YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tạ Uyên

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Tạ Uyên. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi thử phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TẠ UYÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

1. Nội dung chính của văn bản là gì? (0.5 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

3. Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1.0 điểm)

4. Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1.0 điểm)

5. Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (2.0 điểm)

II. Làm văn (5.0 điểm)

Anh (chị) hãy hóa thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc hiểu

1. Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. 0.5

2. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5

3. Giá trị của thời gian:

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. 0.5

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày... 0.5

4. Dự kiến một số tình huống trả lời. 1.0

- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).

- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng...).

- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên...

- Lưu ý: Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời.

5. Viết đoạn văn

* Yêu cầu về kĩ năng: 0.5

- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

* Yêu cầu về kiến thức: 1.5

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: Tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc...

+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

+ Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

II. Làm văn

- Giới thiệu truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; đặt vấn đề cho việc hóa thân và kể truyện. (0,5đ)

- Kể lại truyện dưới góc độ nhân vật tôi – sự hóa thân của An Dương Vương và đảm bảo đầy đủ các nội dung, chi tiết cơ bản: (6 đ)

- Giới thiệu An Dương Vương, nhà nước Âu Lạc.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần một (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

"Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng".

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian nào?

2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

3. Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

II. Phần hai: (7.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình về "tính ích kỉ và lòng vị tha" của thanh niên học sinh hiện nay?

Câu 2. (4.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới – Bài 43). (SGK Ngữ văn 10, Tập 1, trang 117,118 - NXB Giáo Dục, 2006)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00).

II. Hướng dẫn chấm cụ thể

I. Phần một: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1 (1.0 điểm)

- Đoạn trích trên được trích từ văn bản chuyện cổ tích "Tấm Cám" (0.5 điểm)

- Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau: Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì (0,5 điểm)

Câu 2 (1.0 điểm)

- Nội dung chính:

+ Hoàn cảnh bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và Tấm phải ở với dì ghẻ (0,5 điểm)

+ Cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi ở với dì ghẻ (0,5 điểm)

Câu 3 (1.0 điểm)

- Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ (0,5 điểm):

+ So sánh "Tấm và Cám."

+ Liệt kê "chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc".

- Tác dụng của các biện pháp tu từ: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải sống với dì ghẻ (0,5 điểm).

II. Phần hai: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1:

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; Cần làm rõ các ý chính sau:

1. Thế nào là tính ích kỉ? (0.75đ)

- Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Còn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác.

2. Biểu hiện của tính ích kỉ (1.0đ)

- Kẻ có tính ích kỉ thường so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

- Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiểu hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như: lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng... Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. (Dẫn chứng).

3. Tác hại của tính ích kỉ: (0.75đ)

- Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. (Dẫn chứng)

- Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì chỉ làm hại dân, hại nước. (Dẫn chứng).

4. Khái quát nâng cao vấn đề. (0.5đ)

- Tính ích kỉ là thói xấu cần phê phán mà học sinh không nên mắc phải.

- Lòng vị tha là đức tính quí báu cần có của mỗi con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng bào, đồng loại.

- Nếu ai cũng có lòng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc.

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm)

2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)

3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống (1.0 điểm)

4. Đặt nhan đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)

II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc.

Hãy hóa thân thành An Dương Vương kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ (có thể thay đổi một số tình tiết ở đoạn cuối câu chuyện).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

- Phong cách ngôn ngữ Báo chí

Câu 2: (1 điểm):

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là phép điệp cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). (0.5 điểm)

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người. (0.5 điểm)

Câu 3: (1 điểm)

Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến những người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4: (0.5 điểm)

Nhan đề của văn bản: Yêu Tổ quốc, hoặc Tổ quốc của tôi.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:

- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.

Người nhà giàu nói:

- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

Người ăn mày đáp:

- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (1đ): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?

Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.

Câu 2 (5đ): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2 (1đ):

Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.

Câu 3 (1,5đ):

Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội:

1. Mở bài:

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.

2. Thân bài:

a. Thực trạng:

Xã hội có những người giàu coi thường kẻ nghèo, không những không giúp đỡ mà còn lăng mạ, xúc phạm, cho họ là dơ bẩn…

b. Nguyên nhân:

- Ý thức chủ quan, cái tôi của mỗi cá nhân.

- Do ảnh hưởng giáo dục từ người khác.

c. Hậu quả:

- Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn dần.

- Mất đoàn kết, mâu thuẫn xã hội.

d. Biện pháp:

- Mỗi người cần tự có nhận thức đúng đắn về cách sống, cách làm người.

- Gia đình, nhà trường cần dạy dỗ các em học sinh từ khi còn bé về tình người và tinh thần lá lành đùm lá rách.

3. Kết bài:

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám:

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của Cám.

2. Thân bài:

a. Trước khi Tấm làm vợ vua:

- Ghen tị trước vẻ đẹp của Tấm và ghét bỏ vì cô ta được mọi người xung quanh yêu quý.

- Một hôm, mẹ tôi giao hẹn cho tôi và Tấm ai bắt được đầy giỏ thì được thưởng, tôi dạo chơi vì biết chị ta sẽ bắt được đầy giỏ, lúc đó chỉ việc lấy của chị ta rồi bảo của mình, vừa không tốn sức lại vừa được thưởng.

- Trong giỏ còn sót lại con cá bống, chị ta mang về thả vào giếng. Sau mỗi bữa cơm thấy chị ta giấu đi ít cơm, mẹ nghi ngờ và bảo tôi đi rình, quả nhiên chị ta cho con cá bống ăn. Hôm sau mẹ sai chị ta đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà tôi với mẹ bắt con cá bống của chị ta và có một bữa ăn đánh chén no nê.

- Sau đó, tôi thấy chị ta đi tìm xương cá bống và chôn xuống chân giường, thật là những việc làm nhảm nhí.

b. Khi vua chọn vợ:

- Một thời gian sau nhà vua mở hội, tôi và mẹ nô nước chuẩn bị quần áo thật đẹp để trẩy hội, chị ta cũng muốn được đi. Tôi không chấp nhận cảnh đi chơi chung với người bần hèn như thế, mẹ hiểu ý tôi nên đã lấy gạo trộn với thóc bắt chị ta nhặt hòng không cho chị ta đi.

- Lễ hội đang vui vẻ thì nhà vua có cầm một chiếc giày xinh đẹp trên tay và bảo ai thử vừa giày thì người sẽ lấy làm vợ. Tôi hồi hộp nối theo hàng người để thử giày với hi vọng có thể trở thành vợ vua để hưởng vinh hoa phú quý.

- Điều khiến tôi ngạc nhiên là Tấm cũng tham gia thử giày, hơn nữa trên người chị ta còn mặc bộ trang phục vô cùng lộng lẫy, xinh đẹp. Cơn ghen tức của tôi lên đến tột độ, sau hôm nay về nhà tôi sẽ dạy cho chị ta bài học.

- Một điều tôi không ngờ tới đó là chị ta xỏ vừa chiếc giày của vua và được chọn làm vợ.

c. Khi Tấm làm vợ vua:

- Hôm giỗ bố chị ta có về, tôi và mẹ bàn tính kĩ lưỡng và hôm đó nhân lúc chị ta trèo cây chặt buồng cau, mẹ tôi chặt gốc để chị ta ngã xuống ao chết. Sau đó tôi được đưa vào cung thay chị ta làm hoàng hậu và sống trong vinh hoa phú quý.

- Những tưởng đã được hạnh phúc nhưng chị ta năm lần bảy lượt biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để ở cạnh vua và hăm dọa tôi, nhưng nhờ có mẹ ra tay giúp đỡ lần nào chị ta cũng bị thất bại thảm hại.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Tạ Uyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON