Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 9 năm 2021 - 2022 Trường THCS Nguyễn Du có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU |
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái( A, B, C hoặc D) đứng trước mỗi câu trả lời đúng.
Câu 1: Muốn biết kiểu gen của cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường dùng phương pháp:
A. Lai phân tích C. Tự thụ phấn
B. Giao phấn D. Lai với một cơ thể đồng hợp trội
Câu 2: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng. B. Toàn quả vàng.
C. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng. D. Toàn quả đỏ.
Câu 3: Ở bò sát, cặp NST giới tính của:
A. Con cái là XY, con đực là XX. C. Con cái là XO, con đực là XX.
B. Con cái là XX, con đực là XY. D. Con cái là XX, con đực là XO.
Câu 4: Từ 10 noãn bào bậc I, qua giảm phân sẽ cho:
A. 10 thể định hướng và 10 trứng. C. 30 thể định hướng và 10 trứng.
B. 20 thể định hướng và 20 trứng. D. 30 thể định hướng và 30 trứng.
Câu 5: Các gen phân li độc lập, kiểu gen AaBb có thể tạo ra được những loại giao tử nào?
A. AB, aB, ab C. Ab, aB, ab
B. AB, Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB
Câu 6: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là?
A. Aabb B. aaBb C. AABb D. AaBb
Câu 7: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi NST diễn ra ở:
A. Kì trung gian. C. Kì giữa.
B. Kì đầu. D. Kì sau và kì cuối.
Câu 8: Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng:
A. Trội. B. Lặn. C. Đồng tính D. Trội không hoàn toàn
Câu 9: Trong giảm phân, hiện tượng NST kép xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II.
Câu 10: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, trong tế bào đó có:
A. 8 NST đơn. C. 16 NST đơn.
B. 8 NST kép. D. 16 NST kép.
Câu 11: Người có 2n = 46. Về lí thuyết số gen liên kết ở người là:
A. 48 B. 46 C. 24 D. 23
Câu 12: Khi cho cây đậu thân cao (A) lai với cây đậu thân thấp (a), F1 thu được tỉ lệ 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai là:
A. P: AA x aa B. P: AA x AA C. P: Aa x aa D. P: Aa x Aa
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1(2,0 điểm) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó và nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
Câu 2(1,0 điểm) Thế nào là di tryền liên kết?
Câu 3(2,0 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
Câu 4 ( 2,0 điểm) Cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 toàn cà chua quả đỏ. Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Vẽ sơ đồ lai từ P → F2.
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
D |
A |
C |
B |
D |
A |
A |
C |
A |
D |
C |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiệm. ( 3 điểm ).
Câu 1. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Chó lông ngắn x lông dài thu được F1. Những trường hợp nào sau đây là kết quả của F1.
A.1 lông ngắn : 1 lông dài. C. Toàn lông dài.
B. 3 lông ngắn : 1 lông dài. D. Toàn lông ngắn.
Câu 2. Cho sơ đồ lai sau: AABB x aabb F1AaBb. Kết quả sai ở giao tử F1 là?
A. Ab. B aB. C. Aa D. AB.
Câu 3. Thế nào là phép lai phân tích?
A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
B. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu hình trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn.
C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
D. Cả A, B và C.
Câu 4. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì?
A. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.
B. F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
D. Cả A, B và C.
Câu 5. ADN nguyên phân dựa trên nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc khuôn mẫu.
B. Nguyên tắc bán bảo toàn. D. Cả A, B và C.
Câu 6. Một cơ thể mang hai gen không giống nhau được gọi là.
A. Thể dị hợp. C. Cơ thể lai.
B. Thể đồng hợp. D. Thể đồng tính.
Phần II: Tự luận. ( 7 điểm ).
Câu 7 ( 4 điểm ) Ở cá kiếm tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ. Cho cá kiếm mắt đen thuần chủng lai với cá kiếm mắt đỏ thu được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Cho F1 tự giao phối thu được F2.
a. Xác định kiểu gen của P.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta làm thế nào.
Câu 8: ( 1 điểm ) Một phân tử ADN có 300 Nu loại A, 200 Nu loại G. Hãy tìm số lượng các
Câu 9 ( 2 điểm ) Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người ? Tại sao tỉ lệ con trai & con gái sinh ra là xấp xỉ 1:1 ?.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm: Đúng mỗi ý 0.5 điểm.
1 – B 2 – C 3 – B 4 – C 5 – D 6 – A
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Thế nào là phương pháp phân tích cơ thể lai ?
A. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng và phân tích sự di truyền các tính trạng ở đời con.
B. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một vài cặp tính trạng tương phản rồi phân tích kết quả thu được bằng toán thống kê sác xuất để tìm quy luật di truyền của các tính trạng của bố mẹ ở đời con.
C. Phân tích đồng thời các tính trạng của sinh vật.
D. Là phương pháp lai phân tích.
Câu 2. Giống thuần chủng là giống gồm
A. Những cá thể có tính di truyền đồng nhất và ổn định.
B. Những cá thể mà khi chúng giao phối với nhau sinh con mang những đặc điểm hoàn toàn giống bố mẹ.
C. Những cá thể mang kiểu gen dị hợp.
D. Những cá thể mang kiểu gen đồng hợp (trội hay lặn).
Câu 3. Thế nào là hiện tượng trội không hoàn toàn?
A. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
B. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
C. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ.
D. Là hiện tượng khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện phân tính.
Câu 4. Trong nguyên phân, NST dãn xoắn (dạng sợi mảnh) ở?
A. Kì đầu B. Kì cuối C. Kì sau D. Kì giữa
Câu 5. Yếu tố quy định tính đặc thù của ADN là gì ?
A. Số lượng nuclêôtit
B. Thành phần các loại nuclêôtit
C. Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit
D. Cả A và C
Câu 6. chọn từ, cụm từ phù hợp trong số các từ, cụm từ cho sẵn và điển vào chỗ trống trong câu sau :
Trong thí nghiệm của Menđen về lai hai cặp tính trạng đậu hạt vàng, vỏ trơn với đậu hạt xanh, vỏ nhăn thì sự di truyền của cặp tính trạng vàng, xanh không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng ….(1)….vì các cặp tính trạng…..(2)....
A. Vàng, trơn C. Di truyền liên kết
B. Trơn, nhăn D. Phân li độc lập
Câu 7. Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điển vào chỗ trống trong câu sau:
Ở kì giữa của nguyên phân, mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở …..(1)……chia nó thành hai cánh. Ở kì sau, các NST kép tách thành….(2)….và đi về......... (3).......
A. 2 cực của tế bào B. Tâm động C. 2 NST đơn
II. Tự luận
Câu 1. Hoàn thành bảng sau về cấu trúc và chức năng của các đại phân tử:
Đại phân tử |
Cấu trúc |
Chức năng |
ADN (gen) |
|
|
ARN |
|
|
Prôtêin |
|
|
Câu 2. Di truyền liên kết có ý nghĩa gì ?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
A |
A |
B |
C |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây của đậu hà lan thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học ?
A. Thời gian sinh trưởng không dài.
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cơ thể khác nhau.
C. Tự thụ phấn chặt chẽ.
D. Dễ gieo trồng.
Câu 2. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 2 trội : 1 lặn. C. 3 trội : 1 lặn.
B. 1 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn.
Câu 3. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 ?
A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P.
D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2.
Câu 4. Trong phân bào lần I của giảm phân, ở kì đầu diễn ra sự kiện nào ?
A. Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
C. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn.
D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
Câu 5. Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì ?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị
D. Dễ xác định được số nhóm gen liên kết của loài.
Câu 6. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là
A. A = G ; T = X C. A + T = G + X
B. A/T = G/X D. A = X ; G = T
Câu 7 Gen b có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen b đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T= 7640 nuclêôtit.
B. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T= 7620 nuclêôtit.
C. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T= 7680 nuclêôtit.
D. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T= 7660 nuclêôtit.
Câu 8. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào ?
A. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.
B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
C. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.
Câu 9. Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi thành phần các nuclêôtit nhiều nhất trong các bộ ba mã hoá của gen ?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 và số 3 trong bộ ba mã hoá.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit, mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 10. Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ?
A. Phát triển khoẻ hơn. C. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
B. Độ hữu thụ kém hơn. D. Có sức chống chịu tốt hơn.
II. Tự luận:
Câu 1. hoàn thành bảng sau về bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Các quá trình |
Bản chất |
Ý nghĩa |
Nguyên phân |
|
|
Giảm phân |
|
|
Thụ tinh |
|
|
Câu 2. một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit :UUAXUAAUUXGA
1. Xác định trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN.
2. Đoạn mARN trên tham gia tạo chuỗi axit amin, xác định số axit amin trong chuỗi được hình thành từ đoạn mạch mARN.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Đậu Hà lan có đặc tính là tự thụ phấn chặt chẽ thuận lợi để tạo dòng thuần cho nghiên cứu di truyền học.
Chọn C
Câu 2:
P: AA × aa → F1: Aa × Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa
Kiểu hình: 3 trội: 1 lặn.
Chọn C
Câu 3:
F1 toàn hoa đỏ → hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
A- hoa đỏ, a- hoa trắng
P: AA × aa → F1: Aa × Aa → F2: 1AA:2Aa:1aa
Để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 ta có thể sử dụng các cách:
+ Lai phân tích
+ Tự thụ
+ Lai với cây hoa đỏ F1
Nếu có phân tính ở kết quả lai thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen dị hợp, nếu không phân tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp.
Không thể lai với cây hoa đỏ ở P vì chỉ cho ra kiểu hình hoa đỏ.
Chọn C
Câu 4:
Ở kì đầu 1 có hiện tượng các NST kép co ngắn, đóng xoắn.
A: Kì giữa
B: Kì sau
D: kì cuối.
Chọn C
Câu 5:
Di truyền liên kết hoàn toàn: Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị
Chọn C
Câu 6:
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả là: A=T; G=X.
Hay A/T=G/X=1
Chọn B
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 9 năm 2021 - 2022 Trường THCS Ngô Quyền có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !