YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Quý Cáp

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Trần Quý Cáp sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõhi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bồng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

A. Những ngày thơ ấu

B. Lão Hạc

C. Tắt đèn

D. Tôi đi học

Câu 2. Tác giả của văn bản có đoạn văn trên là ai?

A. Nam Cao

B. Ngô Tất Tố

C. Nguyên Hồng

D. Thanh Tịnh

Câu 3. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm

Câu 4. Người xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?

A. Bé Hồng

B. Bà cô

C. Mẹ

D. Người họ nội

Câu 5. Câu nào dưới đây diễn tả đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên?

A. Cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ

B. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ

C. Cảm xúc của mẹ khi gặp được bé Hồng

D. Hình ảnh về người mẹ của bé Hồng

Câu 6. Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

A. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

B. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

C. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Câu 7. Đoạn văn trên không có câu chủ đề, đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

Câu 8. Từ ngữ nào diễn tả đúng nhất tâm địa bà cô của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ

A. Xấu xa, đê tiện

B. Lắm lời, thích phỉ báng

C. Hiểm độc và tàn nhẫn

D. Ghen ghét, nhẫn tâm

Câu 9. Cách hiểu nào đúng với tâm trạng bé Hổng được miêu tả trong câu văn: Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm...?

A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

B. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình

C. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 10. Câu văn Tôi cười dài trong tiếng khóc nói lên tâm trạng gì của bé Hồng?

A. Quá xót xa cho mẹ

B. Đau đớn và cảm thông vì yêu thương mẹ, căm giận những cổ tục đã đày đoạ mẹ của mình

C. Cố tình chế giễu người cô để che giấu việc mình đang khóc

D. Muốn người cô động lòng thương với mình và mẹ của mình

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về bé Hồng?

A. Sớm chịu nhiều khổ đau, mất mát

B. Tinh tế, nhạy cảm

C. Yêu thương mẹ sâu nặng

D. Đa cảm và không cởi mở

Câu 12.  Dòng nào dưới đây không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ

A. Giàu chất trữ tình

B. Sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc

C. Nghệ thuật châm biếm sắc sảo

D. Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?

b. Tìm những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau:

Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong trong ánh chớp, nhoáng nhoàng sáng loà và tiêhg sấm ì ầm lúc gần lúc xơ...

Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra, đóng vào rầm rầm.

(Theo Trần Hoài Dương)

Câu 2. Hãy nêu những điểm giống nhau của ba văn bản đã học: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. (5,0 điểm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. C

3. D

4. A

5. A

6. C

7. B

8. C

9. D

10. B

11. D

12. C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. Nêu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh:

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

b. Những từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn

- Từ tượng hình: nhoáng nhoàng, ngả nghiêng, nghiêng ngả.

- Từ tượng thanh: ầm ầm, xối xả, ì ầm, rầm rầm.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (4 điểm)

Vì sao nói: “Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri là bức thông điệp xanh về tình thương và sự sống của con người”?

Câu 2: (6 điểm)

Cảm nhận của em về trích đoạn Hai cây phong (Trích truyện Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

“Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri là bức thông điệp xanh về tình thương và sự sống của con người”, vì:

- Ca ngợi tình bạn thuỷ chung, cao quý giữa Xiu và Giôn-xi.

- Chiếc lá cuối cùng chính là hào quang toả sáng tấm lòng nhân đạo, ánh sáng của tình thương yêu mà bác Bơ-men đã dành cho cô bé Giôn-xi.

- Nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh sự sống của con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

Câu 2:

Cảm nhận về trích đoạn Hai cây phong (Trích truyện Người thầy đầu tiên -Ai-ma-tốp). Học sinh nêu được cảm xúc và suy nghĩ của mình về trích đoạn: Hai cây phong - bài ca nghĩa tình

- Cảm nhận được bức tranh cảnh sắc làng Ku-ku-rêu hùng vĩ, bao hiện lên thật gợi cảm, đầm ấm, đầy mến thương!

- Thấy được suy nghĩ, ấn tượng của tác giả, tình yêu quê hương chan hoà, gắn bó với tình thương nhớ hai cây phong lớn đầu làng.

+ Nhớ “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca dịu của hai cây phong”.

+ Nhớ đến dáng hình của hai cây phong, nhớ đến thân cây “nghiêng ngả”. Nhớ đến âm thanh “rì rào” của lá cành “lay động”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí 

B. Truyện ngắn

C. Văn nghị luận

D. Tùy bút

Câu 2: Đoạn trích Trong lòng mẹ được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Người kể ở đây là ai?

A. Bà cô 

B. Chú bé Hồng.

C. Mẹ của chú bé Hồng. 

D. Người họ nội của chú bé Hồng.

Câu 4: Dòng nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Giàu chất trữ tình.

B. Sử dụng nghệ thuật châm biếm.

C. Sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc.

D. Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

Câu 5: Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hiểu gì về bé Hồng?

A. Là một chú bé đầy khổ đau, mất mát.

B. Là một chú bé tinh tế, nhạy cảm.

C. Là một chú bé có tình yêu mẹ vô bờ bến.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 6: Dòng nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố?

A. Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc.

B. Sử dụng các biện pháp tu từ.

C. Xây dựng được các nhân vật điển hình.

D. Mỗi nhân vật có những ngôn ngữ riêng đặc sắc.

Câu 7: Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can:

“Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”thể hiện điều gì?

A. Thái độ kiêu căng.

B. Thái độ bất cần.

C. Thái độ không chịu khuất phục.

D. Cả A, B, c đều đúng.

Câu 8: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, nhà văn Ngô Tất Tố muốn gửi gắm tư tưởng gì?

A. Người nông dân có sức mạnh quật cường.

B. Quy luật tất yếu của cuộc sống: “Có áp bức là có đấu tranh”.

C. Bọn tay sai là nhừng kẻ bất nhân.

D. Nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội.

Câu 9: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thế loại nào?

A. Truyện dài.

B. Truyện vừa.

C. Truyện ngắn.

D. Tiểu thuyết.

Câu 10: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?

A. Số phận đau thương của người nông dân.

B. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người,

C. Phẩm chất cao quý của người nông dân.

D. Cả ba ý trên.

Câu 11: Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện các yếu tố nào trong tác phẩm?

A. Số phận đau thương của những nông dân nghèo trong xã hội phong kiến.

B. Phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ, cao qúy ở họ.

C. Thái độ yêu thương và trân trọng trước số phận đau thương người nông dân nghèo trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý của họ.

D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lý tài tình..

Câu 12: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì?

A. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến.

B. Là bằng chứng cảm động về tình cha con cao quý.

C. Thể hiện lòng tự trọng cao cả của lão Hạc.

D. Cả ba ý trên.

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của văn bản Trong lòngmẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc?

A. Giá trị hiện thực 

B. Giá trị nhân đạo

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Dòng nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bản diêm?

A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm.

B. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo,

C. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội không có tình người.

D. Cả ba ý trên.

Câu 15: Các mộng tưởng của em bé diễn ra qua các lần quẹt diêm theo trật tự nào sau đây?

A. Lò sưởi, bàn ăn, cầy thông Nô-en, hai bà cháu bay đi, người bà.

B. Người bà, hai bà cháu bay đi, cây thông Nô-en, bàn ăn, lò sưởi.

C. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi.

D. Bàn ăn, lò sưởi, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi.

Câu 16: “Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men”, vì:

A. Được vẽ y hệt.

B. Đem lại niềm tin, sự sống cho Giôn-xi.

C. Cụ Bơ-men nghĩ thế.

D. Chiếc lá rất đẹp.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Phân tích ý nghĩa hình tượng ngọn lửa của những que diêm trong truyện Cô bé bán diêm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Chọn và khoanh tròn phần trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Ý nào nói đúng nhất chủ đề văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh?

A. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

B. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” trong lần đầu tiên đến trường.

C. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường lần đầu tiên.

D. Tôi đi học tô đậm cảm giác vui sướng, rạng rỡ của nhân vật “tôi” và các bạn cùng lứa vào ngày khai trường đầu tiên.

Câu 2: Nhận định sau: “Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn” ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?

A. Tôi đi học.

B. Trong lòng mẹ.

C. Tức nước vỡ bờ.

D. Lão Hạc.

Câu 3: Nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong văn bản Lão Hạc là:

A. Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

B. Sử dụng các chi tiết cụ thể, sinh động để khắc hoạ nhân vật.

C. Cách kể tự nhiên, chân thực từ ngôi thứ nhất.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 4: Câu văn “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” giúp em hiểu gì về Giôn-xi?

A. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.

B. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.

C. Giôn-xi rất yêu thương Xiu.

D. Giôn-xi đang cố bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1. (4 điểm)

“Chương IV "Trong lòng mẹ" (Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng) rất chân thực và cảm động”. Bằng văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 2: (3 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của câu văn: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh...”do phép tu từ so sánh mang lại.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

1. C

2. D

3. D

4. A

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1:

* Yêu cầu cần đạt:

1. Hình thức:

- Trình bày bằng đoạn văn chứng minh.

- Vận dụng dẫn chứng trong văn bản để làm rõ ý kiến.

2. Nội dung:

a. Cảnh ngộ đầy bi kịch, đáng thương của bé Hồng:

- Những cay đắng, tủi nhục của bé Hồng trước sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của những người họ hàng bên nội. Tiêu biểu là người cô xấu xa tìm mọi cách để li gián tình mẹ con, “cố ý gieo rắc” vào đầu óc non nớt của đứa cháu “những hoài nghi”, khiến cho Hồng “khinh miệt và ruồng rẫy” mẹ mình.

- Nỗi đau đớn của bé Hồng: lòng “thắt lại”, khoé mắt “cay cay "nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”... trước những lời nói xúc xiểm của người cô về mẹ.

- Em thương mẹ, ghê sợ người cô độc ác, căm tức và căm thù những cổ tục tàn ác đã đày đoạ mẹ. Em muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

b. Hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ:

- Tiếng gọi mừng vui của tâm hồn trẻ thơ gặp lại mẹ sau một thời gian xa cách: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”.

- Những giây phút thiêng liêng khi được ôm ấp trong bàn tay ấm áp của người mẹ: Con "oà lên khóc nức nở”, mẹ “cũng sụt sùi theo”. Bé Hồng sung sướng “đùi áp đùi mẹ..., đầu ngả vào cánh tay mẹ…". Mẹ thân yêu của Hồng đâu có “rách rưới...xanh bủng... gầy rạc...” như người cô nói, trái lại “mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc”.

- Hạnh phúc tột độ của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ: sung sướng "đầu ngả vào cánh tay mẹ”, những “cảm giác ấm áp” mất đi nay lại “mơn man khắp da thịt”. Và em cảm nhận được: “Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Trần Quý Cáp. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF