển thành cây bình thường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Phản xạ phức tạp thường là:

A. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.

B. Phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não

C. Phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh,trong đó có các tế bào tủy sống

D. Phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não

Câu 3. Axit abxixic (AAB) chỉ có ở

A. Cơ quan còn non.                                                   B. Cơ quan đang hoá già.

C. Cơ quan sinh sản.                                                   D. Cơ quan sinh dưỡng.

Câu 4. Vì sao trong mao mạch máu chảy chậm nhất?

A. Tổng tiết diện ở mao mạch là lớn nhất.         

B. Mao mạch len lỏi giữa các tế bào nên sự vận chuyển máu dễ bị cản trở.

C. Mao mạch có đường kính nhỏ nhất.               

D. Mao mạch ở xa tim.

Câu 5. Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

A. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử.       

B. Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử).

C. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen.             

D. Tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

Câu 6. Điều không đúng ứng dụng quang chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp là:

A. Lai giống.                           B. Bố trí thời vụ.       

C. Nhập nội cây trồng.            D. Kích thích hoa và quả có kích thước lớn

Câu 7. Thế nào là cân bằng nội môi ?

A. Là nồng độ các chất hoà tan luôn ổn định trong máu và nước mô.       

B. Là sự cân bằng giữa các chất tế bào tiếp nhận với các chất mà tế bào thải ra.

C. Là duy trì sự ổn định của môi trường trong.

D. Là nồng độ các chất hoà tan luôn ổn định trong máu, nước mô và có sự cân bằng giữa các chất tế bào tiếp nhận với các chất mà tế bào thải ra.

Câu 8. Hạt bắp thuộc loại:

A. Hạt không có nội nhũ.        B. Hạt có nội nhũ.        C. Quả đơn tính.         D. Quả giả.

Câu 9. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập

A. Học khôn.     B. Điều kiện hóa hành động      C. Quen nhờn.    D. Điều kiện hóa đáp ứng.

Câu 10. Nhóm cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng lá là:

A. Nghệ, quỳnh, thuốc bỏng.                                      B. Hoa đá, quỳnh, thuốc bỏng.     

C. Hoa đá, quỳnh, nghệ.                                             D. Khoai lang, thuốc bỏng, gừng

Câu 11. Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới

A. Cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.         

B. Cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.

C. cây mọc cong về phía có ánh sáng, lá màu xanh nhạt.     D. cây mọc thẳng đều, lá màu xanh lục.

Câu 12. Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính:

A. Thứ bậc.          B. Sinh sản.           C. Lãnh thổ.                 D. Vị tha.

ĐÁP ÁN

Câu 1

x

 

 

 

Câu 2

 

x

 

 

Câu 3

 

x

 

 

Câu 4

x

 

 

 

Câu 5

 

 

 

x

Câu 6

 

 

 

x

Câu 7

 

 

x

 

Câu 8

 

x

 

 

Câu 9

 

 

 

x

Câu 10

 

x

 

 

Câu 11

 

x

 

 

Câu 12

 

x

 

 

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

4. ĐỀ 4:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô thực vật là

A. Mọi tế bào thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền có thể phát triển thành cây nguyên vẹn.

B. Các tế bào thực vật được nuôi cấy trong môi trường vô trùng đều phát triển thành cơ thể bình thường.

C. Các tế bào thực vật được nuôi cấy trong môi trường giàu chất dinh dưỡng đều phát triển thành cây bình thường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Phản xạ phức tạp thường là:

A. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.

B. Phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não

C. Phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh,trong đó có các tế bào tủy sống

D. Phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não

Câu 3. Axit abxixic (AAB) chỉ có ở

A. Cơ quan còn non

B. Cơ quan đang hoá già.

C. Cơ quan sinh sản

D. Cơ quan sinh dưỡng.

Câu 4. Vì sao trong mao mạch máu chảy chậm nhất?

A. Tổng tiết diện ở mao mạch là lớn nhất.

B. Mao mạch len lỏi giữa các tế bào nên sự vận chuyển máu dễ bị cản trở.

C. Mao mạch có đường kính nhỏ nhất.

D. Mao mạch ở xa tim.

Câu 5. Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

A. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử.

B. Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử).

C. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen.

D. Tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

Câu 6. Điều không đúng ứng dụng quang chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp là:

A. Lai giống

B. Bố trí thời vụ.

C. Nhập nội cây trồng.

D. Kích thích hoa và quả có kích thước lớn

Câu 7. Thế nào là cân bằng nội môi ?

A. Là nồng độ các chất hoà tan luôn ổn định trong máu và nước mô.

B. Là sự cân bằng giữa các chất tế bào tiếp nhận với các chất mà tế bào thải ra.

C. Là duy trì sự ổn định của môi trường trong.

D. Là nồng độ các chất hoà tan luôn ổn định trong máu, nước mô và có sự cân bằng giữa các chất tế bào tiếp nhận với các chất mà tế bào thải ra.

Câu 8. Hạt bắp thuộc loại:

A. Hạt không có nội nhũ.

B. Hạt có nội nhũ.

C. Quả đơn tính.

D. Quả giả.

Câu 9. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập

A. Học khôn.

B. Điều kiện hóa hành động

C. Quen nhờn.

D. Điều kiện hóa đáp ứng.

Câu 10. Nhóm cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng lá là

A. Nghệ, quỳnh, thuốc bỏng.

B. Hoa đá, quỳnh, thuốc bỏng.

C. Hoa đá, quỳnh, nghệ

D. Khoai lang, thuốc bỏng, gừng

Câu 11. Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới

A. Cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.

B. Cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.

C. Cây mọc cong về phía có ánh sáng, lá màu xanh nhạt.

D. Cây mọc thẳng đều, lá màu xanh lục.

Câu 12. Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính:

A. Thứ bậc.            B. Sinh sản.               C. Lãnh thổ.              D. Vị tha.

Câu 13. Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, nếu thiếu côban thì gia súc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố

A. Nhiệt độ            B. Độ ẩm                   C. Ánh sáng.             D. Thức ăn.

Câu 14. Quả được hình thành từ

A. Bầu nhụy.      B. Noãn đã được thụ tinh.     C. Noãn không được thụ tinh.       D. Bầu nhị.

Câu 15. Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sinh trưởng – phát triển của động vật?

A. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan và hệ cơ quan.

B. Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.

C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.

D. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 16. Ý nào dưới đây không có trong quá trình truyền tin qua xinap?

A. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

B. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.

D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng được Ca 2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.

Câu 17. Nếu trung bình mỗi chu kì điện động mất 5 ms (milisec) thì khi bị kích thích liên tục, số xung điện có thể sinh ra với tần số là:

A. 200 xung. s          B. 500 xung. s           C. 250 xung. s           D. 1000 xung. s

Câu 18. Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

B. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài

C. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

Câu 19. Thụ tinh kép là:

A. hiện tượng đồng thời xảy ra sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng với nhân của tế bào trứng và nhân lưỡng bội (2n) ở túi phôi.

B. Hiện tượng thụ tinh 2 lần liên tiếp của 2 nhân tinh trùng với 1 tế bào trứng (n) và 1 với nhân lưỡng bội (2n).

C. Hiện tượng đồng thời xảy ra sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng với nhân của tế bào.

D. Cả A,B và C đều đúng.

Câu 20. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể của người?

A. Giai đoạn trưởng thành.                                            B. Giai đoạn sau sơ sinh.

C. Giai đoạn sơ sinh.                                                     D. Giai đoạn phôi thai.

ĐÁP ÁN

Câu 1

x

     

Câu 2

 

x

   

Câu 3

 

x

   

Câu 4

x

     

Câu 5

     

x

Câu 6

     

x

Câu 7

   

x

 

Câu 8

 

x

   

Câu 9

     

x

Câu 10

 

x

   

Câu 11

 

x

   

Câu 12

 

x

   

Câu 13

     

x

Câu 14

x

     

Câu 15

 

x

   

Câu 16

x

     

Câu 17

x

     

Câu 18

     

x

Câu 19

x

     

Câu 20

     

x

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

5. ĐỀ 5:

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về sinh sản vô tính ở thực vật:

A. Sinh sản vô tính ở thực vật chỉ xảy ra ở thực vật sinh bào tử như rêu, dương xỉ.

B. Sinh sản vô tính tạo ra thế hệ cây con mang đặc điểm giống nhau và giống cây mẹ.

C. Sinh sản vô tính không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

D. Thực vật có thể sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ, thân rễ.

Câu 2: Loài động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Ếch

B. Bướm

C. Gián

D. Ruồi ong

Câu 3: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

A. CO2 và ATP.       

B. Năng lượng ánh sáng.      

C. Nước và O2.              

D. ATP và NADPH.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là ứng động sinh trưởng?

A. Lá cây bên trái của cây phát triển to hơn các lá bên phải của cây do ánh sáng chiếu không đều hai bên cây.

B. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

C. Hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ.

D. Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm.

Câu 5: Cho các hình thức sinh sản sau: 

1. Phân đôi

2. Nảy chồi

3. Phân mảnh

4. Bào tử

5. Trinh sinh

Đâu là các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?

A. 1,2,3,4

B. 2,3,4,5

C. 1,2,3,5

D. 1,2,4,5

Câu 6: Phát biểu nào đúng về các mô phân sinh ở thực vật:

A. Mô phân sinh là nhóm các tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

B. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

C. Thực vật đều có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

D. Mô phân sinh đỉnh chỉ có ở chồi đỉnh và chồi rễ của cây.

Câu 7: Các hoocmôn điều hòa quá trình sinh sản ở người là:

A. FSH, LH, testostêrôn, GnRH.

B. FSH, LH, testostêrôn, tirôxin.

C. FSH, juvenin, testostêrôn, GnRH.

D. Gibêrelin, LH, testostêrôn, GnRH.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh?

A. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh được truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

B. Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi không có bao miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi có bao miêlin.

C. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh được truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

D. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh được truyền nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác.

Câu 9: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

A. Quang phân li nước.      

B. Chu trình Canvin.        

C. Pha sáng

D. Pha tối.

Câu 10: Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:

1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.

3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóaở trùng giày:

A. 1→2→3             

B. 2→3→1 

C. 2→1→3         

D. 3→2→1

Câu 11: Động vật nhai lại có dạ dày mấy ngăn.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

A. diệp lục b.

B. carôtenôit.

C. phitôcrôm.

D. diệp lục a, b và phitôcrôm.

Câu 13: Điều không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật là

A. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.

B. thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái diễn ra bên trong cơ thể con cái.

C. thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.

D. thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.

Câu 14: Cây hấp thụ nitơ ở dạng

A. N2+ và NO3-.       

B. N2+ và NH3+.

C. NH4+ và NO3-.       

D. NH4- và NO3+.

Câu 15: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh

B. Vận tốc lớn và được điều hành

C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh

D. Vận tốc bé và được điều hành

Câu 16: Hệ dẫn truyền tim gồm

A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin

D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His 

Câu 17: Xitôkinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và

A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào.

B. Phát triển chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào.

C. Làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào.

D. Làm chậm sự phát triển của chồi bên,  làm chậm sự hóa già của tế bào.

Câu 18: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

A. Cá xương, chim, thú 

B. Lưỡng cư, thú 

C. Bò sát ( trừ cá sấu ), chim ,thú 

D. Lưỡng cư, bò sát, chim.

Câu 19: Điều không đúng khi nói về quả là

A. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành

B. quả không hạt đều là quá đơn tính

C. quả có vai trò bảo vệ hạt

D. quả có thể là phương tiện phát tán hạt

Câu 20: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng   

B. hạch thân, hạch lưng

C. hạch bụng, hạch lưng

D. hạch ngực, hạch bụng

Câu 21: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 22: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, câu con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?

1. Rễ

2. Củ

3. Lá

4. Hạt

5. Thân

A.1,2,3,4

B.2,3,4,5

C.3,4,5,1

D.5,1,2,3

Câu 23: Côn trùng hô hấp

A. bằng hệ thống ống khí

B. bằng mang

C. bằng phổi

D. qua bề mặt cơ thể

Câu 24:  Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

A. C4.   

B. CAM.   

C. C3.   

D. C4 và thực vật CAM.

Câu 25:  Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

(2) Vận tốc lớn.

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

(4) Vận tốc nhỏ.

Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?

A. 1.      

B. 2.  

C. 3.  

D. 4

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.C

3.D

4.D

5.C

6.B

7.A

8.A

9.B

10.B

11.D

12.C

13.D

14.C

15.C

16.A

17.B

18.A

19.B

20.D

21.B

22.D

23.A

24.C

25.B

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Duy Tân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có làm bài thi online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF